BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1236/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về việc tiếp tục áp dụng quy trình, thủ tục như quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trong phê duyệt danh mục và phê duyệt văn kiện đối với hai Dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới;
Căn cứ Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, vay vốn Ngân hàng Thế giới;
Căn cứ Quyết định số 2668/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn tài trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục Quản lý đất đai tại các văn bản số 546/TCQLĐĐ-HTQTKHCN ngày 28 tháng 04 năm 2016 và 812/TCQLĐĐ-HTQTKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2016 về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” vay vốn IDA Ngân hàng Thế giới;
Xét Báo cáo thẩm định Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” và đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Văn kiện Dự án kèm theo) với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có địa bàn được đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
4. Chủ dự án: Tổng cục Quản lý đất đai và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Quảng Trị, Trà Vinh, Thái Bình, Nam Định, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên, Bến Tre, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Cần Thơ.
5. Địa điểm thực hiện:
- Dự án được triển khai tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và trên địa bàn 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, bao gồm:
+ Khu vực miền Bắc (gồm 14 tỉnh): Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng.
+ Khu vực miền Trung, Tây Nguyên (gồm 10 tỉnh): Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắc Lắk.
+ Khu vực miền Nam (9 tỉnh): Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Long An, Tây Ninh, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre.
- Các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu được áp dụng trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
6. Thời gian thực hiện: 2017-2022
7. Mục tiêu, nội dung và kết quả chủ yếu:
7.1. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng thể:
+ Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu trên cơ sở kiến trúc hệ thống, hạ tầng đồng bộ, phần mềm thống nhất trên toàn quốc.
+ Hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, ngân hàng,...), người dân và doanh nghiệp.
+ Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc hiện đại hóa các văn phòng đăng ký đất đai từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang bị thiết bị đầu - cuối của các văn phòng đăng ký đất đai và đào tạo cán bộ.
+ Nâng cao hiệu quả nhận thức của cộng đồng đối với công tác quản lý, xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai.
7.2. Nội dung của Dự án gồm 03 Hợp phần:
- Hợp phần I: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai.
- Hợp phần II: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu.
- Hợp phần III: Quản lý dự án.
7.3. Các kết quả chính của Dự án:
- Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu (MPLIS) được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và vận hành đồng bộ, tập trung trên cả nước, bảo đảm thực hiện cung cấp dịch vụ quản lý đất đai cho tất cả các bên liên quan theo nhu cầu, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản hiệu quả, minh bạch.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại cho các địa bàn được đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Tích hợp và đưa vào vận hành, khai thác toàn bộ cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng từ các nguồn vốn khác, dự kiến sẽ có cơ sở dữ liệu đất đai của các đơn vị cấp huyện được tích hợp vào hệ thống.
- Đối với các tỉnh, thành phố dự kiến không đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bằng nguồn vốn của dự án, khi hệ thống MPLIS được hoàn thiện và chuyển giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì vận hành hệ thống MPLIS, các địa phương sẽ chủ động tác nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bằng các nguồn vốn khác để cập nhật thường xuyên trên hệ thống MPLIS.
8. Nguồn vốn và cơ chế tài chính trong nước:
8.1. Nguồn vốn:
Tổng vốn của Dự án: 180 triệu USD, tương đương 3.946,86 tỷ đồng (chuyển đổi theo tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, do Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 30 tháng 5 năm 2016: 1 USD = 21.927 VNĐ). Trong đó:
- Vốn vay: 150 triệu USD, tương đương 3.289,05 tỷ đồng.
- Vốn đối ứng: 30 triệu USD, tương đương 657,81 tỷ đồng bằng tiền mặt.
8.2. Cơ chế tài chính trong nước:
Đối với vốn vay WB:
- Tại Trung ương: Các hạng mục công việc Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện sẽ áp dụng theo cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước từ nguồn vốn vay WB.
- Tại địa phương: Những nội dung công việc của dự án thuộc nhiệm vụ chi của các địa phương được Chính phủ hỗ trợ cấp phát và cho vay lại một phần từ nguồn vốn vay WB. Tỷ lệ cho vay lại là 10%, 20%, 30% hoặc 50% tùy theo từng địa phương tham gia dự án, cụ thể như sau:
+ Nhóm vay lại 10%: Cao Bằng, Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Trị, Trà Vinh.
+ Nhóm vay lại 20%: Thái Bình, Nam Định, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên, Bến Tre.
+ Nhóm vay lại 30%: Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long.
+ Nhóm vay lại 50%: Bắc Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Cần Thơ.
Đối với vốn đối ứng: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh, thành phố tham gia Dự án bố trí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
(Chi tiết như trong Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án kèm theo)
9. Các hoạt động thực hiện trước khi Hiệp định có hiệu lực
- Thành lập và vận hành Ban quản lý dự án.
- Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu, đàm phán hợp đồng đối với các gói thầu nâng cấp phần mềm kế toán, phần mềm theo dõi và đánh giá Dự án và các gói thầu tư vấn lập Thiết kế sơ bộ, Thiết kế thi công Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu. Ký hợp đồng sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Hợp tác quốc tế, Tổ chức cán bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai và Thủ trưởng các cơ quan, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.