BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1229/QĐ-BNN-BVTV | Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính mới ban hành, 08 thủ tục hành chính thay thế, 08 thủ tục hành chính bị thay thế, 02 thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1229/QĐ-BNN-BVTV ngày 30 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện | |
I. Thủ tục hành chính cấp trung ương | ||||
A. Danh mục TTHC mới ban hành (02 TTHC) | ||||
1 | Cấp lại giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
2 | Cấp lại giấy phép chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
B. Danh mục TTHC thay thế (07 TTHC) | ||||
1 | Đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
2 | Đăng ký chính thức thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
3 | Đăng ký bổ sung thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
4 | Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
5 | Thay đổi nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
6 | Chuyển nhượng tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
7 | Thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
C. Danh mục TTHC bị hủy bỏ (02 TTHC) | ||||
1 | Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật- Mã B-BNN-203545-TT | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
2 | Kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật- Mã B-BNN-203815-TT | Nông nghiệp | - Trung tâm Kiểm định & Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Bắc - Trung tâm Kiểm định & Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam | |
D. Danh mục TTHC bị thay thế (07 TTHC) | ||||
1 | Cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật - Mã B-BNN-203818-TT | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
2 | Đăng ký chính thức thuốc bảo vệ thực vật - Mã B-BNN-203829-TT | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
3 | Đăng ký bổ sung thuốc bảo vệ thực vật - Mã B-BNN-203841-TT | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
4 | Cấp giấy chứng nhận gia hạn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật - Mã B-BNN-203571-TT | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
5 | Chuyển nhượng sản phẩm đã đăng ký thuốc bảo vệ thực vật - Mã B-BNN- 203573-TT | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
6 | Thay đổi nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật - Mã B-BNN-203575-TT | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
7 | Thay đổi tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật đã đăng ký - Mã B-BNN- 203659-TT | Nông nghiệp | Cục Bảo vệ thực vật | |
II. Thủ tục hành chính cấp địa phương |
| |||
A. Danh mục TTHC thay thế (01 TTHC) |
| |||
1 | Cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật | Nông nghiệp | Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh | |
B. Danh mục TTHC bị thay thế (01 TTHC) |
| |||
1 | Cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật- Mã B-BNN-203853-TT | Nông nghiệp | Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | |
|
|
|
|
|
PHẦN II NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương:
A. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
1. Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian ba (03) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2. Thẩm định hồ sơ và cấp lại
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên: Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
b) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, (đối với các trường hợp hư hỏng, sai sót, thay đổi thông tin, đổi tên tổ chức, cá nhân đăng ký, đổi giấy, gộp giấy)
c) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên);
d) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 (đối với trường hợp sai sót, thay đổi thông tin; tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên).
2. Số lượng: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy).
4. Thời hạn giải quyết:
- 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
- 10 ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên)
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
- Cục Bảo vệ thực vật
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên)
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục III: Mẫu đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm/ nhà sản xuất chuyển nhượng tên thương phẩm/ cấp lại, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp giấy: 150.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực: 5 năm (theo thời hạn của giấy phép đã cấp)
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian ba (03) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Thẩm định hồ sơ và cấp lại
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên: Nêu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp (đối với các trường hợp hư hỏng; thay đổi, sai sót; tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên; gộp giấy);
c) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên);
d) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 (đối với trường hợp sai sót, thay đổi thông tin; tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên).
2. Số lượng: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy).
4. Thời hạn giải quyết:
- 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
- 10 ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên)
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
- Cục Bảo vệ thực vật
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên)
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục III: Mẫu đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm/ nhà sản xuất chuyển nhượng tên thương phẩm/ cấp lại, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp giấy: 150.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
a) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
b) Thời hạn có hiệu lực:
- 5 năm (theo thời hạn của giấy chứng nhận đã cấp)
- Trường hợp gộp giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV: Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ngắn nhất mà đã được cấp.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
B. Danh mục thủ tục hành chính thay thế
1. Đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định (Đối với các trường hợp đăng ký thử nghiệm thì thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc):
a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c) Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đối với đăng ký chính thức, đăng ký bổ sung đặt tên thương phẩm:
- Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
- Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật xin đăng ký (Đối với trường hợp nhà sản xuất ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác);
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký sử dụng thuốc tại nước ngoài đối với các thuốc đăng ký chính thức được sáng chế ở nước ngoài hoặc Quyết định của Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật đối với các thuốc đăng ký chính thức được sáng chế ở trong nước;
- Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
- Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
- Bản sao chứng thực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp hoặc giấy ủy nhiệm, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu các sản phẩm ở Việt Nam của chủ sở hữu các sản phẩm đó (nếu có).
b) Đối với đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng, cách sử dụng
- Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
- Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
c) Đối với đăng ký bổ sung dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất
- Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
- Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
- Tài liệu kỹ thuật thành phẩm chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại mục II, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
đ) Đăng ký thử nghiệm (đối với các hoạt chất mới chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam)
- Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
- Phiếu an toàn hóa chất (material safety data sheet).
2. Số lượng: 02 (hai) bản gồm 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy) và 01 (một) bản mềm định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết:
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ đối với đăng ký chính thức, bổ sung đặt tên thương phẩm; đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng, cách dùng; đăng ký bổ sung dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất.
- 05 ngày làm việc đối với đăng ký thử nghiệm.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Bảo vệ thực vật
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục I: Đơn đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
- Phụ lục IV: Tài liệu kỹ thuật, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
8. Phí, lệ phí:
a) Đối với đăng ký chính thức, bổ sung đặt tên thương phẩm
- Thuốc bảo vệ thực vật hóa học (1 đối tượng dịch hại/cây trồng, 1 dạng thuốc thành phẩm, 1 mức hàm lượng):
Phí thẩm định: 6.000.000 đ Lệ phí cấp giấy: 300.000 đ
Đối tượng dịch hại thứ 2, đối tượng cây trồng thứ hai, dạng thuốc thành phẩm thứ 2, mức hàm lượng thứ 2 trở đi trong một giấy phép khảo nghiệm: 500.000 đ/1 đối tượng dịch hại, cây trồng, dạng thuốc thành phẩm, mức hàm lượng.
- Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học
Phí thẩm định: 3.500.000 đLệ phí cấp giấy: 300.000 đ
Đối tượng dịch hại thứ 2, đối tượng cây trồng thứ hai, dạng thuốc thành phẩm thứ 2, mức hàm lượng thứ 2 trở đi trong một giấy phép khảo nghiệm: 200.000 đ/1 đối tượng dịch hại, cây trồng, dạng thuốc thành phẩm, mức hàm lượng.
b) Đối với đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất
Phí thẩm định: 3.500.000 đ Lệ phí cấp giấy: 300.000 đ
Đối tượng dịch hại thứ 2, đối tượng cây trồng thứ hai, dạng thuốc thành phẩm thứ 2, mức hàm lượng thứ 2 trở đi trong một giấy phép khảo nghiệm: 200.000 đ/1 đối tượng dịch hại, cây trồng, dạng thuốc thành phẩm, mức hàm lượng.
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn của giấy phập: 5 năm
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
2. Đăng ký chính thức thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được quy định tại Chương IX, Chương XII và các quy định khác của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì làm thủ tục theo quy định tại Điểm b, c, d, đ.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định tại Chương IX, Chương XII và các quy định khác của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cục Bảo vệ thực vật tổ chức họp Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật để đánh giá và xét duyệt các thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký chính thức một năm 03 (ba) lần.
c) Ngay sau khi có kết quả họp Hội đồng tư vấn, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản kết luận của Hội đồng tư vấn về:
-Thuốc bảo vệ thực vật xin đăng ký được chấp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 và thuốc đó được phép lưu hành.
- Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký được chấp nhận nhưng cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký không được chấp nhận và nêu rõ lý do.
d) Cục Bảo vệ thực vật lập hồ sơ các loại thuốc được Hội đồng tư vấn xem xét và đề nghị công nhận trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đơn đề nghị đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
b) Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp;
c) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
d) Bản chính kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII và XVIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
2. Số lượng: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
4. Thời hạn giải quyết:
10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả họp Hội đồng tư vấn
Ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật: 15 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và PTNT
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
-Phụ lục II: Đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
8. Phí, lệ phí:
Phí thẩm định: 9.000.000 đ
Lệ phí cấp giấy: 300.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực: 5 năm
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
3. Đăng ký bổ sung thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được quy định tại Chương IX, Chương XII và các quy định khác của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì làm thủ tục theo quy định tại Điểm b, c, đ, đ.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định tại Chương IX, Chương XII và các quy định khác của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cục Bảo vệ thực vật tổ chức họp Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật để đánh giá và xét duyệt các thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký bổ sung một năm 03 (ba) lần.
c) Ngay sau khi có kết quả họp Hội đồng tư vấn, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản kết luận của Hội đồng tư vấn về:
- Thuốc bảo vệ thực vật xin đăng ký được chấp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 và thuốc đó được phép lưu hành.
- Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký được chấp nhận nhưng cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký không được chấp nhận và nêu rõ lý do.
d) Cục Bảo vệ thực vật lập hồ sơ các loại thuốc được Hội đồng tư vấn xem xét và đề nghị công nhận trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đơn đề nghị đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
b) Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp;
c) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
d) Bản chính kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII và XVIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
2. Số lượng: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
4. Thời hạn giải quyết:
10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả họp Hội đồng tư vấn
Ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật: 15 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan cỏ thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và PTNT
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục II: Đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
8. Phí, lệ phí:
Phí thẩm định: 2.500.000 đ
Lệ phí cấp giấy: 300.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực: 5 năm
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
4. Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ,
- Bước 2. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được quy định tại Chương IX và các quy định khác của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định tại Chương IX và các quy định khác của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c) Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
c) Nhãn thuốc lưu hành hoặc mẫu nhãn thuốc nếu có thay đổi các nội dung quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
2. Số lượng: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
4. Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Bảo vệ thực vật
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục II: Mẫu đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
8. Phí, lệ phí:
Phí thẩm định: 2.500.000 đ
Lệ phí cấp giấy: 300.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực: 5 năm
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
4. Thay đổi nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2. Thẩm định và cấp giấy
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII, XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c) Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị thay đổi nhà sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
b) Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật (Đối với trường hợp nhà sản xuất ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác);
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;
d) Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
đ) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
e) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
2. Số lượng: 02 (hai) bản gồm 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy) và 01 (một) bản mềm định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Bảo vệ thực vật
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục III: Mẫu đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm/ nhà sản xuất chuyển nhượng tên thương phẩm/cấp lại, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
- Phụ lục IV: Tài liệu kỹ thuật, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
8. Phí, lệ phí:
Phí thẩm định: 1.500.000 Lệ phí: 300.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực: 5 năm (theo thời hạn của giấy đã cấp)
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
5. Chuyển nhượng tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian ba (03) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2. Thẩm định và cấp giấy
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT- BNNPTNT, ngày 11/01/2013.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Đối với tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam: nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng tên thương phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng chuyển nhượng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng sản phẩm;
c) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
d) Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng;
đ) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ,
2. Số lượng: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
4. Thời hạn giải quyết:
- 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
- 10 ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành (đối với trường hợp chuyển nhượng tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam)
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
- Cục Bảo vệ thực vật
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (đối với trường hợp chuyển nhượng tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam)
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục III: Mẫu đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm/ nhà sản xuất chuyển nhượng tên thương phẩm/ cấp lại, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp giấy: 300.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực: 5 năm (theo thời hạn của giấy đã cấp)
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
6. Thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian ba (03) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Thẩm định và cấp giấy
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Đối với tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam: nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013 thì Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
b) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
c) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
d) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa đối với thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
2. Số lượng: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
4. Thời hạn giải quyết:
- 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
- 10 ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành (đối với trường hợp thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam)
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
- Cục Bảo vệ thực vật
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (đối với trường hợp thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam)
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Bảo vệ thực vật
d) Cơ quan phối hợp: không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
- Phụ lục III: Mẫu đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm/ nhà sản xuất/ chuyển nhượng tên thương phẩm/ cấp lại, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp giấy: 300.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực: 5 năm (theo thời hạn của giấy đã cấp)
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh:
1. Cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh
- Bước 2. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 (một) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 (một) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Bưu điện
3. Hồ sơ:
1. Thành phần
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng (khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu);
c) Một trong các giấy tờ sau (bản sao chứng thực):
Hợp đồng cung ứng;
Hợp đồng vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật;
Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty)
d) Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
2. Số lượng: 01 bộ hồ sơ
4. Thời hạn giải quyết:
03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
b) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh
c) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
d) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh
6. Cơ quan phối hợp (nếu có): không
Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
7. Mẫu đơn, tờ khai:
Phụ lục X: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT , ngày 11/01/2013
8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp giấy: 300.000 đ
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
- Thời hạn có hiệu lực của kết quả: cấp theo từng chuyến hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.