THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1291/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 1043/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| THỦ TƯỚNG |
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THỦY SẢN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM-NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1291/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản tại Việt Nam, triển vọng trong 10 năm tới
Ngành chế biến nông, thủy sản của Việt Nam chiếm một tỷ trọng đáng kể trong công nghiệp chế biến/sản xuất, một lĩnh vực chiếm khoảng 20% GDP. Tại thời điểm năm 2001, ngành chế biến nông, thủy sản và thực phẩm giữ vị trí hàng đầu, chiếm khoảng 23%, năm 2010 chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất công nghiệp và vị thế này không có sự thay đổi lớn trong 10 năm qua. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm năm 2012 có trên 6.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông, thủy sản. Đây là lĩnh vực quan trọng có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất trong công nghiệp sản xuất.
Các sản phẩm nông, thủy sản chế biến chủ yếu là: lúa gạo, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, cao su, các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Hầu hết các sản phẩm chế biến ở dạng sơ chế, tỷ lệ chế biến sâu (tinh chế) còn rất thấp.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông thủy sản của Việt Nam năm 2012 đạt 18,1 tỷ USD, trong 5 năm trở lại đây tăng khoảng 2,2 lần và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
2. Phân tích cung, cầu
Theo dự báo của Euromonitor International, quy mô thị trường đối với thực phẩm chế biến được đóng gói (Packaged Food) trên thế giới là 860 tỷ USD (năm 2010), và dự báo năm 2015 sẽ tăng lên 997 tỷ USD.
Với nguồn tài nguyên phong phú về nông, thủy sản, nếu Việt Nam thực hiện các biện pháp chính sách đồng bộ sẽ đem lại sự phát triển nhất định cho lĩnh vực này. Hướng chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam là cơ cấu lại sản phẩm chế biến, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đảm bảo vệ sinh toàn thực phẩm và phát triển bền vững.
Không dừng ở cơ cấu sản xuất và xuất khẩu như nêu trên, cần phải tiến hành thương mại hóa các sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường nước ngoài trên cơ sở tận dụng nguồn tài nguyên về nông, thủy sản trong nước, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao bao gồm cả việc tạo dựng thương hiệu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành.
3. Những vấn đề tồn tại
Điều quan trọng trong các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng trước hết đó là nâng cao tính an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, đáng tiếc là Việt Nam vẫn còn những trường hợp bị dừng xuất khẩu do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như thuốc kháng sinh trong sản phẩm nông, thủy sản vượt mức cho phép. Ngoài ra, các tiêu chuẩn quốc tế như GMP (Good Manufacturing Practice) hay HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) chưa được hiểu biết rộng rãi. Nếu xem xét việc xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản, theo thống kê giám sát thực phẩm nhập khẩu năm 2011 của Bộ Y tế, Phúc lợi và Lao động Nhật Bản thì số lượng mặt hàng thực phẩm của Việt Nam vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản (166 vụ việc, chiếm 13,2% tổng số vụ việc vi phạm) đứng thứ 3 sau Trung Quốc (278 vụ việc, 22,1%) và Mỹ (174 vụ việc, 13,8%). Việc cải thiện niềm tin đối với thực phẩm chế biến của Việt Nam thông qua việc thực hiện triệt để VietGAP, truy xuất nguồn gốc và chuỗi giá trị sẽ là điều kiện tiền đề để nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông, thủy sản và thực phẩm chế biến.
Thứ 2, đó là bảo đảm sự ổn định về chất lượng và số lượng của nguồn nguyên liệu. Điều kiện cần thiết đối với doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản và thực phẩm là bảo đảm chất lượng ổn định cũng như số lượng ổn định của nguồn nguyên liệu.
Thứ 3, nâng cao hàm lượng chế biến. Các công đoạn chế biến bắt đầu từ tinh chế nguyên liệu, quản lý quá trình chế biến, đến đóng gói, bao bì... Nếu nâng cao được hàm lượng chế biến sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chế biến của Việt Nam.
Thứ 4, hiện đại hóa lưu thông. Trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường biển, Việt Nam đang thiếu các phương tiện vận chuyển đối với hàng đông lạnh và hàng cần bảo quản mát, vì vậy chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển không được bảo đảm.
Thứ 5, tăng cường Marketing. Ví dụ, tùy vào thị trường mục tiêu mà cần phải thay đổi thiết kế, hình dáng, chất liệu của bao bì đóng gói như túi nilon, giấy, lon, chai…. Nếu hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, các sản phẩm chế biến của Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản được đóng gói bao bì theo đúng thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản thì sẽ góp phần làm tăng xuất khẩu cũng như tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Như vậy, cần các giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng theo từng khâu của chuỗi cung ứng. Để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cần phải xây dựng và thực thi các giải pháp nhằm tạo ra một số sản phẩm tiêu biểu và phát triển nâng cao chất lượng của các mặt hàng nông, thủy sản và thực phẩm.
Đưa Việt Nam trở thành quốc gia cung cấp tin cậy về các sản phẩm nông, thủy sản và thực phẩm an toàn với chất lượng cao.
III. MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI NĂM 2020
1. Xác lập lòng tin trên thị trường thế giới về Việt Nam là một quốc gia sản xuất các sản phẩm nông, thủy sản và thực phẩm an toàn với chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
2. Xác lập 3-5 mặt hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến có thể tạo nên hình ảnh thương hiệu của Việt Nam.
IV. CÁC VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC
1. Bảo đảm ổn định về chất lượng và số lượng nguồn nguyên liệu
2. Nâng cao hàm lượng chế biến
3. Hiện đại hóa lưu thông
4. Cải thiện các hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu.
TT | Kế hoạch hành động | Thời gian bắt đầu | Phân công tổ chức thực hiện | |
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | |||
1 | Lựa chọn mặt hàng tiêu biểu | |||
| Lựa chọn mặt hàng, vùng sản xuất có tiềm năng: Cao su; Cà phê; Chè; Tôm, Rau quả. | Tháng 7/2014 | Bộ NN&PTNT | Bộ Công Thương, Bộ KHCN, UBND các tỉnh, thành phố |
2 | Tạo lập sản phẩm tiêu biểu | |||
2.1 | Bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng - Tổ chức sản xuất nguyên liệu theo từng nhóm hộ nông dân, khuyến khích thành lập các hợp tác xã nông nghiệp (Liên kết ngang); thể chế hóa liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân thông qua việc ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm (liên kết dọc). Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc kết nối giữa sản xuất với thị trường. - Giải quyết các vấn đề liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật/kháng sinh trong nguyên liệu. - Tổ chức chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo các chứng chỉ (VietGap, GlobalGap, Rainforest, 4C, ...) | Tháng 9/2014 | Bộ NN&PTNT | Bộ KHĐT, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố |
2.2 | Nâng cao hàm lượng chế biến - Thúc đẩy liên doanh trong lĩnh vực chế biến giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam. - Nâng cao năng lực một số cơ sở R&D; trọng tâm là Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch; Xây dựng trung tâm nghiên cứu thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Áp dụng chu trình sản xuất khép kín với hệ thống quản lý tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản hoặc quốc tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ của Nhật Bản trong lĩnh vực chế biến, đóng gói, bảo quản nông, thủy sản | Tháng 9/2014 | Bộ NN&PTNT | Bộ KHĐT, Bộ KHCN, UBND các tỉnh, thành phố |
2.3 | Hiện đại hóa lưu thông - Nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực lưu thông, phân phối. - Thúc đẩy hình thành hệ thống hạ tầng lưu thông, phân phối (sàn đấu giá nông sản, hệ thống sơ chế sản phẩm tại các chợ đầu mối, kênh phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng,...). | Tháng 9/2014 | Bộ Công Thương | Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh, thành phố |
2.4 | Hoàn thiện các hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu. - Hỗ trợ các hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu. - Hỗ trợ nâng cấp hoạt động Trung tâm Triển lãm - Hội chợ nông nghiệp tại Việt Nam (vừa làm chức năng quảng bá sản phẩm gắn với văn hóa ẩm thực, tiêu dùng của Việt Nam và thế giới, vừa có chức năng của một chợ điện tử, cập nhật thông tin thị trường giá cả trong nước và quốc tế...) | Tháng 9/2014 | Bộ NN&PTNT | Bộ KHĐT, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố |
3 | Xây dựng và triển khai dự án thí điểm khu chế biến nông nghiệp công nghệ cao (nhằm gắn kết từ vùng sản xuất đến chế biến và tiêu thụ đối với sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu được lựa chọn). | Tháng 01/2015 | Bộ NN&PTNT | Bộ KHĐT, UBND các tỉnh, thành phố |
4 | Nâng cao chất lượng các mặt hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến |
|
|
|
4.1 | Tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Rà soát, chuyển đổi, bổ sung các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. | Tháng 6/2014 | Bộ NN&PTNT | Bộ Y tế |
4.2 | - Hiện đại hóa 02 Trung tâm kiểm định chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (ở phía Bắc và phía Nam) có chức năng kiểm nghiệm, kiểm chứng. - Hình thành hệ thống (mạng lưới) kiểm định tư nhân được Chính phủ cấp phép. - Đào tạo nguồn nhân lực nâng cao năng lực kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi sản xuất sản phẩm. | Tháng 06/2014 | Bộ NN&PTNT | Bộ KHCN, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo |
4.3 | Cơ chế kiểm tra/kiểm định Thúc đẩy ký kết hiệp định công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm định chất lượng nông, thủy sản giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu. | Tháng 6/2014 | Bộ NN&PTNT | Bộ Y tế |
5 | Cơ chế, chính sách hỗ trợ |
|
|
|
| - Rà soát, bổ sung các chính sách hiện có về: đầu tư, đất đai, khoa học công nghệ, tài chính, tín dụng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,... để thúc đẩy hợp tác Việt-Nhật. | Tháng 06/2014 | Bộ NN&PTNT | Bộ Tài chính, Bộ KHCN, Bộ Giáo dục và đào tạo |
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CƠ CHẾ GIÁM SÁT
1. Phân công nhiệm vụ
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Thành lập Ban điều hành với sự tham gia của các bên liên quan để tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động đồng bộ, hiệu quả;
- Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình nêu tại phần V của Kế hoạch.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, nội dung được phân công để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của địa phương xây dựng và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động phù hợp với đặc thù và tiềm năng, lợi thế của địa phương; Tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án cụ thể để thực hiện Kế hoạch hành động này, bảo đảm kịp thời, hiệu quả;
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ trên cơ sở các nội dung, nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch hành động đảm bảo đồng bộ, tránh chồng lấn và hiệu quả đầu tư;
- Tổ chức và huy động các nguồn lực, phối hợp triển khai các nhiệm vụ, thuộc Kế hoạch hành động này với các dự án của các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả huy động nguồn vốn và tiết kiệm.
d) Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, thủy sản căn cứ nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động này, chủ động xây dựng các đề án, dự án cụ thể để đầu tư triển khai thực hiện.
2. Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch hành động
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát tình hình triển khai Kế hoạch hành động và báo cáo tại các cuộc họp của Tổ Công tác Chiến lược công nghiệp hóa mỗi năm một lần. Tổ Công tác sẽ báo cáo kết quả giám sát lên Ban Chỉ đạo Chiến lược công nghiệp hóa.
3. Điều chỉnh Kế hoạch hành động
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản hồi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ Công tác Chiến lược công nghiệp hóa để xem xét giải quyết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ Công tác Chiến lược công nghiệp hóa và các Bộ, ngành liên quan tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện đến năm 2016 cũng như kinh nghiệm phù hợp của phía Nhật Bản, trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh lại Kế hoạch hành động cần được thực hiện từ năm 2017.
4. Nguồn kinh phí
Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ các nguồn: ngân sách trung ương; ngân sách địa phương; vốn viện trợ quốc tế; vốn huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.