ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1258/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 9 tháng 5 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ THÚ Y
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y;
Xét tình hình thực tế về !các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Chăn nuôi Thú y trên địa bàn;
Theo đề nghị của. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình Số 779/TT-SNN ngày 09/5/2008,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động hành nghề Thú y tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kê từ ngày ký. Các văn bản trước đây của tỉnh quy định về hành nghề thú y trái với nội dung Quy chế kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chi cục Thú y; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; các tổ chức, cá nhân hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ THÚ Y
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1258/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng áp dụng
Qui chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến việc hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Phạm vi hành nghề thú y
1. Tiêm phòng, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật.
2. Phẫu thuật động vật.
3. Sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
4. Kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
5. Các hoạt động tư vấn, dịch vụ khác có liên quan đến thú y.
Điều 3. Điều kiện đối với người hành nghề thú y
1. Có bằng cấp phù hợp với chuyên môn hành nghề.
2. Có chứng chỉ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thú y cấp.
3. Có phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ thú y phù hợp với hình thức đăng ký hành nghê.
4. Có đủ sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp.
Điều 4. Thẩm quyền, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y
1. Chi cục Thú y tỉnh có trách nhiệm kiểm tra điều kiện và cấp chứng chỉ hành nghề thú y cho cá nhân hành nghề thú y theo quy định của Pháp lệnh Thú y.
2. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ đến Trạm thú y huyện.
Chương 2
NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Điều 5: Quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Thú y:
1. Chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện công tác chuyên môn dưới sự giám sát của Ban chăn nuôi thú y xã và hướng dẫn của Trạm Thú y huyện.
2. Thực hiện các dịch vụ Thú y theo quy định.
Điều 6: Thủ tục cấp, thời hạn của chứng chỉ hành nghề thú y
1. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y được thực hiện theo quy định tại các khoản 1 và khoản 3 Điều 65 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
2. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y được Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý, gửi hồ sơ đến Trạm thú y huyện để tổng hợp, thẩm định các điều kiện để trình Chi cục thú y cấp chứng chỉ.
3. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Chi cục Thú y tỉnh tổ chức.
4. Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xét nghiệm, xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật; phẫu thuật động Vật; sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề tại một cơ sở.
5. Thời hạn của chứng chỉ hành nghề thú y là 05 năm kể từ ngày ký. Trước khi Chứng chỉ hành nghề hết hạn một tháng, người được cấp Chứng chỉ hành nghề muốn tiếp tục hành nghề phải làm thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề.
Điều 7. Thẩm quyền và trình tự thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y
1. Chi cục thú y có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Khi phát hiện hoặc được thông báo về các trường hợp vi phạm cần phải thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y theo quy định, Chi cục trưởng Chi cục Thú y ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y và kiểm tra việc thực hiện quyết định thu hồi; đông thời đê nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo Pháp lệnh Thú y.
Điều 8. Thẩm quyền, trình tự kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y
1. Cá nhân, tổ chức hành nghề phẫu thuật động vật, xét nghiệm chẩn đoán phi lâm sàng; sản xuất, kinh doanh, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở theo quy định.
2. Chi cục thú y có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở trước khi cấp chứng chỉ hành nghề hoặc trước khi cơ sở bắt đầu hoạt động theo quy định.
3. Cá nhân, tổ chức phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y cơ sở hành nghề theo quy định của pháp luật vê thú y trong suốt quá trình hoạt động; nếu vi phạm thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan.
Chương 3
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HÀNH NGHỀ THÚ Y
Điều 9: Tổ chức,cá nhân hành nghề thú y có các quyền sau đây:
1. Được thực hiện các dịch vụ nhằm ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ và phát triển đàn gia súc, gia cầm theo yêu cầu của chủ vật nuôi mà Chứng chỉ hành nghề cho phép.
2. Được quyền từ chối dịch vụ thú y khi không đủ khả năng, phương tiện hoặc ngoài lĩnh vực được phép hành nghề.
3. Được nhận tiền thù lao từ các khoản dịch vụ theo quy định của Nhà nước và sự thỏa thuận giữa chủ vật nuôi với người hành nghề dịch vụ thú y.
4. Được tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ (khi được mời) và được đăng ký theo học các khóa đào tạo về công tác Chăn nuôi thú y do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
5. Tham gia Hội Thú y hoặc các Hội nghề nghiệp khác có liên quan.
6. Được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ- được hưởng thù lao khi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Điều 10: Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật ve Thú y, pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hành nghề. Không được cho thuê mượn giả mạo Chứng chỉ hành nghề Thú y hoặc các hành vi bị cấm khác mà Pháp lệnh Thú y đã quy định.
2. Theo dõi, ghi chép và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Trạm Thú y cấp huyện và Chi cục Thú y tỉnh khi phát hiện hoặc nghi ngờ có bệnh, dịch nguy hiểm của động vật, bệnh từ động vật lây sang người; một số bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh, các diễn biến dịch bệnh bất thường khác và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về Thú y để nhanh chóng đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả.
3. Tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm do chính quyền địa phương và cơ quan Thú y tổ chức (khi được yêu cầu).
4. Thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo sự điều động của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về Thú y.
5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thú y, các kiến thức về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
6. Cung cấp thông tin cho việc điều tra về Thú y; thống kê và báo cáo số liệu theo yêu cầu của Thú y địa phương về các hoạt động chuyên môn (khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật xảy ra).
7. Phải nộp phí, lệ phí theo quy định cho việc đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hành nghề của mình; phải bồi thường theo quy định của pháp luật nêu do hành nghề mà gây nên thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
9. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Chương 4
XỬ LÝ VI PHẠM
Các tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải thực hiện nghiêm túc các nội dung của bản quy chế, nêu vi phạm tùy theo mức độ có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, bị xử lý theo Nghị định số 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ vê xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Chương 5
TỒ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11: Các tổ chức và cá nhân được quy định tại điều 1 của bản Quy chế này phải tuân thủ những quy định của Pháp lệnh Thú y.
Điều 12: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn triển khai và tổ chức kiểm tra, xử lý việc thực hiện Quy chế này.
Điều 13: Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai, thực hiện nghiêm túc các nội dung Quy chế theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề thú y trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Yêu cầu các Sở, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc; trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để bổ sung, giải quyết
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.