ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1338/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 12 tháng 9 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KHEN THƯỞNG PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tại Tờ trình số 234/TTr-BTĐKT ngày 09/9/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Giao Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy hướng dẫn triển khai Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Quy chế này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, nội dung, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự thủ tục, hồ sơ khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Quy chế này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân: Các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các hội quần chúng, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; các công ty, doanh nghiệp; các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Nguyên tắc khen thưởng
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
NỘI DUNG, TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN KHEN THƯỞNG
Điều 4. Nội dung phong trào thi đua “Dân vận khéo”
1. Về lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội:
Vận động tốt phong trào thi đua phát triển sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng xã hội học tập... cụ thể như: Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả cao, bền vững, nâng cao thu nhập cho người lao động; sáng tạo, tiết kiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; nổi bật trong phong trào thi đua tham gia xây dựng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà tình thương”, “Nhà đại đoàn kết”, xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, hiến đất làm các công trình phúc lợi công cộng, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, tham gia bảo vệ môi trường, công tác nhân đạo, từ thiện, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng; công tác vận động quần chúng, hòa giải ở cơ sở...
2. Lĩnh vực Quốc phòng - An ninh:
Vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ an ninh biên giới biển đảo; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đơn vị, địa bàn an toàn; các khu dân cư không có tệ nạn xã hội; xây dựng và phát triển các loại hình tự quản, ý thức tự quản trong cộng đồng dân cư, đơn vị...
3. Xây dựng hệ thống chính trị:
Vận động các tổ chức, cá nhân tích cực trong việc xây dựng và củng cố, kiện toàn các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hội quần chúng trong sạch, vững mạnh; vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên....
Điều 5. Tiêu chuẩn khen thưởng
1. Đối với tập thể:
- Nắm vững và khéo tuyên truyền, vận động, giải thích để quần chúng hiểu và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp những giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, khó khăn, cấp bách, những nhiệm vụ chính trị mà các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có chủ trương và đang tổ chức thực hiện. Nắm được tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc trong quần chúng nhân dân.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tham gia bàn bạc, xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kế hoạch công tác, kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị. Các cấp ủy đảng, chính quyền có những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đem lại lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, tập thể và nhân dân; tạo được sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư, người lao động; thực hiện tốt các quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Phối hợp và huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia công tác vận động quần chúng. Cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, lực lượng vũ trang vận động các tổ chức thành viên, các chiến sĩ, đoàn viên, hội viên của mình làm nòng cốt vận động quần chúng cùng thực hiện. Các tổ chức trong hệ thống chính trị của cơ sở được công nhận trong sạch, vững mạnh hoặc được các cấp, các ngành ghi nhận, khen thưởng; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển, hiệu quả, thực hiện đúng quy định nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động, tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội, tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp đạt trong sạch, vững mạnh.
- Vận động và tổ chức được đông đảo quần chúng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị.
2. Đối với cá nhân:
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng hiếu và tạo được sự đồng thuận cao trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cơ quan, đơn vị.
- Nắm chặt tình hình, phản ánh kịp thời cho các cấp ủy Đảng, chính quyền những vấn đề bức xúc cấp bách trong quần chúng nhân dân. Có ý tưởng hay, cách làm mới, sáng tạo; tham mưu những giải pháp đúng đắn, phù hợp cho cấp ủy Đảng, chính quyền để giải quyết những vấn đề bức xúc trong quần chúng nhân dân.
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị; tích cực chống tham nhũng, tiêu cực; có sức lôi cuốn được đông đảo quần chúng làm theo, tạo được niềm tin đối với quần chúng nhân dân.
- Biết vận dụng kinh nghiệm vận động quần chúng mang lại hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần giải quyết được những vấn đề cấp ủy Đảng, chính quyền đang tập trung chỉ đạo thực hiện.
- Riêng đối với cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức, người lao động phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp cơ sở: Có đăng ký mô hình “Dân vận khéo” ngay từ đầu năm và phải đạt từ 85% trở lên số phiếu bầu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở.
- Tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu các huyện, thành phố (gọi tắt cấp huyện): Được lựa chọn trong số các tập thể điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp cơ sở liên tục từ 02 năm trở lên và phải đạt từ 85% trở lên số phiếu bầu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
- Đối với tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” của các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, các công ty, doanh nghiệp huyện (tương đương cấp cơ sở): Có đăng ký mô hình “Dân vận khéo” ngay từ đầu năm với Ban Dân vận huyện, thành phố và cuối năm bình xét phải đạt từ 85% trở lên số phiếu bầu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp huyện. (Hai năm tiêu biểu liên tục sẽ được đề nghị xét khen điển hình “Dân vận khéo” cấp huyện).
- Đối với tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” của các phòng ban, trung tâm trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh (tương đương cấp cơ sở): Có đăng ký mô hình “Dân vận khéo” ngay từ đầu năm với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cuối năm bình xét phải đạt từ 85% trở lên số phiếu bầu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cơ quan, đơn vị. (Ba năm tiêu biểu liên tục sẽ được đề nghị xét khen điển hình “Dân vận khéo” cấp tỉnh).
- Đối với tập thể điển hình “Dân vận khéo” các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các công ty, doanh nghiệp tỉnh: Có đăng ký mô hình “Dân vận khéo” ngay từ đầu năm với Ban Dân vận Tỉnh ủy và cuối năm bình xét phải đạt từ 85% trở lên số phiếu bầu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Ban Dân vận Tỉnh ủy. (Ba năm tiêu biểu liên tục sẽ được đề nghị xét khen điển hình “Dân vận khéo” cấp tỉnh).
- Tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp tỉnh: Được lựa chọn trong số các điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp huyện; điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các công ty, doanh nghiệp tỉnh và do Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các công ty doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, trình Chủ tịch UBND tỉnh xét khen thưởng, thông qua Ban Dân vận Tỉnh ủy, và phải đạt được từ 85% số phiếu bầu trở lên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.
THẨM QUYỀN, HÌNH THỨC, THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN, KHEN THƯỞNG
Điều 7. Thẩm quyền công nhận và hình thức khen thưởng
1. Thẩm quyền công nhận:
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hàng năm công nhận và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp cơ sở. Đồng thời, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” thuộc đơn vị mình.
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố công nhận và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp huyện; hàng năm xem xét công nhận các điển hình “Dân vận khéo” của các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp huyện (cấp cơ sở). Đồng thời, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” thuộc địa phương mình.
c. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hằng năm xem xét công nhận và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu thuộc cơ quan, đơn vị mình (cấp cơ sở). Đồng thời, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” thuộc cơ quan, đơn vị mình.
d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp tỉnh. Đồng thời, hàng năm xem xét công nhận các điển hình “Dân vận khéo” của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các công ty, doanh nghiệp tỉnh.
2. Hình thức khen thưởng:
a. Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã): Tặng cho tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” cấp cơ sở.
b. Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: tặng cho tập thể, cá nhân tiêu biểu trong số những tập thể, cá nhân 02 năm liên tục được công nhận “Dân vận khéo” cấp cơ sở. Đồng thời, hàng năm cấp Giấy chứng nhận cho tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp huyện.
c. Giấy khen của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh: tặng cho tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” cấp cơ sở.
d. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: tặng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong số những tập thể, cá nhân 03 năm liên tục được công nhận “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp cơ sở; tặng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong số những tập thể, cá nhân 03 năm liên tục được công nhận “Dân vận khéo” tiêu biểu của các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, công ty, doanh nghiệp tỉnh. Đồng thời, hàng năm cấp Giấy chứng nhận cho tập thể điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu các sở, ban, ngành, đoàn thể, công ty, doanh nghiệp tỉnh.
Điều 8. Thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận, khen thưởng
1. Hồ sơ đề nghị công nhận, tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Gửi về Khối Dân vận cấp xã tổng hợp, gồm:
a. Biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp xã (ghi cụ thể tỷ lệ % số phiếu bình xét của từng tập thể, cá nhân).
b. Báo cáo tóm tắt thành tích tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng và phải có xác nhận của cấp trên trực tiếp.
c. Danh sách đề nghị khen thưởng.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận, tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Hồ sơ gửi về Ban Dân vận Huyện ủy, Thành ủy tổng hợp, gồm:
a. Tờ trình và trích biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở (Biên bản ghi cụ thể tỷ lệ % số phiếu bình xét của từng tập thể, cá nhân; đối với các huyện, thành phố).
b. Tờ trình và trích biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
c. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng và phải có xác nhận của cấp trình khen.
d. Bản sao các quyết định hoặc chứng nhận danh hiệu đã được cấp cơ sở khen thưởng 02 năm liên tục.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận, tặng Giấy khen của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh:
a. Tờ trình và trích biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, đơn vị. (Biên bản ghi cụ thể tỷ lệ % số phiếu bình xét của từng tập thể, cá nhân).
b. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng và phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
3. Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, tặng Bằng khen: Hồ sơ gửi về Ban Dân vận Tỉnh ủy tổng hợp, gồm:
a. Tờ trình và trích biên bản họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện; các sở, ban,.ngành đoàn thể tỉnh; các công ty, doanh nghiệp (Biên bản ghi cụ thể tỷ lệ % số phiếu bình xét của từng tập thể, cá nhân).
b. Tờ trình và trích biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.
c. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân và có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.
d. Bản sao các quyết định và giấy chứng nhận danh hiệu đã được cấp cơ sở khen thưởng 03 năm liên tục.
(Mẫu báo cáo thành tích được quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ, mẫu số 07).
Điều 9. Mức thưởng và kinh phí khen thưởng
1. Cấp nào công nhận và khen thưởng điển hình “Dân vận khéo” thì cấp đó chi tiền thưởng.
2. Mức tiền thưởng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động và tổ chức phong trào thi đua
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức xác định rõ nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại cơ quan, đơn vị mình sao cho phù hợp.
2. Tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo” cần gắn với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhất là việc học tập và làm theo phong cách Dân vận của Bác; gắn với nhiệm vụ được giao và các phong trào thi đua khác.
3. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, tiến hành sơ, tổng kết phong trào thi đua.
4. Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến về “Dân vận khéo” tại cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt việc thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền được phân cấp.
5. Các điển hình “Dân vận khéo” được xét công nhận mỗi năm một lần vào dịp tổng kết công tác Dân vận. Việc tổ chức bình xét phải được thực hiện từ cơ sở và được thẩm định công khai, chính xác. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy quy định số lượng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận và khen thưởng đối với danh hiệu “Dân vận khéo” cấp tỉnh.
6. Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo”, hướng dẫn các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp phát động và tổ chức thực hiện tốt phong trào này.
Điều 11. Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm
1. Tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng chịu trách nhiệm về tính xác thực trong việc kê khai, báo cáo thành tích đề nghị các cấp khen thưởng.
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ban Dân vận, Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tính xác thực về hồ sơ, báo cáo thành tích của các đối tượng để nghị khen thưởng hoặc xác nhận.
3. Trường hợp phát hiện có sự không trung thực trong kê khai, báo cáo thành tích thì hủy quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật, tiền thưởng đồng thời tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức triển khai, phổ biến đến Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ảnh về Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh nghiên cứu, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.