ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 01 năm 1985 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG (TỔ) VẬT GIÁ QUẬN, HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
- Căn cứ Quyết định số 235/QĐ-UB ngày 20-9-84 của UBND Thành phố về việc sửa đổi các Phòng, Ban chuyên môn thuộc UBND.
- Theo đề nghị của đ/c Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá thành phố và đ/c Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Phòng (Tổ) Vật giá quận, huyện kèm theo quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Quyết định số 156/QĐ-UB ngày 15-5-1979 của UBND Thành phố về việc ban hành bản quy định về tổ chức hoạt động của Ban Tài chánh – Giá cả.
Điều 3. Các đ/c Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG (TỔ) VẬT GIÁ QUẬN, HUYỆN
(ban hành kèm theo QĐ số 12/QĐ-UB ngày 31-01-1985 của UBND.TP)
I- VỀ VIỆC THÀNH LẬP PHÒNG (HOẶC TỔ) VẬT GIÁ QUẬN, HUYỆN:
Với chức năng quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở địa phương, quận (huyện) là một cấp quản lý giá. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND quận (huyện) trong việc quản lý giá đã được nêu trong điều 6 của Điều lệ quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định số 33/HĐBT ngày 27-2-1984 của Hồi động Bộ trưởng.
Căn cứ tình hình sản xuất và phân phối lưu thông ở các quận, huyện, để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao cho cấp quận, huyện trong việc quản lý giá, ở mỗi quận (huyện) cần có một tổ chức làm công tác giá (từ 4 đến 7 người) để giúp UBND quận (huyện) chỉ đạo công tác giá ở quận (huyện) Tổ chức Vật giá ở quận (huyện) đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đ/c Phó Chủ tịch phụ trách phân phối lưu thông.
Tùy theo quy mô sản xuất, kinh doanh cụ thể của từng quận, huyện, có thể tổ chức Tổ Vật giá trong Văn phòng UBND quận, huyện hoặc tổ chức thành Phòng Vật giá quận, huyện. Phòng Vật giá quận, huyện do UBND Thành phố ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND quận, huyện được sự nhất trí của Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá thành phố và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố.
II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG (TỔ) VẬT GIÁ QUẬN, HUYỆN:
Phòng (Tổ) Vật giá quận (huyện) là cơ quan chuyên môn của UBND quận (huyện), chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND quận (huyện), có chức năng giúp UBND quận (huyện) chỉ đạo công tác giá ở quận (huyện) đồng thời chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Vật giá thành phố về nghiệp vụ chuyên môn, về việc thực hiện và vận dụng chính sách, chế độ Nhà nước trên lĩnh vực công tác giá, phải báo cáo đầy đủ và kịp thời tình hình giá và công tác giá ở quận (huyện) với UBND quận (huyện) và Ủy ban Vật giá thành phố.
Phòng (Tổ) Vật giá quận (huyện) có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Giúp UNBD quận, huyện tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về giá, các quyết định về giá cho Trung ương, Thành phố hoặc UBND quận (huyện) ban hành trong phạm vi quyền hạn được phân cấp.
2. Nắm vững chi phí sản xuất và giá thành các sản phẩm chủ yếu ở địa phương, kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Vật giá Thành phố, cùng các ngành hữu quan ở Thành phố, quận (huyện) hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc quận (huyện) quản lý xây dựng phương án giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất, thu mua, thực hiện ở địa phương theo yêu cầu của trên hoặc trong phạm vi được phân cấp cho quận (huyện) bao gồm: giá đối với hàng nông sản, thực phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… Từ tình hình thực tế ở quận (huyện) đề xuất những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về chính sách giá, chế độ quản lý giá.
3. Cùng với các ngành liên quan trong quận (huyện) xác định kế hoạch giá thành, phí lưu thông của các xí nghiệp, công ty, trạm, trại quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp doanh thuộc quận (huyện) quản lý, đồng thời là thành viên của Hội đồng xét duyệt kết quả hoàn thành kế hoạch của quận (huyện).
4. Xem xét phương án giá của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc quận (huyện) quản lý xây dựng, trình UBND quận (huyện) quyết định (trong phạm vi được phân cấp) hoặc trình lên trên quyết định nếu ngoài phạm vi phân cấp cho quận (huyện).
5. Xác nhận mức giá đăng ký niêm yết đối với sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh tập thể, cá thể, tư nhân thuộc quận (huyện) quản lý theo đúng quy định về chế độ đăng ký niêm yết giá do UBND thành phố ban hành.
6. Theo dõi, kiểm tra tình hình chấp hành chính sách, chế độ, mức giá chỉ đạo, mức giá đăng ký niêm yết trong các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh đặt ở địa bàn quận (huyện) và trên toàn bộ thị trường quận (huyện) báo cáo lên trên UBND quận (huyện) và Uỷ ban Vật giá thành phố giải quyết các vụ vi phạm chính sách giá cả. Tham gia quản lý thị trường và trên cơ sở nắm chắc hệ thống giá chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Nhà nước, đề xuất ý kiến về đấu tranh bình ổn vật giá trên thị trường.
7. Báo cáo định kỳ hay bất thường công việc mình làm và xin ý kiến giải quyết những vấn đề phức tạp với UBND quận (huyện) hoặc Ủy ban Vật giá thành phố.
8. Yêu cầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh do quận (huyện) quản lý cung cấp đúng và đầy đủ các tài liệu, các thông số kinh tế, kỹ thuật, phí lưu thông và giá thành của các sản phẩm cần thiết để tính toán, theo dõi, kiểm tra hoặc xây dựng phương án giá. Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp đủ và đúng các tài liệu, số liệu liên quan đến chi phí sản xuất và giá cả theo yêu cầu của Phòng (Tổ) Vật giá quận, huyện.
9. Yêu cầu các đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương hoặc Thành phố đóng trên địa bàn quận (huyện) thực hiện đúng chính sách giá, các chế độ, thể lệ về giá, kỷ luật giá, các quy định khác về giá và mức giá của Nhà nước đã ban hành. Sau khi đã yêu cầu, nếu những vi phạm vẫn còn tiếp diễn thì báo cáo gấp lên Ủy ban Vật giá thành phố giải quyết.
10. Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh của những người và những tổ chức sản xuất kinh doanh tập thể, cá thể, tư nhân vi phạm kỷ luật giá.
Bắt bồi thường cho khách hàng hoặc nộp vào ngân sách quận (huyện)toàn bộ số chênh lệch do bán sai giá quy định của Nhà nước hoặc bán sai giá niêm yết được duyệt.
Được xử phạt các trường hợp vi phạm chế độ đăng ký niêm yết giá mà giá trị hàng hoá không quá 50.000 đồng và phạt tiền đến 2.000 đồng.
III- CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG PHÒNG (TỔ) VẬT GIÁ QUẬN (HUYỆN):
Cơ cấu tổ chức và lề lối làm việc của Phòng (Tổ) Vật giá quận, huyện như sau:
1. Phòng (Tổ) Vật giá làm việc theo chế độ thủ trưởng, Trưởng phòng (Tổ trưởng) phụ trách chung, toàn diện và chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện về điều hành mọi công việc của phòng (tổ).
2. Phòng Vật giá có từ 6 người trở lên được bố trí một đồng chí Phó trưởng Phòng giữ nhiệm vụ tổng hợp và làm nhiệm vụ của Trưởng phòng lúc đồng chí Trưởng phòng vắng mặt.
3. Tiêu chuẩn nghiệp vụ và sự phân công cụ thể về nhiệm vụ của các thành viên trong Phòng (Tổ) Vật giá theo phụ lục đính kèm.
IV- QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Là một cơ quan chuyên môn của UBND quận (huyện) quan hệ giữa Phòng (Tổ) vật giá với các Phòng, Ban trực thuộc quận (huyện) là quan hệ bình đẳng, hợp tác xã hội chủ nghĩa, có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng và phát triển tốt các mặt hoạt động của quận (huyện). Phòng (Tổ) Vật giá phải chủ động đề ra kế hoạch phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp, Công an, Quản lý thị trường… và các đoàn thể trong công tác quản lý giá, đồng thời thông qua công tác quản lý giá mà hỗ trợ đắc lực cho các ngành trong quận (huyện) cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của địa phương.
2. Phòng (Tổ) Vật giá cần phải sâu sát cơ sở, phổ biến các chính sách giá, chế độ quản lý giá và mức giá chỉ đạo cho các ngành, phường, xã để cùng hợp đồng thực hiện đúng chủ trương chính sách, chế độ quản lý giá và mức giá chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên và nhân dân trong quận (huyện) tích cực tham gia đấu tranh quản lý giá cả thị trường.
3. Phòng (Tổ) Vật giá quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công tác giá cho UBND phường, xã.
V- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Bản quy định này có giá trị thi hành kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
PHỤ LỤC
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ VÀ SỰ PHÂN CÔNG CỤ THỂ VỀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG PHÒNG (TỔ) VẬT GIÁ
I- TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ:
Trong khi chờ đợi sự hướng dẫn của Ủy ban Vật giá Nhà nước, tạm thời quy định như sau:
1. Trường phòng : có trình độ đại học hoặc cán bộ từ cán sự 4 trở lên. Trưởng phòng do UBND quận, huyện ra quyết định bổ nhiệm có sự hiệp ý với Ủy ban Vật giá Thành phố.
2. Phó Trưởng phòng là cán bộ từ cán sự 3 trở lên, có trình độ đại học hoặc trung cấp do UBND quận, huyện ra quyết định bổ nhiệm và thông báo cho Ủy ban Vật giá Thành phố biết.
3. Tổ trưởng : có trình độ đại học hoặc trung cấp vật giá hoặc cán bộ từ cán sự 2 trở lên. Tổ trưởng do UBND quận, huyện ra quyết định bổ nhiệm có sự hiệp ý với Ủy ban Vật giá thành phố.
4. Cán bộ, nhân viên Phòng (Tổ) vật giá có trình độ đại học, trung cấp hoặc sơ cấp giá.
II- PHÂN CÔNG CỤ THỂ:
a) Trường hợp Phòng Vật giá được 7 người:
1. Trưởng phòng : chịu trách nhiệm chung và đặc trách công tác tư tưởng và công tác tổ chức.
2. Phó Trưởng phòng : đảm nhiệm công tác tổng hợp.
3. Cán bộ phụ trách giá đối với sản xuất công nghiệp.
4. Cán bộ phụ trách giá đối với sản xuất tiểu, thủ công nghiệp (2 người).
5. Cán bộ phụ trách giá bán lẻ, niêm yết giá, kiểm tra giá và tham gia quản lý thị trường.
6. Cán bộ phụ trách văn thư, đánh máy, tài vụ.
b) trường hợp Phòng Vật giá được 6 người:
Giảm bớt một người ở cụm sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.
c) Trường hợp Phòng (Tổ) Vật giá được 5 người:
1. Trưởng phòng (Tổ trưởng) phụ trách chung kiêm công tác tổng hợp.
2. Cán bộ phụ trách giá đối với sản xuất công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp.
3. Cán bộ phụ trách giá đối với sản xuất nông nghiệp.
4. Cán bộ phụ trách giá bán lẻ, niêm yết giá, kiểm tra giá và tham gia quản lý thị trường.
DỰ KIẾN TỔ CHỨC PHÒNG VẬT GIÁ Ở CÁC QUẬN, HUYỆN
Quận | Biên chế |
1 3 5 6 10 11 Phú Nhuận 8 Bình Thạnh Tân Bình Gò Vấp Huyện Thủ Đức | 7 5 7 7 6 7 5 5 5 7 5 5 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.