ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1342/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 31 tháng 7 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN KIẾN NGHỊ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH BẠC LIÊU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 173/TTr-SLĐTBXH ngày 27 tháng 6 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa 02 (hai) thủ tục hành chính trong lĩnh vực người có công, thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2018, kèm phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, báo cáo kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1342/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu)
1. Thủ tục: Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ
Thay thế Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên bằng tóm tắt bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên.
Lý do: Tại điểm b, khoản 2, Điều 20 Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân quy định: Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên, trường hợp phẫu thuật phải có thêm phiếu phẫu của bệnh viện cấp huyện trở lên, điều này gây khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí đi lại cho người dân trong quá thực hiện thủ tục hành chính vì để sao y được bệnh án điều trị vết thương tái phát người dân phải đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để xin giấy giới thiệu thì bệnh viện mới chấp thuận việc sao y.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu hóa mẫu đơn “Đơn đề nghị giám định lại thương tật”
Lý do: Tại điểm a, khoản 2, Điều 20 Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân quy định: Đơn đề nghị giám định lại thương tật, tuy nhiên mẫu đơn vẫn chưa được mẫu hóa vì vậy gây khó khăn cho người dân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính này vì trong quá trình viết đơn đối tượng thực hiện thủ tục hành chính không thể hiện được rõ nội dung họ mong muốn hoặc chưa đúng yêu cầu về nội dung của cơ quan giải quyết.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b, khoản 2, Điều 20 Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
- Mẫu hóa mẫu đơn “Đơn đề nghị giám định lại thương tật”
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.449.300 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.793.900 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.655.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,2%.
2. Thủ tục: Sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thành phần hồ sơ
Trong thành phần hồ sơ có quy định: “Đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ người có công (mẫu HS5) kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin”
Đề nghị sửa đổi, bổ sung, quy định cụ thể hơn các giấy tờ để làm căn cứ đính chính thông tin là những giấy tờ gì.
Lý do: Tại điểm b, khoản 3, Điều 48 Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ quy định thành phần hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đính chính thông tin HS5 kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin. Tuy nhiên các giấy tờ làm căn cứ gồm các loại giấy tờ gì thì chưa được quy định cụ thể, điều này gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời dễ gây phát sinh hồ sơ và chi phí thực hiện.
2.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi điểm b, khoản 3, Điều 48 Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 161.319.750 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 121.930.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 39.389.250 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,4%.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.