UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1304/QĐ-UB | Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2020
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năng 1994;
- Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số: 120/QH-SXD ngày 03/4/2003,
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch định hướng hệ thống giao thông tỉnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020 với những nội dung chính sau đây:
1 .Phạm vi nghiên cứu:
Trong ranh giới hành chính của thành phố Huế và vùng phụ cận Phú Bài, Hương Trà, Thuận An.
2. Mục tiêu:
- Làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch đầu tư xây dựng các thiết chế hạ tầng phục vụ giao thông tỉnh cho thành phố Huế và các vùng phụ cận.
- Giải quyết nhu cầu về đỗ xe trên địa bàn thành phố Huế, đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng trước mắt và lâu dài.
- Góp phần nâng cao chất lượng môi trường và hiện đại hoá hệ thống giao thông, đảm bảo văn minh và mỹ quan đô thị; đồng thời góp phần tích cực bảo vệ, giữ gìn, khai thác và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể, đáp ứng nhu cầu thăm quan, du lịch, nghỉ ngơi... trên địa bàn.
3 Nội dung thiết kế quy hoạch, sản phẩm và tiến độ thực hiện được ghi trong hồ sơ nhiệm vụ thiết kế quy hoạch kèm theo.
4. Hồ sơ thiết kế quy hoạch phải được đơn vị có tư cách pháp nhân lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
5. Kinh phí thực hiện: 460.707.000 đồng
(Bốn trăm sáu mươi triệu, bảy trăm bảy ngàn đồng).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM.UBND TỈNH THỪA THIÊN HUÉ |
NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1304/QĐ-UB, ngày 20/5/2003 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).
l. Tên dự án: Quy hoạch định hướng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020.
2. Phạm vi nghiên cứu và qui mô:
Trong ranh giới hành chính của thành phố Huế và vùng phụ cận Phú Bài, Hương Trà, Thuận An.
3. Mục tiêu dự án:
- Cụ thể hoá đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đã được Chính phủ phê duyệt
- Góp phần vào việc hiện đại hoá hệ thống giao thông, đảm bảo văn minh và mỹ quan đô thị, nâng cao chất lượng môi trường cho thành phố Huế và vùng phụ cận. Đồng thời góp phần tích cực bảo vệ, giữ gìn, khai thác Di sản văn hoá thế giới, đáp ứng nhu cầu thăm quan, du lịch, nghỉ ngơi....trên địa bàn.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tĩnh cho thành phố Huế.
- Giải quyết nhu cầu về đỗ xe trên địa bàn thành phố, đồng thời khai thác có hiệu quả quỹ đất xây dựng trước mắt và lâu dài.
4. Nhiệm vụ của đồ án quy hoạch:
4.1- Đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh của thành phố:
4.l.l. Điều tra thu thập tài liệu, số liệu hiện trạng:
- Danh mục, địa điểm, quy mô diện tích, công suất, tính chất...
- Sơ đồ mặt bằng, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Công trình phụ trợ, trang thiết bị cơ sở vật chất, đối tượng phục vụ, phương thức vận hành....
- Các tài liệu dự báo, quy hoạch thành phố và chuyên ngành liên quan, các dự án của từng điểm và toàn bộ hệ thống đã có.
4. l.2. Khảo sát hoạt động của các bến, bãi và điểm đỗ.
- Xác định chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng các đường phố.
- Tình hình tổ chức quản lý, khai thác và hoạt động các bến, bãi, nhà ga, sân bay, bến cảng và điểm đỗ công cộng.
- Đặc điểm hoạt động của các phương tiện được phục vụ (loại phương tiện, dạng vận chuyển, thời gian công suất hoạt động).
- Hạ tầng kỹ thuật trong công trình: vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, trật tự an toàn giao thông. . .
- Mối quan hệ với giao thông đô thị.
4.1.3. Phân tích và xử lý các số liệu điều tra.
4.1.4. Đánh giá tổng hợp tình hình hiện trạng:
- Đánh giá, phân loại và phân cấp.
- Phân tích những hạn chế, tồn tại và các vấn đề phù hợp.
- Xác định nguyên nhân chính các vấn đề tồn tại trong công tác xây dựng và quản lý
4.1.5. Lập bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận.
4-2. Dự báo nhu cầu:
4.2.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng và cơ cấu phương tiện giao thông tại thành phố Huế.
4.2.2. Dự báo nhu cầu về đỗ của các loại phương tiện giao thông tại thành phố Huế.
4.3- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và nguyên tắc lập quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận:
4.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:
- Đất dành cho giao thông tĩnh toàn thành phố, cho từng khu vực chức năng đô thị.
- Chỉ số cơ giới hoá (số ô tô/1000 dân).
- Các chỉ tiêu khác có liên quan: cự li đi bộ tới điểm đỗ xe...
- Các loại hình bến, bãi và điềm đỗ.
4.3.2. Nguyên tắc lập quy hoạch:
* Nguyên tắc chung: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh phải được nghiên cứu một cách toàn diện và phù hợp với các giai đoạn xây dựng và phát triển thành phố Huế.
* Nguyên tắc cụ thể:
- Đối với khu vực Thành Nội và phố cổ: Đây là khu vực hạn chế phát triển, có mạng lưới đường hẹp, năng lực lưu thông thấp và cần được bảo tồn giữ gìn cảnh quan. Do đó, hệ thống điểm đỗ xe sẽ tập trung ở ngoài Thành Nội (mang tính chất điểm dừng và đón trả khách), tận dụng tối đa các điểm, bãi đỗ xe đã có, khai thác triệt để quỹ đất khác để cải tạo, xây dựng nhằm đáp ứng từng bước nhu cầu đỗ cho các phương tiện giao thông. Đây và khu vực khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông nội đô như xe đạp, xích lô, minibus điện. . . đảm bảo môi trường sạch, đẹp.
- Đối với khu Kim Long và khu đô thị phía Nam: Đây là các khu vực ít hạn chế về quỹ đất xây dựng, cho phép bố trí hệ thống các điểm đỗ xe xen kẽ trong từng khu vực, trung tâm thương mại dịch vụ vui chơi giải trí, quảng trường ga... Hình thức các điểm đỗ, bến xe, quảng trường được xây dựng theo hướng hiện đại và phù hợp với từng loại yêu cầu.
- Đối với các khu vực dọc theo các tuyến du lịch Bố trí hệ thống điểm đỗ cho từng điểm du lịch, dọc theo các tuyến hành trình nhằm đảm bảo chuyển tiếp giữa các phương tiện giao thông đường bộ với nhau (như xe buýt với các loại xe
cá nhân), và giao thông đường bộ với giao thông đường thuỷ (như bến thuyền có bãi đỗ xe). Các bến, bãi tại khu vực này phải đáp ứng được nhu cầu đồng thời không ảnh hưởng đến không gian cảnh quan của khu vực.
- Đối với các khu đô thị mới, khu công nghiệp và vùng phụ cận: Bố trí hệ thống bến bãi đầu mối cho các phương tiện giao thông, có tính chất vệ tinh và đối trọng với thành phố trung tâm Huế như: đô thị công nghiệp và cảng Hàng không Phú Bài, đô thị Thuận An, đô thị Tứ Hạ.
4.4. Định hướng quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020:
4.4.1. Mục tiêu
- Định hướng phân bố hệ thống các bến, điểm đỗ xe, các bến thuyền… theo từng khu đất chức năng của thành phố Huế và các đô thị phụ cận.
- Xác định tính chất phục vụ, loại hình, quản lý, vận hành khai thác cho từng bến xe, các điểm đỗ xe, các bến thuyền...
- Là đầu mối tập kết tài sản, con người và triển khai cứu hộ trong mùa mưa bão tại thành phố Huế và vùng phụ cận.
- Nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống giao thông nhằm tăng tính hấp dẫn đối với du khách đến Cố đô Huế - Di sản Văn hoá Thế giới - tiềm năng to lớn và thế mạnh của thành phố.
4.4.2. Nội dung quy hoạch:
* Trên cơ sở định hướng phát triển giao thông trong ''Sơ đồ phát triển không gian đô thị thành phố Huế đến năm 2020'', xác định hình thức tổ chức giao thông thành phố Huế và vùng phụ cận trong mối quan hệ với các ngành KT-XH khác, đặc biệt là phát triển du lịch của thành phố Huế:
- Đường bộ: Tuyến đường chính đô thị, đường vành đai, trục đi bộ cảnh quan…
- Đường thuỷ: Tuyến đường thuỷ du lịch, bến - cảng đầu mối...
- Đường sắt: Tuyến đường sắt đi qua đô thị, ga thành phố, đường sắt nội đô.
- Đường khôn: Mối liên hệ với thành phố về đường khách du lịch, hàng hoá xuất nhập qua cảng hàng không, cấp hạng sân bay...
- Các đầu mối giao thông lớn: Chuyển đổi phương tiện giao thông, tập kết hàng hoá, con người. . .
- Các phương tiện tham gia giao thông trong tương lai: tàu điện, tàu cánh ngầm, xe đạp điện. . .
* Xác định tính chất, nhu cầu về điểm, bến, bãi đỗ xe công cộng trên phạm vi thành phố Huế và vùng phụ cận:
- Các điểm, bến bãi đỗ tổng hợp quy mô hợp lý cho các loại phương tiện trong khu vực nội đô:
+ Các điểm đỗ xe con xe du lịch, taxi... phục vụ nhu cầu của khách du lịch và các trung tâng hành chính - thương mại đô thị.
+ Bãi đỗ xe: tại các đầu mối giao thông (ga đường sắt, cảng hàng không); tại các trung tâm hành chính, thương mại - du lịch và dịch vụ.
+ Bãi đỗ, ga ra trong các đô thị mới và các khu nhà ở.
+ xe tải nhẹ, xe Chuyên dùng phục vụ trong đô thị.
+ Bến, bãi đỗ ô tô buýt công cộng (điểm đầu - cuối).
+ Bến xe liên tỉnh.
+ Bến thuyền phục vụ hành khách và du lịch.
+ Ga đường sắt.
Bến, bãi đỗ tổng hợp quy mô lớn các loại xe tải: Xe tải lớn, xe công tơ nơ quá cảnh bố trí trên các vành đai ngoài tại các khu vực cửa ngõ thành phố, các đầu mối giao thông quan trọng, khu trung tâm thương mại lớn hoặc các chợ đầu mối.
- Bãi đỗ xe chuyên dùng: Phục vụ cho các cơ quan, xí nghiệp tập trung, trung tâm thương mại, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong khu vực nội thành, kết hợp xây dựng ga ra nhiều tầng (nổi hoặc ngầm) để tiết kiệm đất xây dựng.
- Hệ thống nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận: là điểm đầu, cuối, điểm dừng phục vụ nhu cầu đón trả khách – hàng hoá cũng như phục vụ nhu cầu chuyển đổi phương tiện giao thông.
- Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ hệ thống giao thông tĩnh.
* Lập sơ đồ định hướng qui hoạch hệ thống giao thông tỉnh thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020, trong đó kết hợp với tổ chức các hệ thống hạ tầng - phục vụ tại chỗ.
4.5. Quy hoạch đợt đầu, các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2003-2005:
4.5. l. Mục tiêu.
- Giải quyết yêu cầu cấp bách của hệ thống giao thông tĩnh thành phố Huế trên cơ sở sử dụng hợp lý quỹ đất dự trữ. Cho phép huy động, vay vốn hay cổ phần để lập các dự án ưu tiên đầu tư đồng thời kiến nghị về kế hoạch huy động vốn.
- Đảm bảo an toàn giao thông và môi trường cảnh quan đô thị, đáp ứng nhu cầu của khách thăm quan du lịch ngày càng tăng.
4.5.2. Quy hoạch sử dụng đất:
- Tổng hợp quỹ đất của các bến bãi, các điểm đỗ xe, bến thuyền, quảng trường ga đã ổn định và có vị trí khả năng khai thác quỹ đất để xây dựng, Cân đối giữa nhu cầu về quỹ đất với khả năng thực tế và tính chất sử dụng đất trong mỗi khu vực để xác định loại hình phù hợp.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cũng như hệ số khai thác cho từng khu vực, từng vị trí cụ thể.
4.5. 3. Đề xuất cụ thể các dự án cần đầu tư giai đoạn, 2003 - 2005:
- Cải tạo nâng cấp các bến xe đối ngoại, các bến thuyền, nhà ga đã có.
- Nâng cấp và hoàn thiện, xây mới các điểm đỗ xe trong nội thành và tại các điểm du lịch đã có mặt bằng, vị trí tương đối hợp lý.
- Rà soát lại quy hoạch, các dự án, các nghiên cứu về hệ thống các bến bãi, điểm đỗ.... trên toàn bộ thành phố và vùng phụ cận.
4.6. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng theo các giai đoạn.
4. 7. Đề xuất các giải pháp thực hiện:
- Mô hình tổ chức, quản lý và khai thác sử dụng;
- Giải pháp kỹ thuật;
- Giáp pháp về cơ chế, chính sách và huy động vốn.
5. Sản phẩm và tiến độ thực hiện:
5-1. Sản phẩm:
5. 1. 1. Phần bản vẽ:
a) Sơ đồ liên hệ vùng, tỉ lệ 1/25.000 - 1/50.000;
b) Sơ đồ phân tích về mối quan hệ giao thông của thành phố Huế với vùng phụ cận, tỉ 1ệ 1/10.000 – 1/25.000;
c) Bản đồ hiện trạng giao thông và hệ thống giao thông tĩnh, tỉ 1ệ 1/5.000-1/10.000;
d) Sơ đồ định hướng phát triển giao thông thành phố Huế đến năm 2020, tỉ lệ 1/10.000
e) Sơ đồ định hướng quy hoạch hệ thống giao thông tỉnh thành phố Huế đến năm 2020, tỉ lệ 1/10.000;
f) Bản đồ quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông tĩnh đến năm 2010, tỉ lệ 1/5.000;
g) Bản đồ quy hoạch xây dựng đợt đầu và các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2003 - 2005, tỉ lệ 1/2.000 – 1/5.000;
h) Sơ đồ minh hoạ điển hình một số bến, bãi đỗ xe ưu tiên đầu tư cải tạo xây dựng đợt đầu, tỉ lệ 1/2.000 – 1/1.000 – 1/500;
5.1.2. Phần tài liệu.
- Thuyết minh tổng hợp và các phụ lục kèm theo.
- Dự thảo điều lệ quản lý xây dựng.
- Tờ trình và các văn bản xét duyệt liên quan.
- Đĩa CD (gồm bản vẽ + thuyết minh + điều lệ).
Hồ sơ gồm 07 bộ đen trắng và 01 bộ màu (cho mỗi loại bản đồ).
5-2- Tiến độ thực hiện:
Bắt đầu: Tháng 02/2003.
Kết thúc: Tháng 11/2003.
6. Khái toán kinh phí: 460.707.000 đồng .
(Bốn trăm sáu mươi triệu, bảy trăm bảy ngàn đồng)
(Theo kết quả thẩm định dự toán của Sở Xây dựng tại Văn bản số: 121/SXD, ngày 03/4/2003).
7. Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng thành phố Huế.
+ Cơ quan thực hiện dự án: Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng.
+ Cơ quan trình duyệt: UBND thành phố Huế.
+ Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế.
+ Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.