ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1268/QĐHC-CTUBND | Sóc Trăng, ngày 28 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 41 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NĂM 2012
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc rà soát quy định, thủ tục hành chính năm 2012 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;
Xét đề nghị Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 41 thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (đính kèm phụ lục).
Điều 2. Giao các Sở, Ban, ngành có liên quan dự thảo văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ thông qua.
Điều 3. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2012 CỦA TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1268/QĐHC-CTUBND ngày 28/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương (10 thủ tục)
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai.
Số hồ sơ TTHC: T-STG-190018-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về trình tự thực hiện:
Đề nghị quy định rõ trình tự thực hiện: “Thương nhân có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai, nộp hồ sơ tại Sở Công thương nơi đặt địa điểm kinh doanh”
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định rõ trình tự thực hiện, tạo nên sự hiểu nhầm cho thương nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định số bộ hồ sơ mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị lực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 30, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc quy định rõ trình tự thực hiện, số bộ hồ sơ phải nộp của thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính trong việc tìm hiểu nội dung thông tin của thủ tục và chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ; đồng thời cơ quan thực hiện thủ tục hành chính cũng thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của tổ chức và cá nhân có liên quan đến thủ tục.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 10.558.800 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 9.046.800 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.512.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14%
2. Nhóm các thủ tục:
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu; số hồ sơ TTHC: T-STG-189988-TT.
- Cấp bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu; Số hồ sơ TTHC: T-STG-189993-TT.
- Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu; Số hồ sơ TTHC: T-STG-190014-TT.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định số bộ hồ sơ mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:
Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết: “Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu”, cụ thể như sau:
+ Bộ phận một cửa: 1/2 ngày;
+ Phòng chuyên môn: 07 ngày;
+ Lãnh đạo ký duyệt: 02 ngày;
+ Trả kết quả: 1/2 ngày.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính quy định thời hạn giải quyết “Trong thời hạn 30 ngày” là khoảng thời gian quá dài so với việc xem xét và thẩm định thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 16, Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp và rút ngắn thời hạn giải quyết của thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 278.620.600 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 96.802.600 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 181.815.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 65%
3. Thủ tục: Xác nhận đáp ứng đủ điều kiện về kho chứa và cơ sở xay xát thóc gạo.
Số hồ sơ TTHC: T-STG-178935-TT
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về trình tự thực hiện:
Đề nghị quy định rõ trình tự và cách thức thực hiện việc xác nhận đủ điều kiện về kho chứa và cơ sở xay xát thóc gạo: “Thương nhân có yêu cầu xác nhận đủ điều kiện về kho chứa và cơ sở xay xát thóc gạo, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Sở Công thương nơi đặt kho chứa và cơ sở xay xát”.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định rõ trình tự và cách thức thực hiện.
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 04 bộ, Trong đó:
+ Sở Công thương lưu 01 bộ;
+ Sở Nông nghiệp - PTNT lưu 01 bộ;
+ Thương nhân lưu 01 bộ;
+ Gửi Bộ Công Thương 01 bộ.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định số bộ hồ sơ mà thương nhân phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghi thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 6 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, để quy định cụ thể trình tự và cách thức thực hiện khi thương nhân có yêu cầu xác nhận đủ điều kiện về kho chứa và cơ sở xay xát thóc gạo, số lượng hồ sơ phải chuẩn bị để nộp khi thương nhân có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, nhằm tạo sự thống nhất khi giải quyết thủ tục hành chính ở các Sở Công thương và thuận tiện cho thương nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 617.680 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 408.680 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 209.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34%
4. Nhóm thủ tục: (rà soát độc lập)
- Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu trong phạm vi một tỉnh, số hồ sơ TTHC: T-STG-112623-TT;
- Cấp lại giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu trong phạm vi một tỉnh, số hồ sơ TTHC: T-STG-112632-TT
4.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định nộp bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Lý Do: Việc yêu cầu nộp bản sao hợp lệ đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế theo quy định tại tiết b, điểm 2, khoản C, mục III Thông tư số 10/2008/TT-BCT làm cho thương nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
Lý Do: Thông tư số 10/2008/TT-BCT chưa quy định số bộ hồ sơ phải nộp khi có yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu trong phạm vi một tỉnh.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi: tiết b, điểm 2, khoản C, mục III, thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
- Đề nghị bổ sung vào điểm 2, khoản C, Mục III, thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1. 514.487.500 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.471.562.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 42.925.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,5 %.
5. Thủ tục: Phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản chất nguy hiểm thuộc nhóm C
Số hồ sơ TTHC: T-STG-178993-TT
5.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về trình tự thực hiện:
Đề nghị quy định rõ Quy trình xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Lý do: Nhằm thực hiện thống nhất và tạo thuận lợi cho thương nhân khi xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
b) Cần quy định rõ đơn vị tính của khối lượng (tấn, kilo gam, gam...) hóa chất vượt ngưỡng tương ứng phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thuộc danh mục hóa chất quy định tại phụ lục IV về danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn kèm theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP để thương nhân có đủ cơ sở xây dựng kế hoạch.
Lý do: Tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP quy định danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn không quy định đơn vị tính của khối lượng hóa chất.
c) Bãi bỏ Văn bản cam kết thực hiện xây dựng Biện pháp phòng ngừa quy định trong Công văn số 8531/BCT-HC ngày 14/2/2011 của Bộ Công thương.
Lý do: Văn bản cam kết này chỉ áp dụng khi các doanh nghiệp chưa xây dựng được Kế hoạch phòng ngừa kịp thời. Sau khi có Kế hoạch và được phê duyệt thì văn bản cam kết không còn giá trị. Ngoài ra để công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất được chặt chẽ, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hóa chất thuộc danh mục hóa chất có điều kiện phải xây dựng kế hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5.2. Kiến nghị thực thi
a) Sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 1, Điều 34, Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 quy định cụ thể một số Điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Hóa chất.
b) Sửa đổi Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 26/2010, ngày 28/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Hóa chất.
c) Bãi bỏ Công văn số 8531/BCT-HC ngàỵ 14/2/2011 của Bộ Công Thương quy định doanh nghiệp có văn bản cam kết thực hiện xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc quy định rõ Quy trình xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, cùng với việc quy định rõ đơn vị tính của khối lượng (tấn, kilo gam, gam...) hóa chất vượt ngưỡng tương ứng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Bên cạnh đó việc quy định doanh nghiệp có văn bản cam kết thực hiện xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là không cần thiết.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.391.900 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 6.354.100 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 37.800 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1 %.
6. Thủ tục: Đăng ký hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung
Số hồ sơ TTHC: T-STG-202324-TT
6.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:
Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
+ Bộ phận 1 cửa: 1/2 ngày
+ Phòng chuyên môn: 11 ngày
+ Lãnh đạo ký duyệt: 2 ngày
+ Trả kết quả: 1/2 ngày.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính quy định thời hạn giải quyết “Chậm nhất hai mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm ra thông báo về việc chấp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung và gửi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh”, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian giải quyết xuống còn 14 ngày.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị pháp lý hóa quy định mẫu đơn Đăng ký hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung
Lý do: Văn bản quy định Mẫu đơn là Quyết định hành chính của Bộ Công Thương, chưa đúng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
6.2. Kiến nghị thực thi:
a) Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
b) Đề nghị Bộ Công thương ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế Quyết định số 659/QĐ-BCT ngày 15/2/2012 của Bộ Công thương về việc ban hành Mẫu Đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung
6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 187.463.800 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 133.031.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 54.432.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29 %.
7. Thủ tục: Thẩm định công trình điện (báo cáo kinh tế kỹ thuật)
Số hồ sơ TTHC: T-STG-001578-TT
7.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết.
- Đối với dự án nhóm B: Thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
+ Bộ phận 1 cửa: 1/2 ngày
+ Phòng chuyên môn: 08 ngày
+ Lãnh đạo ký duyệt: 1 ngày
+ Trả kết quả: 1/2 ngày.
- Đối với dự án nhóm C: Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
+ Bộ phận 1 cửa: 1/2 ngày
+ Phòng chuyên môn: 05 ngày
+ Lãnh đạo ký duyệt: 1 ngày
+ Trả kết quả: 1/2 ngày.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính quy định:
- Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B.
- Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
7.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm c, Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Đối với dự án nhóm B:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 157.600.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 107.200.000 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 50.400.000 đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32%.
- Đối với dự án nhóm C:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 107.200.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 76.960.000 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 30.240.000 đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28 %.
II. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo (04 thủ tục)
1. Thủ tục: Cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc
Số hồ sơ: T-STG-211405-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về quy định phí, lệ phí:
Đề nghị quy định lệ phí về cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ: Mức đề xuất: 10.000đ/1 bản.
Lý do: Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thu lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực (theo Thông tư số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực), thì việc áp dụng lệ phí cấp bản sao 3.000đ/ bản sao là không phù hợp, vì phôi bản sao văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp, việc xem xét để cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ, do đó chi phí hành chính để thực hiện việc cấp bản sao sẽ cao hơn so với mức thu do Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính quy định.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Đề nghị ban hành mẫu “Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ” để tạo điều kiện cho cá nhân cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin cho cơ quan thực hiện TTHC trong việc xin cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ.
Lý do: Văn bản quy định TTHC chưa quy định.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị quy định bổ sung lệ phí cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ vào Thông tư số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực;
- Đề nghị bổ sung thêm mẫu “Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ” tại Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Việc quy định thống nhất mức thu lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC sẽ bảo đảm việc thu lệ phí và nộp lệ phí được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Hỗ trợ một phần chi phí phải bỏ ra khi cơ quan hành chính thực hiện TTHC để giải quyết đề nghị của cá nhân.
- Việc quy định mẫu đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ nhằm tạo điều kiện cho cá nhân cung cấp đầy đủ thông tin để cơ quan hành chính thực hiện nhanh chóng, chính xác theo đề nghị của cá nhân.
2. Thủ tục: Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ:
Số hồ sơ: T-STG-211406-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Đề nghị ban hành mẫu "Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ" để tạo điều kiện cho cá nhân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan thực hiện TTHC trong việc đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.
Lý do: Văn bản quy định TTHC chưa có quy định.
b) Về mẫu kết quả TTHC
- Đề nghị ban hành mẫu “Quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ" nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thực hiện TTHC trong việc soạn thảo Quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bổ sung thêm mẫu ”Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ" và mẫu “Quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ" tại Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ- BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Việc quy định mẫu ”Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ“ và mẫu “Quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ“ nhằm tạo điều kiện cho cá nhân cung cấp đầy đủ thông tin và cơ quan hành chính thuận tiện trong giải quyết yêu cầu của cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
3. Nhóm các thủ tục:
- Thủ tục: Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp; số hồ sơ: T-STG-008565-TT;
- Thủ tục: Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài hoạt động hợp pháp tại nước ngoài; số hồ sơ: T-STG-008591-TT.
3.1. Nội dung đơn giản hóa
Về số bộ hồ sơ:
Đề nghị quy định số bộ hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính quy định số bộ hồ sơ phải nộp là 02 bộ. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là người có thẩm quyền công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông và nơi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng tốt nghiệp cũng tại Sở Giáo dục và đào tạo nên việc lưu trữ hồ sơ chỉ cần 01 bộ là đủ.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi Điểm a, Khoản 1, Điều 5, Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.059.000đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 6.189.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 870.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12%
III. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư (05 thủ tục)
1. Thủ tục: Đăng ký kinh doanh của tổ chức khoa học, công nghệ đối với tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí
Số hồ sơ TTHC: T-STG-024809-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định nộp bản phô tô các giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Lý do: Việc yêu cầu nộp bản sao hợp lệ đối với các giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề của tổ chức khoa học, công nghệ làm cho đối tượng tuân thủ thủ tục hành chính phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực các loại giấy tờ trên.
b) Về pháp lý hóa thủ tục hành chính:
Đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định toàn bộ các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính nêu trên theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Lý do: Thủ tục hành chính nêu trên được quy định trong văn bản hành chính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ Công văn số 3831/BKH-PTDN ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 12.392.500 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 10.752.500 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.640.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13%
2. Thủ tục: Đăng ký hoạt động Chi nhánh đối với tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí
Số hồ sơ TTHC: T-STG-024813-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
- Đề nghị bãi bỏ quy định nộp các loại giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao Điều lệ tổ chức;
+ Thông báo mã số đơn vị trực thuộc.
Lý do: Hiện nay quản lý đăng ký kinh doanh đã được thực hiện trên hệ thống mạng quốc gia và áp dụng trên phạm vi toàn quốc, nên chỉ cần xem thông tin của tổ chức khoa học công nghệ trên mạng là biết được tình trạng hoạt động của tổ chức đó và Điều lệ chỉ cần thiết cho doanh nghiệp mẹ.
- Đề nghị quy định nộp bản phô tô chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Lý do: Việc yêu cầu nộp bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh làm cho đối tượng tuân thủ thủ tục hành chính phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực chứng chỉ hành nghề.
b) Về pháp lý hóa thủ tục hành chính:
Đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định toàn bộ các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính nêu trên theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chinh phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Lý do: Thủ tục hành chính nêu trên được quy định trong văn bản hành chính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ Công văn số 3831/BKH-PTDN ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 10.228.750 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.264.250 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 6.982.500 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32%
3. Thủ tục: Đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện đối với tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí:
Số hồ sơ TTHC: T-STG-025519-TT
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
- Đề nghị bãi bỏ quy định nộp các loại giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao Điều lệ tổ chức;
+ Thông báo mã số đơn vị trực thuộc.
Lý do: Hiện nay quản lý đăng ký kinh doanh đã được thực hiện trên hệ thống mạng quốc gia và áp dụng trên phạm vi toàn quốc, nên chỉ cần xem thông tin của tổ chức khoa học công nghệ trên mạng là biết được tình trạng hoạt động của tổ chức đó và Điều lệ chỉ cần thiết cho doanh nghiệp mẹ.
b) Về pháp lý hóa thủ tục hành chính:
Đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định toàn bộ các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính nêu trên theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Lý do: Thủ tục hành chính nêu trên được quy định trong văn bản hành chính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ Công văn số 3831/BKH-PTDN ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 9.305.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.142.500 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 6.162.500 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34%
4. Thủ tục: Đăng ký hoạt động Địa điểm đối với tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí
Số hồ sơ TTHC: T-STG-025528-TT
4.1. Nội dung đơn giản hóa
Về pháp lý hóa thủ tục hành chính:
Đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định toàn bộ các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính nêu trên theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Lý do: Thủ tục hành chính nêu trên được quy định trong văn bản hành chính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ Công văn số 3831/BKH-PTDN ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc pháp lý hóa văn bản quy định thủ tục hành chính nhằm đảm bảo khi ban hành đúng thẩm quyền, đầy đủ các bộ phận tạo thành và thực hiện thống nhất trong cả nước.
5. Thủ tục: Đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký kinh doanh đối với tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí
Số hồ sơ TTHC: T-STG-025543-TT
5.1. Nội dung đơn giản hóa
Về pháp lý hóa thủ tục hành chính:
Đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định toàn bộ các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính nêu trên theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Lý do: Thủ tục hành chính nêu trên được quy định trong văn bản hành chính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ Công văn số 3831/BKH-PTDN ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc pháp lý hóa văn bản quy định thủ tục hành chính nhằm đảm bảo khi ban hành đúng thẩm quyền, đầy đủ các bộ phận tạo thành và thực hiện thống nhất trong cả nước
IV. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ (06 thủ tục)
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Số hồ sơ TTHC: T-STG-002491-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định nộp bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Lý do: Việc yêu cầu nộp bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại điểm 1.2, khoản 1, mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV làm cho doanh nghiệp phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ mà doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính. Đề xuất quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ để lưu hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ.
Lý do: Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV chưa quy định số bộ hồ sơ phải nộp khi đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi: tiết b, điểm 1.2, khoản 1, mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Đề nghị bổ sung vào điểm 1.2, khoản 1, mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, kinh doanh rượu, số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.357.676 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.138.446 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 219.230 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7%
2. Thủ tục: Chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Số hồ sơ TTHC: T-STG-002497-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định nộp bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Lý do: Việc yêu cầu nộp bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại điểm 2.2, khoản 2, mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV làm cho doanh nghiệp phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ mà doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính. Đề xuất quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ để lưu hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ.
Lý do: Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV chưa quy định số bộ hồ sơ phải nộp khi đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi: tiết c, điểm 2.2, khoản 2, mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Đề nghị bổ sung vào điểm 2.2, khoản 2, mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, kinh doanh rượu, số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.357.676 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.138.446 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 219.230 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7%
3. Nhóm thủ tục (04 thủ tục) gồm:
- Tuyển chọn tổ chức, xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh: T-STG-002534-TT
- Tuyển chọn tổ chức, xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh: T-STG-002493-TT
- Tuyển chọn tổ chức, xét chọn dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh: T-STG-002455-TT
- Tuyển chọn tổ chức, xét chọn dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh: T-STG-002450-TT
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về trình tự thực hiện:
Đề nghị quy định rõ trình tự thực hiện TTHC như sau:
- Khi có thông báo tuyển chọn, tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
- Công chức kiểm tra hồ sơ: trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đến nộp hoàn chỉnh hồ sơ cho kịp thời.
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì việc mở hồ sơ và tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành để đánh giá hồ sơ. Sở Khoa học và Công nghệ xem xét và có thông báo kết quả tuyển chọn.
Lý do: văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định.
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định giảm số lượng hồ sơ phải nộp xuống còn 01 bộ hồ sơ gốc.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính quy định số bộ hồ sơ phải nộp gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 15 bộ bản sao. Để tạo thuận lợi, giảm gánh nặng tài chính cho người thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị giảm xuống còn 01 bộ hồ sơ gốc.
c) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị ban hành mẫu đối với các loại thành phần hồ sơ, gồm: đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án; đề cương đề tài, dự án; tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án; lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án.
Lý do: nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức cung cấp đầy đủ thông tin và cơ quan hành chính thực hiện nhanh chóng, chính xác.
d) Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:
Đề nghị quy định rõ thời hạn giải quyết của thủ tục hành chính là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định thời gian giải quyết.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi khoản 2, Điều 12, Chương III của Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 12/5/2008 ban hành Quy định về xác định, tuyển chọn nhiệm vụ, thẩm định và đánh giá nghiệm thu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng để giảm số lượng hồ sơ.
- Bổ sung vào Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND các điều, khoản quy định về: biểu mẫu để áp dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết và trình tự thực hiện thủ tục hành chính.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.012.530 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.506.454 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 506.076 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%
V. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng (08 thủ tục)
1. Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
Số hồ sơ TTHC: T-STG-000458-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp xuống còn 01 bộ.
Lý do: Theo quy định hiện hành số lượng hồ sơ phải nộp là 02 bộ, việc quy định nộp 02 bộ là không cần thiết cho cơ quan thực hiện TTHC cũng như gây tốn kém chi phí tuân thủ TTHC cho đối tượng thực hiện TTHC.
b) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
+ Bộ phận một cửa: 1/2 ngày;
+ Phòng chuyên môn: 07 ngày;
+ Hội đồng tư vấn: 01 ngày;
+ Phòng chuyên môn: 04 ngày;
+ Trình lãnh đạo ký duyệt: 02 ngày;
+ Hoàn trả kết quả: 1/2 ngày.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính quy định thời hạn giải quyết là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là khoản thời gian quá dài, trên thực tế Sở Xây dựng chỉ cần 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là có thể xét cấp chứng chỉ theo yêu cầu, việc rút ngắn thời hạn giải quyết còn tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC.
c) Về thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ hành nghề:
Đề nghị kéo dài thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ hành nghề lên 10 năm.
Lý do: Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định thời hạn hiệu lực của chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng là 05 năm, để tạo điều kiện thuận lợi, giảm gánh nặng của các tổ chức, cá nhân khi giấy chứng nhận hết hạn phải xin cấp lại, đề nghị tăng thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận lên 10 năm.
d) Về mức thu lệ phí:
Đề nghị giảm mức thu lệ phí xuống còn 200.000 đồng/chứng chỉ.
Lý do: Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01/3/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng là 300.000 đồng/chứng chỉ là khá cao đối với việc xin cấp mới một chứng chỉ hành nghề (tăng 50% so với mức phí cũ), trong khi đó mẫu phôi, quy trình cấp chứng chỉ hành nghề cũng không có gì thay đổi.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3, Điều 8 Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng để giảm số lượng hồ sơ phải nộp và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC;
- Sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 2 Điều 8 Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng để tăng thời gian hiệu lực của chứng chỉ hành nghề;
- Sửa đổi, bổ sung Mục a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01/3/2012 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng để giảm lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 73.120.545 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 24.648.654 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 48.471.891 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66%
2. Thủ tục: Cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng (trong trường hợp chứng chỉ bị rách, nát hoặc mất)
Số hồ sơ TTHC: T-STG-197788-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định thêm thành phần hồ sơ, cụ thể như sau:
- 01 ảnh màu cỡ 3x4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề nghị cấp lại chứng chỉ;
- 01 bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm theo bản chính để đối chiếu).
Lý do: Văn bản quy định TTHC không quy định
2.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 15, Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng để quy định thêm thành phần hồ sơ.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Việc quy định nộp 01 ảnh màu 3x4, để cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề dán vào Chứng chỉ và đóng dấu nổi nơi dán ảnh theo quy định và cấp lại cho cá nhân có yêu cầu đề nghị cấp lại chứng chỉ trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.
- Việc quy định nộp 01 bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm theo bản chính để đối chiếu), giúp cho cơ quan cấp chứng chỉ có cơ sở để đối chiếu với các thông tin mà cá nhân đã khai trong đơn đề nghị. (Hiện nay cổ một số trường hợp cá nhân xin cấp lại giấy chứng minh nhân dân, nên các thông tin trong hồ sơ lưu tại cơ quan cấp chứng chỉ không chính xác với các giấy tờ hiện tại).
3. Thủ tục: Góp ý thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình
Số hồ sơ TTHC: T-STG-102234-TT
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về trình tự và cách thức thực hiện:
Đề nghị quy định cụ thể trình tự và cách thức thực hiện như sau:
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư, đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều 2, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan đến dự án.
- Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
Lý do: Văn bản quy định TTHC quy định chưa rõ ràng.
b) Về thành phần và số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định thêm thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cho ý kiến về thiết kế cơ sở
- Số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định TTHC chưa quy định
c) Về thời gian giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời gian xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở, cụ thể như sau:
- Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm B;
- Không quá 07 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
Lý do: Tạo điều kiện cho đơn vị thẩm định dự án sớm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, đồng thời giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thẩm định dự án.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung tiết a, khoản 1, Điều 2, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình để quy định trình tự và cách thức thực hiện thủ tục hành chính.
- Sửa đổi, bổ sung tiết c, khoản 1, Điều 2, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình để rút ngắn thời gian xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 8, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình để bổ sung thêm thành phần hồ sơ và quy định số lượng hồ sơ phải nộp.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc quy định rõ trình tự, cách thức thực hiện cũng như số lượng hồ sơ phải nộp để thực hiện TTHC nhằm giúp cho các đơn vị đầu mối thẩm định dự án và các doanh nghiệp thực hiện thủ tục thẩm định dự án chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp hồ sơ thuận tiện, dễ dàng, hạn chế sự hiểu nhầm, đi lại tốn kém, gây khó khăn khi thực hiện TTHC.
* Đối với dự án nhóm B
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 126.511.898 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 87.646.662 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 38.865.236 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31 %
* Đối với dự án nhóm C
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 86.987.930 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 63.932.282 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 23.055.648 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27 %
4. Thủ tục: Cấp giấy phép quy hoạch
Số hồ sơ TTHC: T-STG-197983-TT
4.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời gian giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
+ Bộ phận một cửa Sở Xây dựng: 1/2 ngày;
+ Phòng chuyên môn: 12 ngày;
+ Lãnh đạo Sở Xây dựng ký duyệt: 02 ngày;
+ Văn thư Sở XD: 1/2 ngày;
+ Bộ phận một cửa VP.UBND tỉnh: 1/2 ngày;
+ Phòng chuyên môn: 04 ngày;
+ Lãnh đạo UBND tỉnh ký duyệt: 02 ngày;
+ Trả kết quả: 1/2 ngày.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính quy định thời hạn giải quyết là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là khoản thời gian quá dài, trên thực tế chỉ cần 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là có thể xét cấp giấy phép theo yêu cầu, việc rút ngắn thời hạn giải quyết còn tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC.
b) Về phí, lệ phí:
Đề nghị chia làm 02 mức thu Lệ phí cấp giấy phép quy hoạch, cụ thể như sau:
+ Giấy phép quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng công trình riêng rẽ: Mức thu là 1.000.000 đồng/1 giấy phép;
+ Giấy phép quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung: Mức thu là 2.000.000 đồng/1 giấy phép.
Lý do: Thông tư số 23/2012/TT-BTC ngày 16/2/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí cấp giấy phép quy hoạch là 2.000.000 đồng/giấy phép không phân biệt công trình riêng rẽ hay công trình tập trung.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3, Điều 37, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị để rút ngắn thời gian giải quyết.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 2, Thông tư số 23/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
* Đối với công trình riêng rẽ:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 399.185.072 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 199.774.819 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 199.410.253 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50 %
* Đối với công trình tập trung:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 399.185.072 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 217.374.819 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 181.810.253 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 46 %
5. Nhóm các thủ tục:
- Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng: T-STG-198052-TT;
- Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu: T-STG-197935-TT;
- Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã: T-STG-197898-TT;
- Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết: T-STG-197959-TT.
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về trình tự thực hiện:
Đề nghị quy định rõ trình tự thực hiện cụ thể như sau: “Chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Sở Xây dựng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ”.
Lý do: Nhằm thực hiện thống nhất đối với tất cả các Sở Xây dựng trong phạm vi cả nước và tạo thuận lợi cho chủ đầu tư khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp, đề xuất quy định 02 bộ, trong đó 01 bộ sẽ lưu lại cơ quan thẩm định, 01 bộ có đóng dấu đã thẩm định để trả lại cho chủ đầu tư.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định.
c) Về thời gian giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết, cụ thể: “Sở Xây dựng thẩm định trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ”. Trong đó:
+ Bộ phận một cửa Sở Xây dựng: 1/2 ngày;
+ Phòng chuyên môn: 12 ngày;
+ Lãnh đạo Sở Xây dựng ký duyệt: 02 ngày;
+ Văn thư Sở XD: 1/2 ngày;
+ Bộ phận một cửa VP.UBND tỉnh: 1/2 ngày;
+ Phòng chuyên môn: 03 ngày;
+ Lãnh đạo UBND tỉnh ký duyệt: 01 ngày;
+ Trả kết quả: 1/2 ngày.
Lý do: Rút ngắn thời gian giải quyết nhằm tạo thuận lợi và giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện thủ tục hành chính.
5.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 33, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Điều 5, Điều 6, Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị để quy định số lượng hồ sơ phải nộp.
- Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c, Khoản 2, Điều 32, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 284.607.770 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 166.035.866 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 118.571.904 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42 %
VI. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động Thương binh và Xã hội (05 thủ tục) (rà soát độc lập)
1. Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Số hồ sơ: T-STG-209677-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết, cụ thể như sau: "Cơ quan lao động có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định"
Lý do: Văn bản quy định 20 ngày, rút ngắn thời hạn giải quyết nhằm giúp cho người lao động sớm được hưởng bảo hiếm thất nghiệp, giải quyết phần nào khó khăn trong cuộc sống.
b) Về số lượng hồ sơ phải nộp:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định số bộ hồ sơ mà người lao động phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 38, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-LĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 10.210.500.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 7.697.500.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 2.513.000.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%
2. Thủ tục: Hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp một lần
Số hồ sơ: T-STG-209709-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết, cụ thể như sau: "Cơ quan lao động có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định"
Lý do: Văn bản quy định 20 ngày, rút ngắn thời hạn giải quyết nhằm giúp cho người lao động sớm được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết phần nào khó khăn trong cuộc sống.
b) Về số lượng hồ sơ phải nộp:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định số bộ hồ sơ mà người lao động phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 38, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-LĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 5.082.000.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.822.000.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.260.000.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%
3. Thủ tục: Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp về học nghề
Số hồ sơ: T-STG-209762-TT
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn giải quyết:
- Đề nghị quy định rõ thời hạn giải quyết, đề xuất quy định cụ thể như sau:
- “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định nghề, mức hỗ trợ học nghề, thời gian học nghề, nơi học nghề, dự thảo Quyết định về việc hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký quyết định”.
- “Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký Quyết định, Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả chi phí dạy nghề cho cơ sở dạy nghề (bao gồm cả Trung tâm Giới thiệu việc làm thực việc dạy nghề cho người thất nghiệp); một bản lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giớị thiệu việc làm để tiếp tục thực hiện việc tư vấn giới thiệu việc làm sau khi học nghề; một bản gửi cho cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; một bản gửi người lao động để thực hiện”.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính không quy định
b) Về số lượng hồ sơ phải nộp:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định số bộ hồ sơ mà người lao động phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Tiết b, Khoản 3, Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-LĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Quy định rõ thời hạn giải quyết, số lượng hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính giúp cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi.
4. Thủ tục: Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (trường hợp trước khi người lao động có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp)
Số hồ sơ : T-STG-209770-TT
4.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn giải quyết:
- Đề nghị quy định rõ thời hạn giải quyết, đề xuất quy định cụ thể như sau: “Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động và kèm theo đăng ký thất nghiệp của người Ịao động đó trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính không quy định.
b) Về số lượng hồ sơ phải nộp:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định số bộ hồ sơ mà người lao động phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
4.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 10 Thông tư 32/2010/TT-LĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Quy định rõ thời hạn giải quyết, số lượng hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính, giúp cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi.
5. Thủ tục Chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp (trường hợp sau khi có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp)
Số hồ sơ: T-STG-209782-TT
5.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn giải quyết:
- Đề nghị quy định rõ thời hạn giải quyết, đề xuất quy định cụ thể như sau: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đề nghị của người lao động (kèm theo bản Đăng ký thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, Đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các giấy tờ có liên quan của người lao động đó) và thông báo bằng văn bản với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đó.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính không quy định.
b) Về số lượng hồ sơ phải nộp:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định số bộ hồ sơ mà người lao động phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
5.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 10 Thông tư 32/2010/TT-LĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Quy định rõ thời hạn giải quyết, số lượng hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính giúp cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN:
1. Thủ tục: Cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) rượu (rà soát độc lập)
Số hồ sơ TTHC: T-STG-211053-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định nộp bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Lý Do: Việc yêu cầu nộp bản sao hợp lệ đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế theo quy định định tại tiết b, điểm khoản C, mục III Thông tư số 10/2008/TT-BCT làm cho thương nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
Lý Do: Thông tư số 10/2008/TT-BCT chưa quy định số bộ hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
c) Về thời gian giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết xuống còn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Lý do: Văn bản quy định TTHC quy định thời gian giải quyết là 15 ngày. Trong khi việc cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu cấp huyện chỉ thực hiện trên cơ sở kiểm tra, xem xét các giấy tờ do cá nhân nộp mà không cần phải xin ý kiến tham vấn hay thỏa thuận của các cơ quan hành chính khác.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung: tiết b, điểm 2, khoản C, mục III, Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày, 25/7/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu để sửa đổi thành phần hồ sơ và quy định số lượng hồ sơ phải nộp.
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung tiết b, điểm 3, khoản C, Mục III, Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 40.818.870 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 22.278.670 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 18.540.200 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 45 %.
2. Thủ tục: Cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (rà soát độc lập)
Số hồ sơ TTHC: T-STG-211051-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định nộp bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Lý Do: Việc yêu cầu nộp bản sao hợp lệ đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế theo quy định định tại tiết b, điểm 4, khoản B, mục II Thông tư số 10/2008/TT-BCT làm cho thương nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế
b) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
Lý Do: Thông tư số 10/2008/TT-BCT chưa quy định số bộ hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
c) Về thời gian giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết xuống còn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Lý do: Văn bản quy định TTHC quy định thời gian giải quyết là 15 ngày. Trong khi việc cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh đối với cấp huyện chỉ thực hiện trên cơ sở kiểm tra, xem xét các giấy tờ do cá nhân nộp mà không cần phải xin ý kiến tham vấn hay thỏa thuận của các cơ quan hành chính khác.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung: tiết b, điểm 4, khoản C, mục II, Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu để sửa đổi thành phần hồ sơ và quy định số lượng hồ sơ phải nộp.
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung: tiết c, điểm 4, khoản C, mục II, Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu để rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 37.323.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 18.783.300 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 18.540.200 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50 %.
3. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng tạm công trình, nhà ở riêng lẻ đô thị (thuộc phạm vi thẩm quyền UBND cấp huyện)
Số hồ sơ TTHC: T-STG-207657-TT
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị bãi bỏ “Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng” trong thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tạm công trình, nhà ở riêng lẻ đô thị.
Lý do: Trong đơn xin cấp phép xây dựng tạm đã có phần cam kết của người làm đơn.
b) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết xuống còn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính quy định thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc, rút ngắn thời gian giải quyết nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ Khoản 2, Điều 63, Luật Xây dựng năm 2003.
- Sửa đổi Khoản 4, Điều 25, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình để rút ngắn thời gian giải quyết đối với thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đô thị.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 115.220.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 57.020.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 58.200.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51%.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.