UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/1999/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
"V/V QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NGÀNH ĐỊA CHÍNH -NHÀ ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI"
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ Luật HĐND & UBND;
- Căn cứ Luật đất đai năm 1993;
- Căn cứ Quyết định số 10/1999/QĐ-TTg , ngày 29 tháng 1 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Sở Địa chính -Nhà đất Hà Nội;
- Căn cứ Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước các thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức xã hội;
- Căn cứ nghị định số 34/CP ngày 23/4/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính và Thông tư số 1012/TT-LB ngày 25/12/1996 của Liên Bộ Xây dựng - Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn, giúp việc UBND địa phương quản lý Nhà nước về ngành xây dựng;
- Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở địa chính - Nhà đất Hà Nội.
Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Xây dựng, Tổng cục Địa chính và các Bộ, Ngành có liên quan; Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
- Trụ sở cơ quan đặt tại: Đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Trước mắt trụ sở tạm thời đặt tại: 34 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm.
I - Chức năng chủ yếu của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội:
1 - Tham mưu cho Thành phố để tổ chức tốt việc quản lý Nhà nước về các loại đất theo luật đất đai, về hệ toạ độ quốc gia và đo đạc bản đồ, những vấn đề về quản lý các loại nhà bao gồm: Nhà công thự, trụ sở làm việc, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và nhà thuộc các lĩnh vực sở hữu khác.
2 - Tổ chức thực hiện những chủ trương chính sách, các chỉ thị, Nghị quyết, các Quyết định của Trung ương & Thành phố trong công tác quản lý đất đai, nhà cửa trên địa bàn thành phố. Làm tốt công tác thanh kiểm tra, phát hiện những sơ hở trong quản lý đất đai, nhà cửa, kiến nghị với Trung ương và Thành phố để có những biện pháp cần thiết đưa công tác tổ chức và quản lý đất đai nhà cửa đi vào nề nếp.
II - Nhiệm vụ chủ yếu của sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội:
1 - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch lâu dài; 5 năm; hàng năm về: Sử dụng đất, các dự án đầu tư về phát triển nhà trên địa bàn thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2 - Tổ chức, khảo sát, điều tra, đo đạc lập bản đồ địa chính và hồ sơ nhà. Đánh giá phân hạng đất, phân loại nhà, kiểm tra, thống kê, đăng ký đất và nhà theo quy định của Nhà nước và UBND Thành phố.
3 - Thụ lý hồ sơ trình UBND Thành phố phê duyệt và quyết định: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển dịch quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; Đấu thầu quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành, tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thống nhất quản lý: Hệ toạ độ, cao độ, mốc chỉ giới, mốc địa giới.
- Thống nhất quản lý quy trình, quy phạm theo tiêu chuẩn quốc gia trong xây dựng bản đồ địa chính; Thiết lập sổ bộ quản lý nhà, lưu trữ hồ sơ tài liệu về bản đồ địa chính và các loại bản đồ khác, về hồ sơ nhà các loại.
- Thường xuyên thống kê cập nhật, bổ sung và chỉnh lý các biến động về đất và nhà để quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng và khai thác quỹ đất và nhà.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố.
5 - Chỉ đạo, hướng dẫn việc tiếp nhận quỹ nhà tự quản của cơ quan Trung ương và Hà Nội để tổ chức quản lý thống nhất; Chỉ đạo việc bán nhà ở theo quy định của Nhà nước và Thành phố; Thu hồi diện tích đất và nhà cho thuê sai mục đích, sai công năng hoặc sử dụng lãng phí để đưa vào sử dụng có hiệu quả.
- Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong việc thực hiện quản lý đất và nhà.
- Quản lý thống nhất các hoạt động về kinh doanh dịch vụ nhà.
- Cấp, gia hạn, thu hồi hoặc huỷ giấy phép và hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà trên địa bàn Thành phố.
6 - Tổ chức, hướng dẫn làm thủ tục trình UBND Thành phố duyệt và quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của Nhà nước và UBND Thành phố.
7 - Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Thành phố về chính sách đất và nhà; Hội đồng bán nhà Thành phố.
8 - Tổ chức chỉ đạo và xử lý các vi phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của UBND Thành phố trong quản lý, sử dụng đất và nhà, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ về nhà, kinh doanh dịch vụ nhà đất của cá nhân và các tổ chức xã hội theo thẩm quyền.
- Tham gia giải quyết theo thẩm quyền các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm về quản lý, sử dụng đất và nhà.
- Phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền Thành phố và chính quyền địa phương giải quyết tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố.
9 - Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng các bộ, công chức, viên chức ngành Địa chính -Nhà đất Thành phố theo quy định của Nhà nước và UBND Thành phố.
10 - Kiến nghị với UBND Thành phố đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản của các tổ chức xã hội, các cấp chính quyền vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước và UBND Thành phố về quản lý Địa chính - Nhà đất.
III - Tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của Sở:
- Lãnh đạo sở: Có Giám đốc và một số Phó giám đốc.
- Tổng biên chế: 95 đến 110 người.
- Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ gồm có:
1 - Phòng Tổ chức hành chính.
2 - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (gồm cả bộ phận tài chính kế toán).
3 - Phòng Quản lý đo đạc bản đồ.
4 - Phòng Chính sách đất và nhà.
5 - phòng Đăng ký, Thống kê, Thông tin lưu trữ.
6 - Phòng quản lý địa chính - nhà đất.
7 - Thanh tra địa chính - nhà đất.
8 - Ngoài các Phòng ban chuyên môn nghiệp vụ nói trên, cho phép Sở trước mứt được tổ chức một số Ban nghiệp vụ để giải quyết các công việc có liên quan đến công tác tiếp nhận và bán nhà, giao dịch dân sự, . . . Sau khi được sự thoả thuận thống nhất của Ban Tổ chức Chính quyền Thành phố. Các ban này tự giải tán khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Chức năng, nhiệm vụ, số lượng và cơ cấu công chức của các phòng, ban chuyên môn do Giám đốc sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội quyết định trên cơ sở đề án đã được UBND Thành phố phê duyệt và có sự thống nhất của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền Thành phố.
Ngoài các phòng, ban trên Sở có Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp, gồm có:
- Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp.
- Ban quản lý dự án các công trình địa chính.
Các ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng và triển khai các dự án về đo đạc bản đồ.
- Các dự án về đầu tư và cải tạo nhà.
- Các quản lý dự án khác do cáp có thẩm quyền giao.
Ban Quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp tự hạch toán, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng va kho bạc và được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành, Giám đốc Ban quản lý dự án do UBND Thành phố bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội cùng Trưởng ban tổ chức Chính quyền Thành phố.
Điều 2: Các doanh nghiệp trực thuộc quản lý Nhà nước của Sở Địa chính - nhà đất gồm:
1- Công ty kinh doanh nhà số 1.
2- Công ty kinh doanh nhà số 2.
3- Công ty kinh doanh nhà số 3.
4- Công ty địa chính.
5- Công ty khảo sát - đo đạc thuộc Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố chuyển sang.
Điều 3: Thành lập Phòng Địa chính - Nhà đất tại các quận, huyện trên cơ sở tổ chức lại Phòng Địa chính và quản lý nhà như sau:
- Tên gọi: Phòng Địa chính - Nhà đất quận huyện (tên quận, huyện kèm theo).
Chức năng: - Phòng Địa chính - Nhà đất là phòng chuyên môn giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đất đai, nhà cửa, đo đạc bản đồ trên địa bàn quận, huyện.
- Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận, huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở địa chính - Nhà đất Hà Nội.
Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Địa chính - Nhà đất quận, huyện:
Giúp UBND quận, huyện thực hiện các việc sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhà trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Dự thảo các văn bản, tổ chức triển khai hướng dẫn UBND xã, phường thị trấn, các tổ chức và công dân thực hiện chế độ chính sách về quản lý, sử dụng đất và nhà theo quy hoạch của UBND Thành phố đã phê duyệt và theo phân cấp quản lý đất đai của Luật đất đai.
- Quản lý và theo dõi biến động về diện tích các loại đất, loại nhà, về chủ sử dụng nhà và chủ sở hữu nhà.
Chỉnh lý các hồ sơ tài liệu về địa chính - nhà đất, bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng tại địa bàn quận, huyện; Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất và nhà theo định kỳ.
- Tham gia với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành chính xã, phường, thị trấn. Tiếp nhận và quản lý các tiêu mốc đo đạc, mốc địa giới, mốc địa chính, mốc lộ giới thuộc quận, huyện, tham gia giả quyết tranh chấp địa chính - nhà đất.
- Dự thảo văn bản trình UBND quận, huyện để báo cáo cấp trên có thẩm quyền quyết định việc giao đất, chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quản lý đất công để sử dụng vào các mục đích phục vụ lợi ích công cộng.
- Tổ chức xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho các cá nhân và các tổ chức xã hội, theo thẩm quyền của UBND quận, huyện do pháp luật quy định.
- Căn cứ yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ do Sở Địa chính - nhà đất Thành phố hướng dẫn, co kế hoạch đề nghị UBND quận, huyện cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của xã phường làm công tác quản lý địa chính -nhà đất.
- Phối hợp với thanh tra Nhà nước quận huyện và các lực lượng thanh tra chuyên ngành, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý sử dụng đất và nhà, về đo đạc bản đồ của UBND xã, phường thị trấn, của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn quản lý.
- Phòng địa chính - nhà đất quận huyện có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ, bổ sung cập nhật hồ sơ quản lý đất và nhà, các tài liệu bản đồ địa chính, nhà đất thuộc quyền quản lý của quận huyện. Cung cấp hồ sơ tài liệu về đất và nhà theo yêu cầu cho cấp có thẩm quyền đối với cấp huyện, Phòng Địa chính - nhà đất cung cấp các nhu cầu hợp pháp về nhà, đất theo phân cấp của người dân đồng thời chịu trách nhiệm về độ chính xác của tài liệu, hồ sơ đã cấp trước luật pháp Nhà nước.
- Chuẩn bị hồ sơ và các điều kiện càn thiết để chủ tịch UBNd quận huyện, sở Địa chính - Nhà đất giải quyết việc tranh chấp đất và nhà theo luật pháp Nhà nước và quy định của UBND Thành phố.
* Biên chế: Từ 8 đến 10 người.
Điều 4: Việc quản lý địa chính - nhà đất của UBND xã, phường, thị trấn:
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai, nhà cửa và đo đạc bản đồ theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của UBND Thành phố.
- ở cấp xã có từ 1 đến 2 người, ở cấp phường, thị trấn có từ 2 đến 3 người làm công tác giúp UBND cấp xã quản lý, cập nhật bản đồ, đất đai, nhà cửa tại địa phương.
- Người làm công tác quản lý địa chính - nhà đất tại xã, phường, thị trấn phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp và có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý địa chính - nhà đất, được bố trí làm việc lâu dài tại UBND xã, phường, thị trấn. Việc thay đổi hoặc tiếp nhận người mới phải có sự thoả thuận của Chủ tịch UBND quận, huyện và Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội.
- Cán bộ địa chính - nhà đất tại xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã, phường, thị trấn, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của phòng Địa chính - Nhà đất quận huyện và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội.
* Cán bộ địa chính - nhà đất có nhiệm vụ:
+ Giúp UBND xã, phường, thị trấn quản lý quy hoạch chung, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm theo dõi việc sử dụng đất, nhà tại địa phương.
+ Lập và quản lý hồ sơ địa chính, địa bạ và theo dõi biến động về thực trạng: Diện tích đất, hiện trạng nhà các loại; Chủ sử dụng đất. Chủ sở hữu nhà cập nhật vào sổ địa chính, chỉnh lý cho phù hợp với hiện trạng đất và nhà tại địa phương.
+ Giúp UBND xã phường, thị trấn hướng dẫn và tổ chức thực hiện kê khai đăng ký nhà và đất, xét phân loại hồ sơ trình cấp có thẩm quyền duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
+ Lập văn bản để UBND xã, phường, thị trấn báo cáo UBND quận huyện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, sở hữu nhà; Thu hồi đất, quản lý đất công. Đối với cấp huyện thực hiện việc cắm mốc trên thực địa để giao đất cho gia đình và cá nhân sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở và các mục đích khác khi cấp có thẩm quyền giao.
+ Thu thập và xử lý thông tin; Bảo quản số liệu, tài liệu về địa chính - nhà đất, tiếp nhận và quản lý các tiêu mốc đo đạc và mốc giới hành chính. Đăng ký và quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn (hạ tầng kỹ thuật, nhà cửa . . .).
+ Hoà giải, chuẩn bị các điều kiện để UBND xã, phường, thị trấn giải quyết tranh chấp đất và nhà tại địa phương theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với UBND các cấp xử lý kịp thời.
Điều 5: Trong khi chờ Chính phủ thoả thuận việc thành lập Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội tạm giao cho Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội quản lý về mặt Nhà nước các doanh nghiệp thuộc Sở Nhà đất cũ (có danh sách kèm theo).
Điều 6: Điều khoản thực hiện:
1- Giao Giám đốc Sở Địa chính - Nhà dất chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền Thành phố, Giám đốc các Sở: Địa chính, nhà đất, Thủ trưởng các Sở Ban Ngành có liên quan tổ chức bàn giao đầy đủ nguyên trạng toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản, tiền vốn, phương tiện, cán bộ, công chức - viên chức, hồ sơ tài liệu có liên quan . . . của Sở địa chính, Sở Nhà đất và các doanh nghiệp thuộc 2 Sở về Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội theo quy định hiện hành.
2- Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp với ban Tổ chức Chính quyền Thành phố xây dựng quy chế, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác, chức danh tiêu chuẩn, cơ cấu để bố trí các bộ, công chức, viên chức của Sở, Phòng địa chính - Nhà đất quận huyện và cán bộ phụ trách công tác địa chính - nhà đất xã, phường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức mới.
3- Các văn bản hướng dẫn và các quy định của UBND Thành phố về quản lý đất và nhà do Sở Địa chính và Sở Nhà đất áp dụng này vẫn giữ nguyên giá trị. Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội được áp dụng cho tới khi có văn bản thay thế.
4- Huỷ bỏ các quyết định trước đây về quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Sở Địa chính và Sở Nhà đất và hệ thống tổ chức địa chính - nhà đất quận, huyện, xã phường và thị trấn.
Điều 7: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/4/1999.
Điều 8: Chánh văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Nhà đất, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện thi hành quyết định này. /.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
DANH SÁCH
CÁC DOANH NGHIỆP TẠM THỜI TRỰC THUỘC SỞ ĐỊA CHÍNH - NHÀ ĐẤT HÀ NỘI
(Kèm theo quyết định số K: 12/1999/QĐ-UB, ngày 18/3/1999)
1- Công ty Tu tạo và Phát triển nhà .
2- Công ty Xây dựng và sửa chữa nhà cửa.
3- Công ty Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội.
4- Công ty Kinh doanh và xây dựng nhà.
5- Công ty Thiết kế xây dựng nhà.
6- Công ty Đầu tư phát triển nhà.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.