BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1203/QĐ-TCĐBVN | Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KÍCH THƯỚC GIỚI HẠN THÙNG CHỞ HÀNG Ô TÔ TẢI TỰ ĐỔ VÀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN Ô TÔ CHỞ QUÁ TẢI THAM GIA THI CÔNG CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG, LƯU THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ Giao thông vận tải Quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải;
Thực hiện Công văn số 7275/BGTVT ngày 19/6/2014 của Bộ giao thông vận tải về việc kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ và biện pháp ngăn chặn ô tô chở quá tải tham gia thi công các dự án công trình giao thông, lưu thông trên đường bộ.
- Đối tượng thanh tra: Các tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải đường bộ; Chủ đầu tư dự án thi công công trình giao thông đường bộ theo hình thức Hợp đồng BOT; Các Ban quản lý dự án công trình sửa chữa, nâng cấp đường bộ; Các nhà thầu thi công xây dựng công trình; Các chủ mỏ, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, cảng bốc xếp hàng hóa.
- Phạm vi thanh tra: Trên các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ do các Cục QLĐB quản lý và các Sở GTVT được Tổng cục ĐBVN ủy thác quản lý;
- Có Kế hoạch thanh tra theo phụ lục đính kèm Quyết định này.
Điều 2. Thành lập Đoàn thanh tra đột xuất gồm:
1. Ông Trịnh Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ PC-TT TCĐBVN, Trưởng đoàn
2. Ông Hoàng Thế Lực - Phó Vụ trưởng Vụ PC-TT, Phó đoàn;
3. Ông Nguyễn Đình Cường - Công chức Thanh tra Tổng cục, thành viên;
4. Ông Trần Hữu Hiệp - Công chức Thanh tra Tổng cục, thành viên;
5. Ông Nguyễn Tiến Thành - Công chức Thanh tra Tổng cục, thành viên;
6. Ông Trịnh Việt Cường - Công chức Thanh tra Tổng cục, thành viên;
7. Ông Trần Anh Quân - Công chức Thanh tra Tổng cục, thành viên;
8. Ông Trần Anh Dũng - Công chức Thanh tra Tổng cục, thành viên;
9. Một lãnh đạo Đội TT-AT và 5 Công chức thanh tra của Cục Quản lý đường bộ khu vực - Thành viên.
Điều 3. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ:
- Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tiến hành thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính đúng trình tự quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 4. Giao Phó Tổng Cục trưởng Vũ Đỗ Anh Dũng thực hiện việc giám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra và xử lý các kiến nghị của Đoàn.
Điều 5. Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục QLĐB, các ông (bà) có tên trên và tổ chức, cá nhân được thanh tra chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THANH TRA KIỂM TRA VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KÍCH THƯỚC GIỚI HẠN THÙNG CHỞ HÀNG Ô TÔ TẢI TỰ ĐỔ VÀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN Ô TÔ CHỞ QUÁ TẢI THAM GIA THI CÔNG CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Quyết định số: 1203/QĐ-TCĐBVN ngày 08 tháng 05 năm 2015 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam)
I. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008;
Căn cứ Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ Giao thông vận tải Quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông báo kết luận số 158/TB-BGTVT ngày 28/02/2014 của Bộ Giao thông vận tải về tổng kết công tác thanh tra Giao thông vận tải năm 2013 trong đó yêu cầu thanh tra ngành giao thông vận tải tăng cường thanh tra đột xuất khi phát hiện vi phạm hay qua thông tin báo chí, tố cáo của nhân dân;
Căn cứ Công văn số 7275/BGTVT ngày 19/6/2014 của Bộ giao thông vận tải về việc kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ;
Căn cứ vào các văn bản QPPL hiện hành.
II. Đối tượng kiểm tra
Các tổ chức, cá nhân có ô tô tải tự đổ tham gia hoạt động vận tải đường bộ.
Các tổ chức, cá nhân có phương tiện chở hàng tham gia thi công các dự án công trình giao thông đường bộ.
Các chủ đầu tư dự án công trình giao thông đường bộ theo hình thức Hợp đồng BOT.
Các Ban quản lý dự án công trình sửa chữa, nâng cấp đường bộ và các nhà thầu thi công.
Các nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Các chủ mỏ, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, cảng bốc xếp hàng hóa.
III. Nội dung thanh tra
1. Kiểm tra kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ;
2. Kiểm tra tải trọng chở hàng của ô tô tải;
3. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án công trình giao thông đường bộ theo hình thức Hợp đồng BOT, các Ban quản lý dự án công trình sửa chữa, nâng cấp đường bộ, nhà thầu thi công trong công tác bảo đảm an toàn giao thông; Nhận vật tư, vật liệu của phương tiện chở quá tải và thay đổi kích thước thùng chở hàng theo quy định.
IV. Phương pháp tiến hành thanh tra
Địa điểm kiểm tra do Trưởng đoàn quyết định sau khi khảo sát thực tế hay phản ánh của báo chí, nhân dân về tình hình phương tiện vi phạm chở hàng quá tải có sự tham khảo ý kiến của lãnh đạo Cục QLĐB;
1. Kiểm tra thực tế hiện trường để xác định địa điểm kiểm tra;
2. Xác định phương tiện có dấu hiệu vi phạm bằng mắt thường;
3. Kiểm tra kích thước giới hạn thùng chở hàng bằng thước;
4. Kiểm tra xác định tải trọng phương tiện chở hàng bằng cân xách tay;
5. Đối chiếu số liệu đo, cân với quy định hiện hành;
6. Xử lý vi phạm:
- Lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện vi phạm; Nhà thầu thi công không chấp hành đúng giấy phép thi công;
- Ra quyết định hoặc chuyển cho Cục trưởng Cục QLĐB quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Lập biên bản đối với chủ đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, Ban quản lý dự án và các nhà thầu thi công, các chủ mỏ, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, cảng bốc xếp hàng hóa làm cơ sở kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh và thu hồi Giấy phép thi công.
V. Phạm vi thanh tra, thời gian thực hiện
1. Phạm vi thanh tra: trong phạm vi các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ quản lý của các Cục QLĐB và các Sở GTVT được ủy thác quản lý;
Tập trung vào khu vực thi công xây dựng công trình có nhiều xe ô tô tải tự đổ; các khu vực cửa cảng, nhà máy, xí nghiệp và mỏ vật liệu.
2. Thời gian thực hiện: Trong thời gian từ 10/5/2015 đến 30/5/2015.
VI. Công tác phối hợp thực hiện
1. Trên cơ sở phối hợp giữa Cục QLĐB với các đơn vị, chính quyền địa phương theo quyết định Đoàn thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ và biện pháp ngăn chặn ô tô chở quá tải tham gia thi công các dự án công trình giao thông đường bộ;
2. Sau khi thống nhất địa điểm kiểm tra, các Cục QLĐB thông báo cho các đơn vị phối hợp biết để phối hợp (việc thông báo không được cụ thể nơi định kiểm tra như doanh nghiệp, dự án thi công để đảm bảo tính đột xuất của đoàn thanh tra).
3. Mời các cơ quan báo chí trong ngành tham dự để ghi nhận thông tin phản ánh.
VII. Kinh phí, phương tiện phục vụ đoàn
1. Kinh phí phục vụ Đoàn thanh tra: từ nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động thanh tra cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục QLĐB năm 2015.
2. Phương tiện phục vụ đoàn
Văn phòng Tổng cục bố trí phương tiện cho đoàn để đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cục QLĐB khu vực bố trí cân sách tay, thước đo và phương tiện khi đi thanh tra tại địa bàn./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.