ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1240/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 6 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN DỰ ÁN QUY HOẠCH KHẢO CỔ HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 744/TTr-SVHTTDL ngày 06/6/2017 về việc xem xét thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư số 244/BCTĐ-SKHĐT ngày 19/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
1. Tên dự án: Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Quảng Ngãi.
3. Chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Mục tiêu qui hoạch:
Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định vị trí, đánh giá hiện trạng địa điểm di tích khảo cổ học, các khu vực có tiềm năng về khảo cổ, lập hồ sơ khoa học về di tích khảo cổ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
5. Phạm vi qui hoạch:
5.1 Về không gian: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
5.2 Về thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
6. Nội dung, nhiệm vụ dự án: Chi tiết có Đề cương kèm theo.
7. Sản phẩm giao nộp:
- Thuyết minh đồ án Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030;
- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
- Hồ sơ báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, thám sát về di tích và di vật.
- Hệ thống hồ sơ tư liệu gốc về di tích, di vật gồm: hồ sơ ảnh, sơ đồ...cụ thể: báo cáo tổng hợp, phụ lục, bảng biểu minh họa, bản ảnh, bản vẽ...
- Đĩa USB chứa toàn bộ thuyết minh, báo cáo, các thông tin, dữ liệu, bảng biểu, bản ảnh, bản vẽ hiện trạng và quy hoạch.
8. Tổng dự toán: 697.290.000 đồng (Sáu trăm chín mươi bảy triệu hai trăm chín mươi nghìn đồng), trong đó:
- Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán: | 6.959.000 đồng |
- Chi phí xây dựng quy hoạch: | 233.835.000 đồng |
- Chi phí quản lý và điều hành: | 37.581.000 đồng |
- Chi phí khảo sát thực địa: | 387.500.000 đồng |
- Thuế VAT 5%: | 31.415.000 đồng |
9. Nguồn vốn: vốn ngân sách tỉnh.
10. Hình thức quản lý thực hiện dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
11. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2017.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai lập đồ án quy hoạch theo đúng quy định và nhiệm vụ được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH KHẢO CỔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch.
2. Căn cứ lập quy hoạch.
3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu quy hoạch
5. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch.
6. Phương pháp lập quy hoạch.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2016
I. Các yếu tố và điều kiện phát triển
1. Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng: Phân tích đánh giá vị trí địa lý và các mối liên hệ vùng của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng, cả nước và khu vực.
2. Điều kiện tự nhiên: Phân tích đánh giá các yếu tố điều kiện tự nhiên của tỉnh ảnh hưởng tới phát triển nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học, trong đó tập trung vào các yếu tố: Địa hình, khí hậu, thủy văn...
3. Tài nguyên khảo cổ học: Đánh giá các tài nguyên về khảo cổ học tác động đến sự phát triển ngành Văn hóa và Du lịch.
II. Tình hình kinh tế - xã hội chung của tỉnh
1. Hiện trạng phát triển kinh tế
- Tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế.
- Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế.
2. Đặc điểm văn hóa xã hội: Dân cư; văn hóa; xu hướng đô thị hóa...
3. Cơ sở hạ tầng: Đánh giá được hiện trạng hệ thống giao thông, điện, vệ sinh môi trường..., những yếu tố tác động đến việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong sự phát triển văn hóa, du lịch trong thời gian qua và dự báo trong thời gian tới.
III. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển văn hóa và du lịch của tỉnh
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
IV. Đánh giá thực trạng các di tích khảo cổ học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2016
1. Căn cứ khoa học để đánh giá tính chất, niên đại di tích và di vật khảo cổ học: Niên đại di tích, di vật được xác định dựa trên kết quả phân tích của khoa học tự nhiên như AMS, các bon phóng xạ C14, nhiệt huỳnh quang... và so sánh loại hình học qua các nền văn hóa khảo cổ hay di tích, di vật ở các địa điểm khảo cổ học khác cùng niên đại hay giai đoạn văn hóa.
2. Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát các di tích khảo cổ học tỉnh Quảng Ngãi: Đánh giá hiện trạng, tiềm năng của các di tích khảo cổ học có còn tiếp tục nghiên cứu, phát huy giá trị của di sản trong tương lai hay đã bị xóa sổ, hoặc bị phá hoại, xuống cấp do tự nhiên hoặc tác động của con người. Từ đó đề xuất phương án bảo tồn, tôn tạo hay định hướng nghiên cứu và phát triển văn hóa, du lịch trong tương lai.
3. Đánh giá phạm vi phân bố các di tích khảo cổ học: Tiến hành xác định tọa độ GPS từng di tích: di tích khảo cổ học ngoài trời; di tích kiến trúc (đình, đền, chùa, lăng mộ...), di tích khảo cổ học dưới nước với nội xác định khu vực I, khu vực II về ranh giới, quy mô. Từ đó xác định chức năng và chỉ tiêu sử dụng đất cho từng khu vực di tích, khu vực bảo vệ môi trường sinh thái. Dự báo về những nơi có khả năng về khảo cổ học.
4. Đánh giá thực trạng di tích: Đất đai, xuống cấp, xâm hại.
5. Nhận xét và đánh giá chung
PHẦN THỨ HAI
QUY HOẠCH KHẢO CỔ HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. Các cơ sở quy hoạch
1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
1.2. Định hướng phát triển của ngành khảo cổ học
- Nhiệm vụ chính trị của khảo cổ học
- Mục tiêu phát triển khảo cổ học đến 2025
1.3. Các khó khăn thách thức trong việc bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích khảo cổ học
II. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Khảo cổ học
2.1. Quan điểm quy hoạch khảo cổ học
2.2. Mục tiêu quy hoạch khảo cổ học
2.3. Nhiệm vụ quy hoạch khảo cổ học
III. Nội dung quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
PHẦN THỨ BA
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. Giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Truyền thông nâng cao nhận thức.
2. Đào tạo nguồn nhân lực
3. Xây dựng cơ chế, chính sách
4. Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước.
5. Phát huy vai trò, chức năng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bảo tàng; Ban quản lý di tích; Phòng VH-TT các huyện, thị xã, thành phố trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích khảo cổ học.
6. Huy động nguồn lực
II. Kinh phí thực hiện
III. Tiến độ thực hiện
IV. Tổ chức thực hiện quy hoạch
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
1. Các bảng, biểu quy hoạch.
2. Bản đồ phân bố các di tích khảo cổ học trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi.
XIII. SẢN PHẨM QUY HOẠCH
1. Phần thuyết minh
Do đặc thù riêng của ngành khảo cổ học, nên kết quả của Đề cương nói chung, chủ yếu dưới dạng Hồ sơ báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, thám sát về di tích và di vật được triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó là hệ thống hồ sơ tư liệu gốc về di tích, di vật, gồm: hồ sơ ảnh, sơ đồ... cụ thể:
- Báo cáo tổng hợp kèm sơ đồ đưa vào quy hoạch.
- Báo cáo tóm tắt kèm theo sơ đồ di tích đưa vào quy hoạch.
- Phụ lục, bảng biểu minh họa.
2. Phần bản ảnh và sơ đồ phân bố di tích đưa vào quy hoạch
- Hiện trạng di tích, di vật nếu có theo trật tự niên đại: thời Tiền sử và khảo cổ học Lịch sử; kèm theo sơ đồ phân bố các di tích khảo cổ học trên địa bàn toàn tỉnh (tỷ lệ 1/50.000 và 1/100.000).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.