ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1311/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 24 tháng 5 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 366/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 366/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với các nội dung chính sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển công nghiệp của thành phố Cần Thơ, tuy mang những nét đặc thù riêng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, song phải nằm trong tổng thể phát triển công nghiệp của cả nước cũng như phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ, tương xứng với vai trò đầu tàu của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là động lực để xây dựng thành phố Cần Thơ cơ bản trở thành một thành phố công nghiệp có cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
- Tập trung vào công nghiệp chế biến theo hướng tinh chế. Phát triển công nghiệp theo phương châm nội lực là quyết định, đồng thời cần tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư từ bên ngoài để xây dựng các công trình công nghiệp, nâng cao hiệu quả của công tác hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng.
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp. Tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư từ Trung ương và các thành phần kinh tế ngoài tỉnh.
- Tích cực phối hợp, liên doanh liên kết với các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế chuyên ngành của cả nước để tận dụng khả năng về đầu tư vốn, thị trường tiêu thụ, năng lực, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn.
- Trong phát triển công nghiệp, coi trọng lợi ích bộ phận, cục bộ để phát triển nhanh, nhưng phải đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội; đảm bảo lợi ích của người sản xuất công nghiệp và người sản xuất nguyên liệu; chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp; đồng thời, phát triển mạnh công nghiệp nông thôn để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
- Đa dạng hóa về qui mô và loại hình sản xuất công nghiệp: Công nghiệp chủ đạo, công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, công nghiệp gia đình... khuyến khích phát triển công nghiệp qui mô vừa và nhỏ.
- Công nghệ cần phải phù hợp với qui mô sản xuất, phù hợp với xu hướng phát triển nhằm đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm kể cả về chất lượng và giá cả.
- Phát triển công nghiệp phải hài hòa với các ngành kinh tế khác, không làm thiệt hại và tổn thương đến môi trường sinh thái, đến kinh tế nông nghiệp, du lịch và an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển công nghiệp của Cần Thơ nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XII thông qua và Quyết định số 366/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015: 18%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 16,8%.
- Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng trong nền kinh tế đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 46,84%, năm 2020 chiếm 48,6%.
Các chỉ tiêu cơ bản phát triển công nghiệp phải đạt được là:
- Giá trị sản xuất công nghiệp (chuyển đổi sang năm 1994) đến năm 2015 đạt 40.458 tỷ đồng và đạt 82.831 tỷ đồng vào năm 2020.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2015 là 18,71% và giai đoạn 2016 - 2020 là 16,70%.
- Cơ cấu ngành công nghiệp chiếm 41,24% vào năm 2015 và chiếm 42,75% vào năm 2020.
3. Định hướng phát triển công nghiệp
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp:
- Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm - đồ uống;
- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện - nước;
- Công nghiệp lọc dầu, hóa dầu;
- Công nghiệp hóa chất, nhựa, cao su, phân bón, hóa dược;
- Công nghiệp cơ khí, điện tử và gia công kim loại;
- Công nghiệp sản xuất hàng dệt may - da giày;
- Công nghiệp vật liệu xây dựng;
- Các ngành công nghiệp hỗ trợ;
- Ngành công nghiệp môi trường.
4. Quy hoạch phát triển công nghiệp
a) Công nghiệp chế biến nông - thủy sản, thực phẩm - đồ uống:
- Định hướng phát triển:
+ Tiếp tục mở rộng về số lượng và chủng loại các sản phẩm tinh chế bằng công nghệ tiên tiến. Ưu tiên phát triển các dự án chế biến có trình độ công nghệ cao, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, sản phẩm đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU và Bắc Mỹ.
+ Đổi mới trang thiết bị, công nghệ cho ngành xay xát gạo, chế biến thủy hải sản, tinh chế các sản phẩm từ các loại trái cây… nhằm tăng giá trị cho các sản phẩm xuất khẩu.
- Mục tiêu phát triển:
Mục tiêu cụ thể về giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành chế biến nông sản, thực phẩm - đồ uống và gỗ - giấy như sau:
Chỉ tiêu | Đơn vị | 2010 | 2015 | 2020 | 2025 |
Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá năm 1994) | Tỷ đồng | 13.734 | 25.206 | 42.896 | 63.028 |
Tỷ trọng trong cơ cấu Công nghiệp | % | 71,21 | 62,3 | 51,79 | 45,54 |
Tốc độ tăng trưởng bình quân | %/năm | 2006 - 2010 21,61 | 2011 - 2015 16 | 2016 - 2020 12 | 2021 -2025 8 |
- Quy hoạch các chuyên ngành chủ yếu:
+ Công nghiệp xay xát gạo:
Khai thác lợi thế về cơ sở hạ tầng và vị trí trung tâm vựa lúa, ngành xay xát gạo cần đầu tư trang thiết bị tiên tiến và đồng bộ, áp dụng công nghệ hiện đại; đồng thời, tập trung phát triển kho bãi bảo quản thóc công suất lớn nhằm tăng sự ổn định về chất lượng gạo xuất khẩu. Dự kiến quy hoạch như sau:
▪ Giai đoạn 2011 - 2015:
Đầu tư xây dựng nhà máy xay xát gạo với công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ từ khâu kho thóc dự trữ, xay xát, phân loại, đánh bóng, đóng bao… công suất 200 ngàn tấn/năm, với vốn đầu tư dự kiến 160 tỷ đồng; đầu tư nhà máy chế biến tinh bột gạo và các sản phẩm từ bột gạo (sử dụng nguồn gạo vỡ (tấm) từ nhà máy xay xát 200 ngàn tấn/năm), công suất 10 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 80 tỷ đồng.
▪ Giai đoạn 2016 - 2020:
Đầu tư mới nhà máy xay xát gạo thứ 2, công suất 200 - 250 ngàn tấn gạo thành phẩm xuất khẩu và 3 ngàn tấn dầu cám mỗi năm, vốn đầu tư 100 tỷ đồng.
+ Công nghiệp chế biến thủy, hải sản:
Tăng năng lực chế biến, nâng cấp trang thiết bị và công nghệ đối với các cơ sở hiện có nhằm tăng cường chế biến sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị trong nước. Dự kiến quy hoạch:
▪ Giai đoạn 2011 - 2015:
Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị và công nghệ tại các cơ sở chế biến thủy sản hiện có.
Năng lực sản xuất tăng thêm 15 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng.
▪ Giai đoạn 2016 - 2020:
Đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến với công suất 12 ngàn tấn/năm, tổng vốn đầu tư dự kiến 185 tỷ đồng. Đầu tư chiều sâu cho các cơ sở chế biến thủy sản hiện có với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
+ Công nghiệp chế biến rau quả và đồ uống:
Phát triển thêm nhiều mặt hàng mới ngoài các loại trái cây phơi sấy khô, nghiền mịn pha trộn làm bánh, làm mứt đường đến ép nước đóng hộp... có thể chế biến rau quả tươi để xuất khẩu.
▪ Giai đoạn 2011 - 2015:
Đầu tư nhà máy chế biến trái cây các loại, công suất 10 ngàn tấn sản phẩm/năm. Nguyên liệu chính là chuối, xoài, dừa, nhãn, dứa… Sản phẩm gồm bột trái cây (cung cấp cho các cơ sở làm bánh), mứt, lát khô, nước giải khát. Vốn đầu tư 80 tỷ đồng.
▪ Giai đoạn 2016 - 2020:
Đầu tư nâng công suất nhà máy bia lên 200 triệu lít/năm, vốn đầu tư: 500 tỷ đồng.
Đầu tư chiều sâu, tăng sản lượng, đa dạng hóa mặt hàng và tăng chất lượng sản phẩm cho 2 nhà máy hiện có. Dự kiến sản lượng tăng thêm 5 ngàn tấn sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 30 tỷ đồng.
Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau quả tươi bảo quản lạnh được đóng gói trong bao chất dẻo để xuất khẩu. Công suất 20 ngàn tấn sản phẩm/năm, vốn đầu tư: 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phát triển một vài cơ sở sấy thăng hoa để sản xuất bột gia vị từ rau, củ, quả của vùng để xuất khẩu với vốn đầu tư khoảng 50 - 80 tỷ đồng.
+ Công nghiệp chế biến súc sản:
▪ Giai đoạn 2011 - 2015:
Đầu tư xây dựng 02 cơ sở giết mổ gia súc tập trung với trang thiết bị tiên tiến, công suất mỗi cơ sở 10 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 30 tỷ đồng. Xây dựng tại mỗi quận, huyện một khu giết mổ tập trung đối với gia cầm tại những địa phương tập trung đàn gia cầm. Công suất 2 ngàn tấn thịt hơi/năm đối với mỗi cơ sở, vốn đầu tư 18 tỷ đồng.
Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm đóng hộp với quy mô vừa, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đặt tại khu công nghiệp với công suất chế biến khoảng 20 ngàn tấn thịt, cá nguyên liệu/năm. Vốn đầu tư 90 tỷ đồng.
▪ Giai đoạn 2016 - 2020:
Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm; sản phẩm là thịt đóng hộp, thịt xông khói…; công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm, vốn đầu tư dự kiến 60 tỷ đồng.
+ Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc:
▪ Giai đoạn 2011 - 2015:
Đầu tư nhà máy chế biến thức ăn nuôi tôm, cá có công suất 10.000 tấn/năm, vốn đầu tư 80 tỷ đồng. Đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm công suất 30.000 tấn/năm, vốn đầu tư 55 tỷ đồng.
▪ Giai đoạn 2016 -2020:
Đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản xuất của các nhà máy được đầu tư ở giai đoạn trước thức ăn nuôi tôm, cá (tăng thêm 20 ngàn tấn sản phẩm/năm) với số vốn đầu tư 80 tỷ đồng. Thức ăn gia súc, gia cầm (tăng 50 ngàn tấn sản phẩm/năm) với vốn đầu tư 90 tỷ đồng.
b) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện:
Ngoài nguồn điện hiện hữu khoảng 183 MW của Nhà máy điện Trà Nóc, các dự án nguồn điện đang được triển khai trong khu vực miền Tây theo TSĐ 6, tại thành phố Cần Thơ xây dựng Trung tâm Điện lực Ô Môn đặt tại xã Phước Thới, quận Ô Môn. Trung tâm bao gồm hệ thống 05 nhà máy nhiệt điện với công suất và tiến độ như sau:
Bảng 1: Các thông số của Trung tâm Điện lực Ô Môn
Nhà máy | Công suất (MW) | Tiến độ | Công nghệ |
Nhiệt điện Ô Môn 1 | 600 | 2008 - 2009 | Ngưng hơi |
Nhiệt điện Ô Môn 2 | 720 | 2010 - 2011 | Chu trình hỗn hợp |
Nhiệt điện Ô Môn 3 | 600 | 2012 - 2013 | Ngưng hơi |
Nhiệt điện Ô Môn 4 | 720 | 2014 - 2015 | Chu trình hỗn hợp |
Nhiệt điện Ô Môn 5 | 720 | 2015 | Chu trình hỗn hợp |
Tổng cộng | 3.360 |
|
|
Tổng mức vốn đầu tư của Trung tâm Điện lực Ô Môn được ước tính là 2.361,97 triệu USD tương đương khoảng 45.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2011 - 2015: 1.802,79 USD, tương đương khoảng 32.500 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có dự án năng lượng tái tạo của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Đình Hải (khu công nghiệp Trà Nóc 2) có công suất phát điện 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: đến năm 2011: 4 MW
- Giai đoạn 2: đến năm 2013 nâng lên 11 MW
- Giai đoạn 3: đến năm 2015 nâng lên 18 MW
c) Công nghiệp hóa chất - phân bón:
Bên cạnh việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, cần đầu tư xây dựng tại thành phố Cần Thơ dự án sản xuất khí - điện - đạm; một mặt phục vụ cho nhà máy nhiệt điện Ô Môn, Trà Nóc; mặt khác đáp ứng nhu cầu về khí hóa lỏng, khí thấp áp và phân bón không những của thành phố Cần Thơ mà của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về xăng dầu cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp hóa chất có thể xây dựng 01 nhà máy lọc dầu công suất tối thiểu 6,5 triệu tấn dầu/năm. Nâng công suất nhà máy chế biến Condensate hiện có lên 100 ngàn tấn/năm với tổng vốn đầu tư vào khoảng 130 tỷ đồng.
Tổng hợp vốn đầu tư ngành hóa chất - phân bón:
Giai đoạn: | 2015 | 2020 | 2025 |
Tổng đầu tư, (tỷ đồng): | 15.500 | 33.840 | 25.000 |
d) Quy hoạch phát triển ngành cơ khí, điện tử và gia công kim loại:
Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí phục vụ ngành nông nghiệp; nhà máy sửa chữa và đóng tàu phục vụ cho ngành đánh bắt thủy sản, phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô, dự kiến đến năm 2020 sẽ lắp ráp được khoảng 20.000 xe ô tô các loại.
Đầu tư các nhà máy chế tạo động cơ nổ, thiết bị điện, điện tử, thiết bị văn phòng và dụng cụ y tế chính xác, một số dự án luyện cán thép tấm, thép hình và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng hợp vốn đầu tư ngành cơ khí và gia công kim loại:
Giai đoạn: | 2015 | 2020 | 2025 |
Tổng đầu tư, (tỷ đồng): | 5.000 | 3.250 | 1.500 |
đ) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
Đầu tư cải tạo các nhà máy xi măng hiện có đến năm 2015, nâng công suất lên 1,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020, sản lượng đạt 2,2 triệu tấn/năm với số vốn đầu tư là 110 tỷ đồng. Đến năm 2025, công suất sẽ đạt 2,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư: 500 tỷ đồng.
Phát triển sản xuất vật liệu xây, lợp; phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây lợp không nung theo công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng khác đang có nhu cầu lớn không những tại Cần Thơ mà cả ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long như các sản phẩm cấu kiện bê tông, gạch men cao cấp, ván ép, sứ vệ sinh.
Tổng hợp vốn đầu tư ngành sản xuất vật liệu xây dựng:
Giai đoạn: | 2015 | 2020 | 2025 |
Tổng đầu tư, (tỷ đồng): | 400 | 1.500 | 1.600 |
đ) Công nghiệp dệt may, da giày:
Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đặc biệt quan tâm đến công tác thiết kế thời trang, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm phù hợp sức mua và tập quán tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân.
Tăng cường công tác tiếp thị, bán hàng để đảm bảo khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành thuộc da và giày da và phát triển ngành công nghiệp sản xuất sợi dệt.
Tổng hợp vốn đầu tư ngành dệt may - da giày:
Giai đoạn | 2015 | 2020 | 2025 |
Vốn đầu tư, (tỷ đồng) | 380 | 320 | 200 |
g) Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn:
Phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng về nguyên liệu tại chỗ nhằm thu hút nhiều và nhanh lực lượng lao động dư thừa và nông nhàn, nâng cao thu nhập trong dân.
Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sau:
- Chế biến nông sản, thủy sản, lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất, sửa chữa các loại công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sửa chữa bảo hành máy móc, thiết bị điện - điện tử phục vụ nhu cầu dân sinh.
- Khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp lâu đời như: Đóng ghe tàu, dệt chiếu thảm, đồ gỗ mỹ nghệ, tranh sơn mài...
Tổng hợp vốn đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn:
Giai đoạn: | 2015 | 2020 | 2025 |
Tổng đầu tư, (tỷ đồng): | 36 | 25 | 25 |
5. Quy hoạch phân bố công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Phấn đấu đến năm 2020 hình thành thêm 06 khu, cụm công nghiệp mới, trong đó có khu công nghệ cao; đưa tổng số khu công nghiệp tập trung trên địa bàn lên 10 khu với tổng diện tích khoảng 3.680 ha; phát triển thêm một số cụm công nghiệp, đưa tổng diện tích đất giành cho công nghiệp lên khoảng 4.000 ha.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Quy hoạch phát triển thêm 06 khu công nghiệp và mở rộng 01 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 2.380 ha, hướng theo sông Hậu về phía Bắc tại quận Ô Môn và quận Thốt Nốt. Dự kiến số lượng và quy mô diện tích như sau:
+ Khu công nghiệp Thốt Nốt, mở rộng thêm diện tích 600 ha.
+ Khu công nghiệp Ô Môn, diện tích 600 ha.
+ Khu công nghiệp Bắc Ô Môn, diện tích 400 ha.
+ 01 Khu công nghệ cao, diện tích 500 ha.
+ Khu công nghệ thông tin tập trung của thành phố Cần Thơ: 100 ha.
+ Khu công nghiệp điện lực Ô Môn: 170 ha.
+ Khu công nghiệp phân phối khí Ô Môn, Trà Nóc: 10 ha.
Hình thành các cụm công nghiệp sau: Ô Môn (30 ha), Cái Răng (49 ha), Bình Thủy (45 ha), Vĩnh Thạnh (49 ha), Cờ Đỏ (30 ha) và Phong Điền (30 ha).
- Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng 04 khu công nghiệp, dự kiến số lượng và quy mô diện tích như sau:
+ Khu công nghiệp Ô Môn: 200 ha.
+ Khu công nghiệp Thốt Nốt: 600 ha.
+ Khu công nghiệp Cờ Đỏ: 500 ha.
+ Mở rộng diện tích tại khu công nghệ cao lên thêm 500 ha.
- Giai đoạn 2021 - 2025: mở rộng thêm khu công nghệ cao với diện tích 500 ha. Như vậy, đến năm 2025 thành phố Cần Thơ có khoảng 5.630 ha đất công nghiệp, trong đó có 1.500 ha đất giành cho khu công nghệ cao.
Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và mở rộng các khu, cụm công nghiệp:
Tổng diện tích đất các khu, cụm công nghiệp mở rộng thêm giai đoạn 2011 - 2015 là 2.380 ha, vốn đầu tư xây dựng ước khoảng 3.000 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất các khu công nghiệp mở rộng thêm giai đoạn 2016 - 2020 là 1.800 ha, vốn đầu tư xây dựng ước tính khoảng 3.800 tỷ đồng
Tổng diện tích đất các khu công nghiệp mở rộng thêm giai đoạn 2021 - 2025 là 500 ha, vốn đầu tư xây dựng khoảng 1.500 tỷ đồng
Vốn đầu tư mở rộng và xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp thành phố Cần Thơ:
Giai đoạn: | 2015 | 2020 | 2025 |
Tổng đầu tư, (tỷ đồng): | 7.500 | 8.000 | 3.000 |
6. Tổng hợp vốn đầu tư theo các kỳ quy hoạch
Để đạt những mục tiêu của ngành công nghiệp, tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020 cần 362.351 tỷ đồng (theo giá hiện hành) được chia ra:
Giai đoạn 2011 - 2015 là 91.337 tỷ đồng, chiếm 48,85%; Giai đoạn 2016 - 2020 là 271.014 tỷ đồng, chiếm 49,87%.
Trung ương sẽ đầu tư khoảng trên 102.000 tỷ đồng, chủ yếu vào các dự án về sản xuất, phân phối điện - nước; chiếm hơn 14% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn 2011 - 2020.
7. Các giải pháp và chính sách
a) Các giải pháp chủ yếu:
- Giải pháp về thị trường:
+ Một mặt là phát triển thị trường cung ứng nguyên vật liệu, vật tư đầu vào và hàng hóa khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong thành phố; mặt khác, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa do thành phố sản xuất, nhất là thị trường các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và thị trường xuất khẩu sang các nước láng giềng. Đồng thời, từng bước hình thành các thị trường khác như thị trường vốn, thị trường lao động…
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại ở vùng nông thôn, nhất là chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất hàng nông sản. Tổ chức nghiên cứu thị trường để giúp nông dân sản xuất, chế biến các loại hàng nông sản thị trường cần.
+ Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường thành phố với các thị trường bên ngoài. Tăng cường việc xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn cho thị trường trên cơ sở các yêu cầu của hoạt động kinh tế.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở thị trường trong và ngoài nước.
- Giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu
+ Gắn kết các chương trình trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy hải sản phát triển vùng nguyên liệu và chương trình phát triển công nghiệp chế biến. Các nhà máy chế biến cần xây dựng bộ phận nguyên liệu đủ mạnh để có thể theo dõi chặt chẽ việc phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo cho nhà máy hoạt động hiệu quả.
+ Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sau thu hoạch để tạo nguồn nguyên liệu sạch cho công nghiệp chế biến.
+ Đối với một số địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển, có các mặt hàng nông sản nhạy cảm với biến động giá ở thị trường thế giới cần thành lập một số quỹ bình ổn giá và có các giải pháp thu mua hỗ trợ nông dân các sản phẩm nông nghiệp một khi giá cả xuống quá thấp.
- Các giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển
+ Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư hoặc liên kết, liên doanh phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, cụ thể là: Tổ chức cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, đền bù giải tỏa, cấp giấy phép xây dựng một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp.
+ Hình thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn nhằm tập hợp các đơn vị sản xuất trên một lãnh thổ thống nhất và liên hệ với nhau về sản xuất và cơ sở hạ tầng. Hình thành một số chính sách ưu đãi như:
▪ Ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, khuyến khích các doanh nghiệp lớn gắn với doanh nghiệp nhỏ, cung cấp vốn công nghệ và nguyên liệu cho các doanh nghiệp nhỏ;
▪ Ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ về thủ tục thuê đất đơn giản, tăng cho vay tín dụng, lập tổ chức cung cấp thông tin, tư vấn hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ đào tạo;
▪ Ưu đãi các cơ sở sản xuất bố trí tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp về thuế lợi tức thấp hơn, thời gian thẩm định dự án ngắn.
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
+ Đào tạo văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động trong các ngành công nghiệp; mở rộng các cơ sở dạy nghề có chất lượng và chương trình đào tạo phù hợp với ngành nghề ưu tiên phát triển trên địa bàn thành phố trong thời gian tới như sản xuất điện, dệt may, da giày, chế biến nông, thủy sản, sản xuất cơ khí, hóa chất.
+ Điều tra đánh giá lại lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật để sắp xếp, sử dụng đúng chuyên môn, năng lực; tiếp tục bổ sung đào tạo, đào tạo lại để hình thành một đội ngũ cán bộ, chuyên gia công nghệ, công nhân kỹ thuật bậc cao.
+ Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài tại Cần Thơ.
- Giải pháp khoa học công nghệ:
+ Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển khoa học công nghệ và thực hiện các chương trình phát triển khoa học vào sản xuất công nghiệp. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, chuyển giao công nghệ; đặc biệt, là đưa các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, các giống cây trồng vật nuôi tới các hộ nông dân.
+ Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin bằng các máy móc, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại. Tăng cường mối liên hệ với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước nhằm thu hút và chuyển giao công nghệ mới.
+ Khuyến khích phát triển tài năng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có, tạo điều kiện cho họ thường xuyên bổ sung, bồi dưỡng những kiến thức mới, nâng cao thêm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển chung.
- Giải pháp về tổ chức quản lý:
+ Phối hợp đồng bộ, kịp thời và nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước; công tác quản lý Nhà nước ngành được nâng cao theo hướng đa năng hơn, chuyên nghiệp hơn, đủ khả năng đảm đương cùng lúc nhiều loại công việc một cách có hiệu quả; đặc biệt, là trong công tác chuẩn bị đầu tư và phát triển thị trường.
+ Hoàn thiện hệ thống thống kê, làm cơ sở cho việc phân tích kịp thời và chính xác trong việc xây dựng và điều hành sự phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.
+ Nhanh chóng xây dựng hoàn thiện hệ thống các quy hoạch phát triển từng ngành kinh tế để làm cơ sở thống nhất chủ trương, định hướng phát triển. Trên cơ sở đó tập trung thống nhất hành động giữa các sở, ban, ngành của thành phố trong quá trình phát triển.
- Giải pháp bảo vệ môi trường:
+ Quy hoạch bố trí các khu, cụm công nghiệp tập trung ở vị trí hợp lý nhằm bảo vệ các khu vực có tính nhạy cảm với môi trường như khu dân cư, khu vực bệnh viện, khu hành chính, khu vực sông rạch thiên nhiên, giữ cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học… dành diện tích đất thích hợp cho việc trồng cây xanh, tạo thành vùng đệm xung quanh khu công nghiệp.
+ Phân khu chức năng hợp lý trong các khu, cụm công nghiệp tập trung theo từng nhóm lĩnh vực, ngành nghề để thuận lợi cho việc xử lý, giảm thiểu thấp nhất ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp gây ra để đáp ứng được tiêu chí khu cụm công nghiệp thân thiện với môi trường.
+ Định kỳ quan trắc môi trường trong và ngoài khu, cụm công nghiệp với tần suất khá dày để giám sát, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, từ đó có những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
+ Từng bước thực hiện chương trình di dời các cơ sở công nghiệp nằm đan xen trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung, đi kèm theo đó là các chính sách ưu đãi cho việc di dời như thuê đất, thuế, vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, nhất là các công trình bảo vệ môi trường.
+ Phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành công nghiệp có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường.
b) Các chính sách chủ yếu
- Chính sách đất đai:
+ Tiến hành thực hiện ngay quy hoạch sử dụng đất đai cấp thành phố và cấp quận, huyện; đồng thời, quy hoạch sử dụng đất đai tại các phường, các khu trung tâm và các tụ điểm dân cư quan trọng.
+ Cải thiện hệ thống quản lý sử dụng đất đai từ cấp xã, phường và xây dựng khung giá đất hàng năm. Xem đất đai là nguồn vốn quan trọng của thành phố trong mọi thương lượng đổi đất lấy công trình.
- Chính sách thu hút đầu tư:
+ Có chính sách cụ thể riêng cho các khu, cụm công nghiệp để đẩy nhanh độ điền đầy. Bên cạnh đó cần có chính sách tín dụng xây dựng nhà ở, khu chung cư cho các tầng lớp lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.
+ Xây dựng chính sách giải tỏa đền bù thỏa đáng chủ động tạo ra quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; đồng thời, thực hiện các chính sách đầu tư tập trung hoàn chỉnh nhanh các hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo các thể thức BOT, BO, đổi đất, ứng vốn trước...
Đối với đầu tư nước ngoài: Đầu tư công nghệ cao được ưu đãi đặc biệt như miễn giảm thuế, lựa chọn địa điểm xây dựng thích hợp. Ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp chế biến nông - thủy sản, nhất là trong trường hợp có đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
- Chính sách huy động vốn:
+ Thành phố tăng cường hạn mức vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển, được bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định để phát triển sản xuất.
+ Huy động vốn trước của dân và doanh nghiệp (khách hàng) cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trước hết cho việc cung cấp điện và nước.
- Chính sách khoa học công nghệ:
+ Chính sách đầu tư bằng ngân sách thành phố về thu thập và quảng bá thông tin thương mại, thị trường, công nghệ….
+ Chính sách và cơ chế cho các tổ chức và nhà khoa học trong và ngoài nước hoạt động và đóng góp; chính sách liên kết các viện, trường, trung tâm, nhà khoa học, liên kết các đề tài, dự án, phòng thí nghiệm với các hoạt động sản xuất công nghiệp.
+ Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
+ Hỗ trợ ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ.
+ Đưa nhanh công nghệ thông tin vào trường học, cơ quan quản lý.
+ Triển khai Luật chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả việc trích 10% lợi nhuận trước thuế để làm quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
- Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực:
+ Chính sách nhập cư vào đô thị cho các đối tượng ưu tiên.
+ Sử dụng ngân sách đài thọ cho công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cơ bản về quản lý, đài thọ toàn phần hoặc một phần học phí cho các học viên trường nghề, các lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật và quản lý.
+ Chính sách sử dụng các cộng tác viên là các nhà khoa học và chuyên gia trong các lĩnh vực mà thành phố còn thiếu.
+ Chính sách đầu tư bằng ngân sách thành phố nhằm phát triển cơ sở vật chất, phương tiện, mạng lưới tuyển dụng sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ của các ngành khoa học.
+ Có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo từ ngân sách cho các doanh nghiệp tự bỏ chi phí để đào tạo nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật cho chính mình.
- Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu:
+ Tăng cường thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản để hạn chế tối đa tổn thất trong sản xuất nông, thủy sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu.
+ Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu đóng góp cổ phần bằng giá trị nguyên liệu với nhà máy (hoặc đóng góp cổ phần ban đầu).
+ Nhà nước tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất và cho vay vốn có lãi suất ưu đãi không cần thế chấp đối với các hộ trồng cây nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản,...
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công Thương có trách nhiệm: Công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy hoạch; định kỳ cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển bền vững ngành công nghiệp, bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các cam kết hội nhập quốc tế.
2. Sở, ban, ngành có trách nhiệm:
- Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Sở Công Thương triển khai cụ thể hóa các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
- Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp: Tiến hành quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Xây dựng các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Tổ chức hội thảo, giới thiệu, thu hút các đối tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Quy hoạch; giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư theo nội dung Quyết định này để đảm bảo tính thống nhất của Quy hoạch phát triển công nghiệp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4. Các Hiệp hội ngành, nghề có liên quan đóng trên địa bàn thành phố phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc thực hiện Quy hoạch
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội và Thông tin và Truyền thông; Trưởng Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1311/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025)
Danh mục các công trình chủ yếu xây dựng trong thời kỳ quy hoạch
Danh mục dự án | Địa điểm | Đơn vị tính | Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||
Công suất | Vốn ĐT (tỷ đồng) | Công suất | Vốn ĐT (tỷ đồng) | |||
Nhà máy Xay xát gạo xuất khẩu I |
| Tấn/năm | 200.000 | 160 |
|
|
Nhà máy Chế biến tinh bột gạo |
| Tấn/năm | 10.000 | 80 |
|
|
Nhà máy Xay xát gạo (và dầu cám) xuất khẩu II |
| Tấn/năm |
|
| 200.000 | 100 |
Đầu tư chuyên sâu các nhà máy chế biến thủy sản |
| Tấn/năm | 15.000 | 100 |
| 100 |
Xây mới nhà máy chế biến thủy sản |
| Tấn/năm |
|
| 12.000 | 185 |
Nhà máy chế biến trái cây |
| Tấn/năm | 10.000 | 80 |
|
|
Nhà máy chế biến rau quả tươi xuất khẩu |
| Tấn/năm |
|
| 20.000 | 50 |
Đầu tư chuyên sâu 02 cơ sở chế biến trái cây hiện có |
| Tấn/năm |
|
| 5.000 | 30 |
Đổi mới thiết bị các cơ sở nhỏ |
| Tấn/năm |
|
| 2.000 | 10 |
Cơ sở giết mổ gia súc tập trung |
| Tấn/năm | 20.000 | 30 |
| 10 |
Cơ sở giết mổ gia cầm tập trung (06 cơ sở) |
| Tấn/năm | 12.000 | 18 |
| 10 |
Nhà máy chế biến thực phẩm đóng hộp |
| Nghìn tấn nguyên liệu/năm | 20 | 75 | 10 | 38 |
Nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm |
| Tấn/năm |
|
| 4.000 | 60 |
Nhà máy chế biến thức ăn nuôi tôm, cá |
| Tấn/năm | 10.000 | 80 | 10.000 | 80 |
Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm |
| Tấn/năm | 30.000 | 55 | 30.000 | 90 |
Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp |
| Triệu lít/năm | 1,5 | 80 |
|
|
Nhà máy sản xuất bia |
| Triệu lít/năm | 100 | 500 | 100 | 500 |
Nhà máy chế biến các sản phẩm giấy |
| Tấn/năm | 100.000 | 1.000 | 50.000 | 500 |
Nhà máy sản xuất xi măng |
| Triệu tấn/năm |
| 80 | 1,8 | 1.100 |
Nhà máy sản xuất tấm lợp fibrôcimen |
| Triệu m2/năm | 03 | 18 | 09 | 54 |
Nhà máy sản xuất tấm lợp kim loại | KCN | Triệu m2/năm | 01 | 23 | 02 | 46 |
Nhà máy sản xuất gạch nung |
| Triệu viên/năm |
| 50 | 50 | 10 |
Nhà máy sản xuất gạch không nung | KCN | Triệu viên/năm |
|
| 100 | 40 |
Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông | KCN | m3/năm | 50.000 | 35 | 150.000 | 100 |
Nhà máy sản xuất bê tông tươi | KCN | m3/năm |
|
| 45.000 | 10 |
Nhà máy sản xuất ván ép |
| Nghìn m2/năm | 60 | 150 | 90 | 200 |
Nhà máy sản xuất gạch men cao cấp | KCN | Triệu viên/năm | 08 | 45 | 12 | 45 |
Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh | KCN | Nghìn sản phẩm/năm |
|
| 100 | 88 |
Nhà máy sản xuất giày xuất khẩu | KCN | Triệu đôi/năm | 03 | 50 | 03 | 50 |
Nhà máy may xuất khẩu | KCN | Triệu sản phẩm/năm | 02 | 20 | 03 | 30 |
Nhà máy dệt vải cao cấp | KCN | Triệu m/năm | 05 | 300 | 02 | 120 |
Nhà máy kéo sợi |
| Tấn/năm |
|
| 4.000 | 100 |
Nhà máy sản xuất thuốc thú y | KCN | Triệu sản phẩm năm | 25 | 80 | 50 | 160 |
Nhà máy sản xuất phân hỗn hợp | KCN | Triệu tấn/năm | 05 | 128 | 10 | 400 |
Nhà máy sản xuất sơn các loại | KCN | Nghìn tấn/năm | 15 | 25 | 50 | 75 |
Nhà máy sản xuất nhựa kỹ thuật cao | KCN | Triệu sản phẩm/năm | 01 | 320 | 02 | 640 |
Nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh | KCN |
|
| 185 |
| 350 |
Nhà máy sản xuất kem đánh răng cao cấp | KCN | Triệu sản phẩm/năm |
|
| 2,5 | 300 |
Dự án khí - điện - đạm | KCN |
|
|
|
| 7.680 |
Nhà máy lọc dầu |
| Triệu tấn/năm |
|
| 6,5 | 40.000 |
Nhà máy xơ sợi tổng hợp |
| Tấn/năm |
|
| 100.000 | 450 |
Nhà máy sản xuất Propilen |
| Tấn/năm |
|
| 150.000 |
|
Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng |
| Tấn/năm |
|
| 100 |
|
Nhà máy phân phối khí thấp áp | KCN | m3/ngày | 500.000 |
| 1 triệu |
|
Nhà máy sửa chữa và đóng tàu | KCN | Nghìn tấn/năm | 10 | 310 |
|
|
Nhà máy sản xuất phụ tùng lắp ráp ô tô | KCN |
|
|
|
| 550 |
Nhà máy sản xuất phụ tùng lắp ráp xe máy | KCN | Xe/năm Tấn phụ tùng/năm | 10.000 07 | 80 |
| 40 |
Nhà máy sản xuất máy nông nghiệp | KCN | Máy/năm Tấn phụ tùng/năm | 1.000 05 | 80 | 500 05 | 40 |
Nhà máy sản xuất động cơ diezen | KCN | Nghìn sản phẩm/năm | 100 | 380 | 50 | 200 |
Nhà máy sản xuất linh kiện CT nhựa xe ô tô | KCN | Nghìn tấn/năm |
|
| 150 | 800 |
Nhà máy sản xuất thiết bị và dây cáp điện | KCN | Tấn dây/năm Triệu sản phẩm/năm |
|
| 1.000 06 | 200 |
Nhà máy sản xuất thiết bị đo lường điện | KCN | Triệu sản phẩm/năm | 2,5 | 240 | 1,5 | 140 |
Nhà máy sản xuất dụng cụ y tế | KCN | Triệu sản phẩm/năm |
|
| 05 | 250 |
Nhà máy lắp ráp các thiết bị điện tử | KCN | Nghìn sản phẩm/năm | 100 | 30 | 100 | 30 |
Nhà máy sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính | KCN | Nghìn sản phẩm/năm |
|
| 50 | 75 |
Trung tâm điện Ô Môn |
| MGW | 2.500 | 35.800 | 900 | 11.000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.