KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1271/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC THANH TRA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 217/QĐ-KTNN ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước v/v thành lập Thanh tra Kiểm toán Nhà nước và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra Kiểm toán Nhà nước;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phòng Tổng hợp trực thuộc Thanh tra Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức cán bộ, hành chính, quản trị của đơn vị.
Phòng Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra và kế hoạch công tác hàng năm của Thanh tra Kiểm toán Nhà nước.
2. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Hướng dẫn, tuyên truyền về công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán Nhà nước. Đề xuất các biện pháp phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn về thanh tra; khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán Nhà nước.
4. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện công tác hợp tác quốc tế về thanh tra, về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ công chức làm công tác thanh tra; hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ thanh tra đối với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ tự thanh tra tại đơn vị. Đề xuất trình Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về chế độ, chính sách được phát hiện qua hoạt động thanh tra cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.
6. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác của Thanh tra Kiểm toán Nhà nước.
7. Báo cáo kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước.
8. Theo dõi việc triển khai kế hoạch thanh tra của Kiểm toán Nhà nước, hoạt động tự thanh tra, kiểm tra của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; thẩm định kế hoạch thanh tra chi tiết, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Kiểm toán Nhà nước.
9. Tổng hợp báo cáo định kỳ thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí của Kiểm toán Nhà nước.
10. Tham mưu, giúp việc Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện công tác hành chính, quản trị của đơn vị.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác khi được Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Điều 2. Các phòng Nghiệp vụ trực thuộc Thanh tra Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước tiến hành thanh tra công vụ trong hoạt động kiểm toán, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Các phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Tổng Kiểm toán Nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Đề xuất kế hoạch, thanh tra việc chấp hành và thực hiện các quy định của pháp luật và quy định của Kiểm toán Nhà nước đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước.
3. Đề xuất kế hoạch, thanh tra việc chấp hành và thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động kiểm toán.
4. Thanh tra các việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý của đơn vị và người đứng đầu đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị.
6. Phối hợp kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; tổng hợp kết quả kiểm tra thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được giao theo dõi; đề xuất kế hoạch thanh tra kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
7. Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước được giao theo dõi trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước; quyết định xử lý của Tổng Kiểm toán Nhà nước và xử lý sau thanh tra.
8. Đề xuất ý kiến kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Tổng Kiểm toán Nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện quyết định, kết luận xử lý thanh tra.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Điều 3. Việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng do Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Thanh Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TL.TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.