BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM --------------- |
Số: 14/2004/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ III (2004-2007) CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Biên bản Hội đồng thẩm định chương trình ngày 15 tháng 3 năm 2003;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học.
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 – 2007) cho giáo viên Trung học cơ sở.
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các đơn vị hữu quan chỉ đạo biên soạn tài liệu bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng vụ Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ III (2004 – 2007) CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
(ban hành theo Quyết định số 14/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/05/2004của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ III (2004 – 2007) CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Về kiến thức
Học viên cần biết và hiểu:
- Mục tiêu, nội dung chương trình mới ở Trung học cơ sở; những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và cách đánh giá.
- Nội dung, cấu trúc và cách sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên mới của môn học.
- Một số vấn đề mới và khó trong chương trình sách giáo khoa mới Trung học cơ sở.
- Đặc điểm về hình thức, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
- Cách sử dụng đồ dùng dạy học môn học một cách hợp lý và hiệu quả.
- Cách lập hồ sơ, theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.
- Cách đánh giá học sinh để điều chỉnh quá trình hoạt động dạy học.
2. Về kỹ năng
Học viên có kỹ năng:
- Áp dụng được những hiểu biết của mình để lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa cấp Trung học cơ sở. Có kỹ năng thể hiện trên lớp một số kỹ thuật dạy học cụ thể theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên mới và hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả.
- Thiết kế bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới.
- Lập hồ sơ, theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh.
- Tự đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên để điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.
3. Về thái độ
- Tự giác, chủ động và hợp tác trong học tập bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Tích cực áp dụng các kiến thức và kỹ năng có được trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên để dạy tốt chương trình và sách giáo khoa mới.
II. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN CHO CÁC MÔN HỌC
Chương trình mỗi môn học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 – 2007) cho giáo viên Trung học cơ sở gồm 120 tiết, được chia thành 3 phần lớn:
Phần 1: Bồi dưỡng về lý luận giáo dục chung (30 tiết)
Phần Bồi dưỡng về lý luận giáo dục cung cấp cho cán bộ quản lý và giáo viên những lý luận nhận thức về chính trị, xã hội, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Giáo dục – Đào tạo.
Phần 2: Bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ (60 tiết)
Phần chuyên môn và nghiệp vụ ở hầu hết các môn học là 60 tiết được thiết kế thành 4 phần nhỏ, gồm 21 bài. Số môn khác như Vật lý, Tiếng Anh và môn Giáo dục công dân 20 bài.
Riêng môn Công nghệ có 75 tiết gồm 3 phân môn (Kinh tế gia đình, Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ thuật công nghiệp) cũng có 21 bài và môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có 45 tiết với 18 bài.
Nội dung từng môn học được trình bày cụ thể ở mục III
Phần 3: Bồi dưỡng những nội dung phù hợp với từng địa phương (30 tiết)
Phần này, dành cho địa phương (tỉnh/thành) tự tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho phù hợp với từng địa phương.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ III (2004 – 2007) PHẦN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO CÁC MÔN HỌC
1. Nội dung chương trình môn Toán học
Phần 1. Các bài giới thiệu
Bài 1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Toán…… 3 tiết
Bài 2. Chương trình môn Toán Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 3. Bộ tài liệu dạy học Toán cho từng lớp theo chương trình mới…… 3 tiết.
Phần 2. Những vấn đề chung và phương pháp dạy học tích cực, tương tác
Bài 4. Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Tạo tình huống có vấn đề, phát hiện vấn đề trong giờ dạy học…… 2 tiết
Bài 6. Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở môn Toán Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 7. Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học Toán cấp Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 8. Lập kế hoạch bài học để dạy học theo hướng phát huy tính tích cực…… 3 tiết
Bài 9. Đổi mới đánh giá trong dạy học môn Toán Trung học cơ sở…… 3 tiết.
Phần 3. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác vào một số nội dung cụ thể
Bài 10. Hình thành và phát triển một số kỹ năng cơ bản cần thiết cho học sinh trong quá trình dạy học Toán ở trường Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 11. Hình thành và vận dụng khái niệm toán học…… 3 tiết
Bài 12. Suy luận và chứng minh toán học…… 3 tiết
Bài 13. Liên hệ toán học với thực tế…… 3 tiết
Bài 14. Các vấn đề khó trong chương trình Toán Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 15. Sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên để dạy các tập hợp số…… 3 tiết
Bài 16. Sử dụng sách giáo khoa để dạy tương quan hàm số…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên, rèn luyện trí tưởng tượng không gian cho học sinh…… 3 tiết
Bài 18. Sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên để dạy Toán thống kê trong chương trình Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 19. Dạy học các bài tập tổng hợp…… 3 tiết.
Phần 4. Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử nghiệm và đánh giá dạy học tích cực trong môn Toán Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 21. Tổng kết việc giảng dạy và định ra các mục tiêu cần phát triển…… 2 tiết.
2. Nội dung chương trình môn Vật lý
Phần 1. Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên Trung học cơ sở môn Vật lý…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình mới của môn Vật lý Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên mới và các tài liệu học tập khác…… 2 tiết.
Phần 2. Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Đặc điểm của dạy học tích cực và tương tác…… 3 tiết
Bài 5. Làm việc theo cặp và theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Gợi mở thông tin, đặt câu hỏi và thảo luận…… 3 tiết
Bài 7. Làm và sử dụng dụng cụ thí nghiệm Vật lý…… 6 tiết
Bài 8. Lập kế hoạch bài học và sử dụng sách giáo viên…… 3 tiết
Bài 9. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác.
Bài 10. Các kỹ năng chính trong dạy học Vật lý ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 11. Thu thập thông tin trong dạy học Vật lý…… 2 tiết
Bài 12. Xử lý thông tin trong dạy học Vật lý…… 2 tiết
Bài 13. Truyền đạt thông tin trong dạy học Vật lý…… 3 tiết
Bài 14. Sử dụng sách giáo khoa và sách giao viên mới để dạy phần Cơ học - Nhiệt học …… 4 tiết
Bài 15. Sử dụng sách giao khoa và sách giáo viên mới để dạy học phần Điện học, Điện từ…… 4 tiết
Bài 16. Sử dụng sách giáo khoa và sách giao viên mới để dạy phần Quang học…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng sách giao khoa và sách giáo viên mới để dạy phần Sự bảo toàn năng lượng…… 3 tiết
Bài 18. Quan điểm tích hợp trong chương trình Vật lý Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 19. Thử nghiệm và đánh giá học tập tích cực…… 3 tiết
Bài 20. Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu phát triển tiếp theo…… 2 tiết
3. Nội dung chương trình môn Hóa học
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho môn Hóa học…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình Hóa học Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực
Bài 4. Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Làm việc theo cặp và theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Dạy học theo phương pháp vấn đáp tìm tòi… 2 tiết
Bài 7. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề…… 2 tiết
Bài 8. Lập kế hoạch bài học, sử dụng sách giáo viên Hóa học…… 3 tiết
Bài 9. Đánh giá dạy và học…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Bài 10. Các kỹ năng chính trong học tập Hóa học ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 11. Truyền đạt thông tin trong dạy học Hóa học…… 3 tiết
Bài 12. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học…… 3 tiết
Bài 13. Thí nghiệm thực hành Hóa học…… 3 tiết
Bài 14. Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn…… 3 tiết
Bài 15. Ý nghĩa, cấu trúc, các loại hình bài tập trong sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học…… 3 tiết
Bài 16. Hình thành và vận dụng khái niệm Hóa học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 17. Dạy học bài lý thuyết Hóa học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 18. Dạy học bài luyện tập Hóa học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 19. Dạy học bài ôn tập theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử nghiệm và đánh giá học tập tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu phát triển tiếp theo…… 2 tiết
4. Nội dung chương trình môn Sinh học
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên Sinh học Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình Sinh học mới của Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học Trung học cơ sở mới…… 2 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Phương pháp dạy học tích cực trong môn Sinh học Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Phát triển dạy học đặt và giải quyết vấn đề trong môn Sinh học…… 3 tiết
Bài 6. Phương pháp học tập hợp tác trong nhóm nhỏ…… 3 tiết
Bài 7. Phương pháp vấn đáp tìm tòi và việc nâng cao chất lượng các câu hỏi…… 3 tiết
Bài 8. Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực
Bài 9. Phát triển kỹ năng học tập tích cực trong môn Sinh học…… 3 tiết
Bài 10. Sử dụng các phương tiện dạy học trong giảng dạy Sinh học…… 3 tiết
Bài 11. Sử dụng môi trường như nguồn lực trong dạy học Sinh học ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 12. Khai thác thông tin trong dạy học Sinh học…… 3 tiết
Bài 13. Lập kế hoạch bài học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 14. Đổi mới khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh…… 3 tiết
Bài 15. Tích hợp các nội dung phù hợp trong dạy học Sinh học…… 3 tiết
Bài 16. Dạy một số vấn đề khó và mới trong sách giáo khoa Sinh học 6…… 3 tiết.
Bài 17. Dạy một số vấn đề khó và mới trong sách giáo khoa Sinh học 7…… 3 tiết.
Bài 18. Dạy một số vấn đề khó và mới trong sách giáo khoa Sinh học 8…… 3 tiết.
Bài 19. Dạy một số vấn đề khó và mới trong sách giáo khoa Sinh học 9…… 3 tiết.
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử nghiệm và đánh giá học tập tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu phát triển tiếp theo…… 2 tiết
5. Nội dung chương trình môn Công nghệ
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình Trung học cơ sở mới môn Công nghệ …… 2 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách giáo khoa và sách giáo viên theo chương trình mới và các tài liệu dạy học môn Công nghệ Trung học cơ sở …… 2 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Các đặc điểm của dạy học tích cực, tương tác và vai trò của giáo viên…… 3 tiết
Bài 5. Làm việc theo cặp và theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Phương pháp dạy học vấn đáp, tìm tòi, phát hiện vấn đề trong môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 7. Dạy học giải quyết vấn đề trong môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 8. Thiết bị dạy học môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 9. Lập kế hoạch bài học và sử dụng sách giáo viên…… 3 tiết
Bài 10. Đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 11. Hướng dẫn một số kỹ năng thực hành cơ bản trong môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 12. Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 13. Hướng dẫn thực hiện tham quan ngoại khóa môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 14. Những nội dung mới và khó trong chương trình Công nghệ…… 9 tiết
Bài 15. Hướng dẫn giảng dạy nội dung mới và khó trong phân môn Kinh tế gia đình lớp 6, lớp 9…… 4 tiết
Bài 16. Hướng dẫn giảng dạy nội dung mới và khó trong phân môn Kỹ thuật nông nghiệp lớp 7, lớp 9…… 4 tiết
Bài 17. Hướng dẫn giảng dạy nội dung mới và khó trong phân môn Kỹ thuật Công nghiệp lớp 8, lớp 9…… 4 tiết
Bài 18. Thực hành giảng dạy những nội dung mới, khó môn Công nghệ…… 9 tiết
Bài 19. Vận dụng tiếp cận tích hợp trong dạy học môn Công nghệ…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử nghiệm và đánh giá dạy học tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu tiếp theo…… 2 tiết
6. Nội dung chương trình môn Ngữ văn
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Ngữ văn…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn Trung học cơ sở…… 2 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực và tích hợp
Bài 4. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực. Vai trò của người giáo viên…… 3 tiết
Bài 5. Hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp, nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Khai thác thông tin và đặt câu hỏi thảo luận…… 3 tiết
Bài 7. Sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Ngữ văn…… 3 tiết
Bài 8. Lập kế hoạch dạy học…… 3 tiết
Bài 9. Đánh giá kết quả dạy học Ngữ văn và theo dõi quá trình học tập của học sinh…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực và tích hợp
Bài 10. Dạy học theo định hướng tích cực và tích hợp trong bộ môn Ngữ văn…… 3 tiết
Bài 11. Cách tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng nghe…… 3 tiết
Bài 12. Cách tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng nói…… 3 tiết
Bài 13. Cách tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng đọc…… 3 tiết
Bài 14. Cách tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng viết…… 3 tiết
Bài 15. Dạy các văn bản theo phương thức tự sự…… 3 tiết
Bài 16. Dạy các văn bản theo phương thức trữ tình…… 3 tiết
Bài 17. Dạy các văn bản nghị luận…… 3 tiết
Bài 18. Dạy từ ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn…… 3 tiết
Bài 19. Dạy ngữ pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử nghiệm và đánh giá việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tích hợp…… 3 tiết
Bài 21. Tổng kết học tập bồi dưỡng thường xuyên và định ra mục tiêu phát triển tiếp theo…… 2 tiết
7. Nội dung chương trình môn Lịch sử
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Lịch sử…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình mới môn Lịch sử - các mục tiêu tổng quát…… 2 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách giáo khoa mới, sách hướng dẫn giáo viên Lịch sử Trung học cơ sở…… 2 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Tổng quan về dạy học tích cực và tương tác trong môn Lịch sử ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Tổ chức học sinh làm việc theo cặp và nhóm để dạy học Lịch sử…… 3 tiết
Bài 6. Sử dụng các nguồn sử liệu, phương tiện dạy học Lịch sử…… 3 tiết
Bài 7. Lập kế hoạch bài học Lịch sử…… 3 tiết
Bài 8. Đánh giá việc học và học Lịch sử…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 9. Dạy học nêu vấn đề bài “Thời đại dựng nước: Văn lang – Âu Lạc”…… 3 tiết
Bài 10. Thu thập tài liệu, thảo luận bài “Truyền thống và thành tựu văn hóa dân tộc” (Từ thời kỳ dựng nước đến giữa thế kỳ XIX)…… 3 tiết
Bài 11. Sử dụng các kiến thức đã học để ôn tập, tổng kết: “Công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỳ XIX”…… 3 tiết
Bài 12. Sử dụng các nguồn kiến thức liên môn như một nguồn lực để tìm hiểu bài: “Việt Nam trên con đường đổi mới” (Từ 1996 đến nay)…… 3 tiết
Bài 13. Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để dạy và học phần “Văn hóa cổ Trung đại Thế giới: (lớp 6)…… 3 tiết
Bài 14. Các hoạt động phát hiện và thảo luận trong dạy học phần “Cách mạng Tư sản thời cận đại: (lớp 8)…… 3 tiết
Bài 15. Sử dụng kiến thức liên môn, kênh hình để dạy, học bài “Sự phát triển của Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ II” (lớp 9)…… 3 tiết
Bài 16. Áp dụng phương pháp dạy, học tích cực và tương tác để lập kế hoạch bài học “Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta” (lớp 6)…… 3 tiết
Bài 17. Dạy bài “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40” bằng các hoạt động phát hiện và thảo luận…… 3 tiết
Bài 18. Hoạt động, phát hiện, thảo luận để dạy học bài: “Cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 (lớp 8)…… 3 tiết
Bài 19. Sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo, kênh hình, thảo luận trong dạy học bài: “Các quốc gia cổ đại phương Đông” (lớp 6)…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử nghiệm và đánh giá phương pháp dạy học tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu cần phát triển…… 2 tiết
8. Nội dung chương trình môn Địa lý
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Địa lý…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình mới môn Địa lý: Mục tiêu, nội dung, cấu trúc…… 2 tiết
Bài 3. Giới thiệu chung về các tài liệu dạy học Địa lý lớp 6 Trung học cơ sở …… 2 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Tổng quan về dạy học môn Địa lý theo phương pháp dạy học tích cực…… 3 tiết
Bài 5. Tổ chức học sinh học tập Địa lý theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Vận dụng phương pháp vấn đáp và thảo luận trong dạy học Địa lý…… 3 tiết
Bài 7. Phương pháp và hình thức tổ chức ngoài thực địa…… 3 tiết
Bài 8. Lập kế hoạch bài học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 9. Đánh giá kết quả học tập của học sinh. Lưu giữ hồ sơ dạy học…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Bài 10. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề…… 3 tiết
Bài 11. Các kỹ năng Địa lý chính…… 3 tiết
Bài 12. Cách sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý theo phương pháp tích cực…… 4 tiết
Bài 13. Đọc và thảo luận văn bản trong sách giáo khoa Địa lý…… 3 tiết
Bài 14. Sử dụng và khai thác kênh hình trong dạy học Địa lý…… 3 tiết
Bài 15. Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 6 để dạy phần “Khí hậu”…… 3 tiết
Bài 16. Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 7 để dạy phần “Thành phần nhân văn của môi trường”…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng và khai thác kênh hình sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 8 để dạy phần “Khí hậu – Sông ngòi của Các miền địa lý tự nhiên Việt Nam”…… 2 tiết
Bài 18. Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 9 để dạy Địa lý kinh tế Việt Nam…… 3 tiết
Bài 19. Vấn đề tích hợp trong dạy học Địa lý…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thiết kế giáo án, dạy thử nghiệm và tự đánh giá theo nhóm…… 4 tiết
Bài 21. Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu cần phát triển…… 2 tiết
9. Nội dung chương trình môn Âm nhạc
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên môn Âm nhạc…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình môn Âm nhạc Trung học cơ sở mới…… 2 tiết
Bài 3. Sách giáo khoa và tài liệu dạy học môn Âm nhạc Trung học cơ sở…… 2 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực
Bài 4. Những vấn đề chung về dạy học tích cực và tương tác trong môn Âm nhạc…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Âm nhạc
Bài 5. Dùng lời trong dạy học học âm nhạc…… 3 tiết
Bài 6. Sử dụng phương tiện trong dạy học âm nhạc…… 3 tiết
Bài 7. Xây dựng kế hoạch bài học âm nhạc…… 3 tiết
Bài 8. Rèn luyện kỹ năng thể hiện bài hát hành khúc…… 3 tiết
Bài 9. Rèn luyện kỹ năng thể hiện bài hát trữ tình…… 3 tiết
Bài 10. Rèn luyện kỹ năng thể hiện bài hát nhanh, vui…… 3 tiết
Bài 11. Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc…… 3 tiết
Bài 12. Rèn luyện kỹ năng đọc nhạc…… 3 tiết
Bài 13. Thực hành đệm và dàn dựng bài hát hành khúc…… 3 tiết
Bài 14. Thực hành đệm bài hát trữ tình…… 3 tiết
Bài 15. Thực hành dàn dựng bài hát trữ tình…… 3 tiết
Bài 16. Thực hành đệm bài hát nhanh, vui…… 3 tiết
Bài 17. Thực hành dàn dựng bài hát nhanh, vui…… 3 tiết
Bài 18. Dạy hát theo hướng PHTTC, hình thành năng lực thẩm mỹ Âm nhạc ở học sinh…… 3 tiết
Bài 19. Đổi mới phương pháp dạy nhạc lý và tập đọc nhạc…… 3 tiết
Bài 20. Đổi mới phương pháp dạy Âm nhạc thường thức…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 21. Tự đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên môn Âm nhạc…… 2 tiết
10. Nội dung chương trình môn Mỹ thuật
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Mỹ thuật…… 3 tiết
Bài 2. Chương trình Mỹ thuật mới ở Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên môn Mỹ thuật ở Trung học cơ sở…… 2 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực và vai trò của giáo viên…… 3 tiết
Bài 5. Làm việc theo cặp và theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Khêu gợi thông tin, đặt câu hỏi và thảo luận…… 3 tiết
Bài 7. Sử dụng môi trường như một nguồn lực, làm và sử dụng đồ dùng dạy học…… 3 tiết
Bài 8. Lập kế hoạch bài học và sử dụng sách giáo viên môn Mỹ thuật ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 9. Đánh giá dạy và học môn Mỹ thuật – Theo dõi tiến triển và lưu giữ hồ sơ…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực
Bài 10. Các kỹ năng chính trong môn Mỹ thuật…… 3 tiết
Bài 11. Các hoạt động để phát triển kỹ năng trong vẽ theo mẫu …… 3 tiết
Bài 12. Các hoạt động để phát triển kỹ năng trong vẽ trang trí…… 3 tiết
Bài 13. Các hoạt động để phát triển kỹ năng trong vẽ trang (đề tài)…… 3 tiết
Bài 14. Các hoạt động để phát triển kỹ năng trong thường thức Mỹ thuật…… 3 tiết
Bài 15. Sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên các lớp 6, 7, 8, 9 để dạy phần về theo mẫu…… 3 tiết
Bài 16. Sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên mới các lớp 6, 7, 8, 9 để dạy phần vẽ trang trí…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên mới các lớp 6, 7, 8, 9 để dạy phần vẽ trang đề tài…… 3 tiết
Bài 18. Sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên mới các lớp 6, 7, 8, 9 để dạy phần giới thiệu Mỹ thuật…… 3 tiết
Bài 19. Tích hợp bộ môn theo chủ điểm …… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử nghiệm và đánh giá dạy và học tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Tổng kết việc dạy học và định ra các mục tiêu phát triển tiếp theo…… 2 tiết
11. Nội dung chương trình môn Thể dục
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III của môn Thể dục…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình mới của môn Thể dục bậc Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách hướng dẫn giáo viên mới và các tài liệu học tập khác (lớp 6, 7)…… 3 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực và tương tác; vai trò của giáo viên…… 3 tiết
Bài 5. Một số phương pháp tổ chức tập luyện thể dục có hiệu quả…… 2 tiết
Bài 6. Những điều kiện thực thi chương trình mới của môn Thể dục Trung học cơ sở và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đồ dùng dạy học…… 3 tiết
Bài 7. Lập kế hoạch bài dạy và sử dụng sách hướng dẫn giáo viên…… 3 tiết
Bài 8. Đánh giá kết quả dạy học và các kỹ năng vận động cơ bản của học sinh cần đạt được qua môn Thể dục…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Bài 9. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy đội hình đội ngũ…… 3 tiết
Bài 10. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy thể dục…… 3 tiết
Bài 11. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy trò chơi vận động…… 3 tiết
Bài 12. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy chạy nhanh…… 3 tiết
Bài 13. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy chạy bền…… 3 tiết
Bài 14. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy nhảy xa…… 3 tiết
Bài 15. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy nhảy cao…… 3 tiết
Bài 16. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy ném bóng…… 3 tiết
Bài 17. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy các môn tự chọn…… 3 tiết
Bài 18. Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh vào bài học…… 3 tiết
Bài 19. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Thể dục…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thực hành lập kế hoạch và dạy một bài cụ thể…… 3 tiết
Bài 21. Đánh giá kết quả học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên…… 2 tiết
12. Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình mới môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 3. Giới thiệu sách giáo khoa mới, sách hướng dẫn giáo viên và các tài liệu dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 4. Một số vấn đề về giá trị và năng lực của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước…… 3 tiết
Bài 5. Một số vấn đề về mối quan hệ giữa đạo đức, văn hóa và pháp luật…… 3 tiết
Bài 6. Một số điều luật mới liên quan đến nội dung dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Phần 2: Phương pháp dạy và học tích cực, tương tác
Bài 7. Những định hướng đổi mới dạy học phát huy tính tích cực…… 3 tiết
Bài 8. Sưu tầm, chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 9. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế…… 3 tiết
Phần 3: Áp dụng phương pháp dạy và học tích cực
Bài 10. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 11. Lập kế hoạch bài học…… 3 tiết
Bài 12. Phương pháp hoạt động nhóm trong dạy và học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 13. Phương pháp đóng vai trong dạy và học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 14. Phương pháp phát hiện và khám phá trong dạy học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 15. Phương pháp xác định giá trị trong dạy học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 16. Phương pháp trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 17. Mối quan hệ giữa môn Giáo dục công dân và chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 18. Những yêu cầu đối với giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Phần 4: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 19. Viết tiểu luận sau khóa bồi dưỡng thường xuyên…… 3 tiết
Bài 20. Tự đánh giá và xây dựng kế hoạch hoàn thiện sau khóa bồi dưỡng thường xuyên…… 3 tiết
13. Nội dung chương trình môn Tiếng Anh
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III giáo viên Trung học cơ sở môn tiếng Anh …… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa mới và các tài liệu bổ trợ môn tiếng Anh Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 3. Quan điểm về phương pháp mới trong giảng dạy, học tập tiếng Anh Trung học cơ sở…… 3 tiết
Phần 2: Dạy Tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp
Bài 4. Giới thiệu ngữ liệu mới…… 3 tiết
Bài 5. Giới thiệu ngữ liệu trong sách giáo khoa…… 3 tiết
Bài 6. Cách dạy từ vựng…… 3 tiết
Bài 7. Thực hành nói…… 3 tiết
Bài 8. Thực hành nói trong sách giáo khoa…… 3 tiết
Bài 9. Đóng vai và sử dụng hội thoại…… 3 tiết
Bài 10. Tổ chức các hoạt động trên lớp…… 3 tiết
Bài 11. Cách dạy kỹ năng nghe…… 3 tiết
Bài 12. Cách dạy kỹ năng nghe trong sách giáo khoa…… 3 tiết
Bài 13. Cách dạy đọc…… 3 tiết
Bài 14. Cách dạy đọc trong sách giáo khoa…… 3 tiết
Bài 15. Cách dạy viết…… 3 tiết
Bài 16. Sử dụng thiết bị dạy học một cách hiệu quả…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trên lớp một cách hợp lý…… 3 tiết
Bài 18. Xây dựng một giáo án…… 3 tiết
Phần 3: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 19. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh…… 3 tiết
Bài 20. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm giảng dạy…… 3 tiết
14. Nội dung chương trình môn giáo dục Ngoài giờ lên lớp
Phần 1: Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, phần: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 2. Giới thiệu chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…… 3 tiết
Bài 3. Về sách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…… 3 tiết
Phần 2: Phương pháp hoạt động tích cực – tương tác và áp dụng
Bài 4. Hoạt động tích cực – tương tác của học sinh…… 4 tiết
Bài 5. Hoạt động dã ngoại cắm trại…… 2 tiết
Bài 6. Hoạt động trò chơi…… 3 tiết
Bài 7. Tổ chức hội thi trong trường Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 8. Hoạt động kể chuyển…… 2 tiết
Bài 9. Hoạt động câu lạc bộ…… 3 tiết
Bài 10. Hoạt động múa hát tập thể…… 2 tiết
Bài 11. Hoạt động thể dục thể thao…… 2 tiết
Bài 12. Hoạt động lao động công ích…… 2 tiết
Bài 13. Hoạt động nhân đạo, từ thiện…… 2 tiết
Bài 14. Hoạt động tại các điểm vui chơi…… 2 tiết
Bài 15. Hoạt động giáo dục truyền thống…… 2 tiết
Bài 16. Hoạt động hè…… 2 tiết
Phần 3: Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 17. Thử nghiệm và đánh giá hoạt động tích cực…… 3 tiết
Bài 18. Tự đánh giá và thu hoạch của giáo viên…… 2 tiết
15. Nội dung chương trình dành cho địa phương
1. Giáo dục bảo vệ môi trường
Phần 1: Những vấn đề chung
Bài 1. Một số kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường…… 3 tiết
Bài 2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 3. Thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và dạy thử…… 3 tiết
Phần 2: Các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường dành cho giáo viên cấp Trung học cơ sở
Bài 4. Sự nóng lên toàn cầu…… 3 tiết
Bài 5. Mưa axit…… 3 tiết
Bài 6. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng…… 3 tiết
Bài 7. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…… 3 tiết
Bài 8. Bảo vệ đa dạng sinh học…… 3 tiết
Bài 9. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững…… 3 tiết
Bài 10. Rác thải sinh hoạt…… 3 tiết
Bài 11. Năng lượng sử dụng trong gia đình…… 3 tiết
Bài 12. Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp…… 3 tiết
Bài 13. Ô nhiễm môi trường nông thôn…… 3 tiết
Bài 14. Ô nhiễm môi trường thành phố …… 3 tiết
Bài 15. Ô nhiễm môi trường làng nghề…… 3 tiết
Bài 16. Tổ chức tham quan, nghiên cứu môi trường địa phương…… 3 tiết
Bài 17. Tổ chức hội thi hoặc trò chơi giáo dục bảo vệ môi trường…… 3 tiết
Bài 18. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lý…… 3 tiết
Bài 19. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Sinh học…… 3 tiết
Bài 20. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
2. Giáo dục phòng chống ma túy
Phần 1: Những hiểu biết cơ bản về ma túy và lạm dụng ma túy
Bài 1. Khái niệm ma túy…… 3 tiết
Bài 2. Nguyên nhân và tác hại của lạm dụng, nghiện ma túy và chất gây nghiện…… 3 tiết
Bài 3. Một số quy định pháp chế về ma túy và giáo dục phòng chóng ma túy trong trường học…… 3 tiết
Phần 2: Giáo dục phòng chống ma túy trong trường Trung học cơ sở
Bài 4. Tích hợp giáo dục phòng chống ma túy trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục phòng chống ma túy và tổ chức dạy thử…… 3 tiết
IV. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải thích chương trình
1.1 Phương hướng chung của chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên Trung học cơ sở của các môn học là:
- Lấy đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của chương trình trong mối quan hệ tổng thể giữa nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá.
- Kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ gắn liền với bồi dưỡng triển khai chương trình, sách giáo khoa mới của các bộ môn ở cấp Trung học cơ sở.
1.2 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên của mỗi môn học gồm 120 tiết được chia thành 3 phần lớn:
- Phần lý luận giáo dục 30 tiết.
- Phần chuyên môn nghiệp vụ gồm 60 tiết, riêng môn Công nghệ 75 tiết, môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp 45 tiết.
Hai phần trên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn chương trình và tài liệu.
- Phần dành cho địa phương 30 tiết. Phần này do địa phương tự tổ chức biên soạn chương trình và tài liệu cho phù hợp với yêu cầu của mình. Một số nội dung tự chọn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình và tài liệu (Giáo dục môi trường, Phòng chóng ma túy…) các địa phương có thể tham khảo để lựa chọn sử dụng.
1.3 Phần chuyên môn nghiệp vụ của mỗi môn học được phân bổ thành 4 phần nhỏ, gồm 21 bài (riêng môn Vật lý, Tiếng anh và môn Giáo dục công dân 20 bài, môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp 18 bài), mỗi bài 3 tiết (một số ít bài ở mỗi môn học được phân 2 tiết hoặc 4 tiết là do nội dung của các bài đó ít hơn hoặc nhiều hơn). Các phần và các bài trong các bộ môn hầu hết được sắp xếp như sau:
Phần 1. Các bài giới thiệu: Từ bài 1 đến bài 3.
Phần 2. Phương pháp dạy học tích cực và tương tác: Từ bài 4 đến bài 8 hoặc bài 9.
Phần 3. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác: Từ bài 9 hoặc 10 đến bài 19.
Phần 4. Thực hành và đánh giá giảng dạy: Bài 20 và 21.
Riêng bộ môn tiếng Anh và Giáo dục ngoài giờ lên lớp được chia thành 3 phần nhỏ và các bài được sắp xếp như sau:
Phần 1. Các bài giới thiệu: Bài 1, 2 và 3.
Phần 2. Phương pháp hoạt động tích cực, tương tác và áp dụng: môn Tiếng Anh từ bài 4 đến bài 18; môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp từ bài 4 đến bài 16
Phần 3. Thực hành và đánh giá giảng dạy: môn tiếng Anh bài 19 và bài 20: môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp bài 17 và bài 18.
Các bài được sắp xếp như trên, nhưng khi thực hiện không nhất thiết phải theo trình tự. Tuy nhiên, khi thực hiện phải dảm bảo những vấn đề chung trước, còn những bài về phần áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác có thể sắp xếp lại cho phù hợp trong quá trình dạy học.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình
2.1 Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên của chu kỳ III:
- Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên trong chu kỳ này là lấy việc tự học của người học là chính, qua đó giúp học viên chủ động, tự giác học tập dựa vào tài liệu hướng dẫn.
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên của chu kỳ III được tiến hành theo các hình thức sau:
+ Tự học có tài liệu và các phương tiện hỗ trợ
+ Tự học có sự hỗ trợ của đồng nghiệp
+ Tự học có hướng dẫn của giảng viên
+ Tự học kết hợp với thảo luận nhóm tại trường
+ Tự học có giải đáp thắc mắc khi có nhu cầu
- Trong những hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên trên, hình thức tự học là quan trọng nhất, vì nó tạo cơ hội cho học viên tự nghiên cứu, tự quan sát, tự phát hiện và áp dụng thiết kế bài học và dạy thử tại trường.
- Học tập theo hình thức tự học và tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu, tự trả lời câu hỏi, tự viết bài tóm tắt vào vở học tập những nội dung cần thiết, những vấn đề còn vướng mắc để đưa ra thảo luận nhóm và tự vận dụng những kết quả học tập vào thực tế giảng dạy mà không cần có giảng viên.
- Phần lớn thời lượng bố trí trong từng bài học của các môn học để tập trung vào việc trao đổi với đồng nghiệp và thảo luận trong nhóm chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, dạy thử, xem băng hình… Còn các hoạt động học tập cá nhân phải được học viên chủ động chuẩn bị chu đáo theo các nội dung và các hoạt động đã quy định trong từng bài học trước khi trao đổi, thảo luận, dự giờ…
- Những bài có nội dung liên quan với nhau có thể sắp xếp theo cụm bài phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, hoặc những bài thực hành áp dụng cho học sinh ở lớp mình, cần được sắp xếp theo những thời điểm thích hợp để thực hiện có hiệu quả.
- Để đảm bảo học tập có hiệu quả, mỗi cá nhân và nhóm chuyên môn cùng với Ban giám hiệu nhà trường cần thống nhất xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho toàn khóa, cho từng năm, từng quý, từng tháng, và từng tuần, tạo điều kiện cho học viên chủ động, phát huy tính tự giác, sáng tạo trong quá trình học tập bồi dưỡng và vận dụng vào thực tế, đề xuất được những vấn đề mới trong công tác giảng dạy bộ môn.
- Các trường cần bố trí 1 – 2 buổi / tuần học tập bồi dưỡng thường xuyên, có thể kết hợp với bồi dưỡng chuyên môn. Lấy trường Trung học cơ sở là đơn vị bồi dưõng, Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó phụ trách chuyên môn trực tiếp tổ chức, quản lý học tập theo hướng dẫn của cơ qan quản lý cấp trên và kế hoạch của nhà trường.
- Ngoài việc học tập cá nhân, học tập nhóm chuyên môn các địa phương có thể tổ chức các lớp tập trung toàn trường, cụm trường để giảng viên sư phạm, cán bộ chuyên môn hoặc đội ngũ giáo viên cốt cán giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách tự học, cách vận dụng kiến thức đã học, cách đánh giá, cách lưu giữ hồ sơ tài liệu học tập… Trường hợp không thể tổ chức được lớp tập trung có thể làm văn bản hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và chuyển cho học viên, nhóm chuyên mô, hoặc các trường có học viên tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên.
- Phần dạy thử tại trường, có thể cá nhân dạy và tự rút kinh nghiệm, nhưng tốt hơn là nên bố trí thời gian thích hợp để cả nhóm cùng dự.
- Bài tập phát triển kỹ năng là công việc cuối cùng khi học xong 1 bài. Bài tập phát triển kỹ năng tạo cơ hội để người học vận dụng những điều đã học vào thực tế.
2.2. Đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên
Đây là khâu quan trọng giúp cho việc đánh giá kết quả học tập một cách tự giác, để điều chỉnh cách học của bản thân.
- Các hình thức đánh giá kết quả học tập được sử dụng trong bồi dưỡng thường xuyên là:
+ Đánh giá qua sản phẩm/ hồ sơ học tập của học viên (các bài viết, kế hoạch học tập, các bài soạn, phiếu dự giờ, các sản phẩm tự làm…)
+ Đánh giá qua các câu hỏi trắc nghiệm
+ Đánh giá qua các hoạt động: thực hành giảng dạy, phỏng vấn, thảo luận nhóm, dự giờ, viết thu hoạch, áp dụng vào thực tế dạy học bộ môn…
+ Đánh giá qua thi giáo viên dạy giỏi
- Người tham gia đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên là:
+ Học viên tự đánh giá két quả học tập của mình thông qua các bài viết về kế hoạch bài học, và áp dụng các bài học đó vào giảng dạy trực tiếp ở lớp mình, qua phiếu dự giờ, qua các tiết dạy thử lại trường…
+ Đồng nghiệp tham gia đánh giá kết quả học tập của nhau thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận nhóm, qua hồ sơ, tài liệu, sản phẩm trưng bày…
+ Cán bộ quản lý, giảng viên tham gia đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua hồ sơ học tập của học viên, sổ theo dõi, phiếu dự giờ, thăm lớp của Hiệu trưởng; bài thi / kiểm tra trên lớp học và thông qua thực hành soạn giảng tại trường.
- Trong các hình thức đánh giá trên, thì hình thức tự đánh giá là quan trọng nhất trong bồi dưỡng thường xuyên của chu kỳ này, vì học viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên thực chất là tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên. Do đó học viên phải tự đánh giá kết quả học tập của mình, từ đó điều chỉnh quá trình tự học giúp cho việc học tập tốt hơn.
- Phần bồi dưỡng dành cho địa phương: phần này các địa phương cần phải chủ động tổ chức xây dựng chương trình và tài liệu phù hợp với tình hình, đặc điểm và nhu cầu của từng địa phương mình.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.