ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1194/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 11 tháng 05 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành KẾ hoẠch triỂn khai QuyẾt đỊnh sỐ 208/QĐ-TTg ngày 14/2/201 cỦa ThỦ TƯỚng Chính phỦ vỀ phê duyỆt “ChiẾn lưỢc NgoẠi giao Văn hóa đẾn năm 2020” trên đỊa Bàn tỈnh Khánh HÒa.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND 7 UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại công văn số 307/SNgV ngày 27/4/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
TriỂn khai QuyẾt đỊnh sỐ 208/QĐ-TTg ngày 14/2/2011 cỦa THỦ TƯỚNG Chính phỦ vỀ phê duyỆt “ChiẾn LƯỢc NGOẠI giao Văn hóa đẾn năm 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 11/05/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động ngoại giao văn hóa ngày càng được đẩy mạnh và có vai trò quan trọng trong nền ngoại giao của mỗi quốc gia, góp phần củng cố và thắt chặt mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các nước, giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế -xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong thời gian qua, công tác quảng bá hình ảnh về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nét đặc sắc văn hóa của tỉnh Khánh Hòa thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa bước đầu đã đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Tuy nhiên, đến nay, công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh làm công tác Ngoại giao Văn hóa chưa thực sự chặt chẽ, nguồn lực về con người cũng như tài chính cho công tác Ngoại giao Văn hóa còn rất hạn chế trong khi nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Ngoại giao Văn hóa của các tầng lớp xã hội còn chưa đầy đủ.
Việc xây dựng Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 nhằm xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để phát triển Ngoại giao Văn hóa thành một trụ cột quan trọng của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam. Công tác này cần được tổ chức thực hiện một cách có hệ thống với trọng tâm, trọng điểm rõ ràng hơn để đóng góp hiệu quả hơn vào chiến lược ngoại giao toàn diện, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững của các vùng, miền, địa phương thông qua việc duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình di sản đã được UNESCO công nhận, hỗ trợ du lịch phát triển nhất là loại hình du lịch văn hóa, du lịch di sản, tiếp tục tạo vị thế xứng đáng trên trường quốc tế cho Việt Nam ngày càng lớn mạnh, với truyền thống ngàn năm văn hiến.
Triển khai Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020”. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng Chương trình hành động nhằm tăng cường công tác ngoại giao văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Chương trình này xác định rõ nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, các tổ chức nhà nước, các tổ chức cá nhân thuộc tỉnh Khánh Hòa trong công tác Ngoại giao Văn hóa nhằm mục đích làm cho bạn bè thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam cũng như của tỉnh Khánh Hòa, tăng cường xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới, chủ động tạo môi trường quốc tế thuận lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Yêu cầu
Bên cạnh việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, Ngoại giao Văn hóa phải được thực hiện trên cơ sở khai thác các thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa về vị trí địa lý; tài nguyên, con người, các di tích văn hóa lịch sử, văn hóa phi vật thể, hướng quy hoạch phát triển trong tương lai, là trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, thị xã.
- Từng bước đẩy mạnh việc đưa những loại hình văn hóa phi vật thể khác có nhiều tiềm năng kết hợp cùng du lịch như: Tham quan các lễ hội truyền thống tại các di tích (Lễ hội Cầu An, Lễ hội Kỳ Ngư, Lễ hội cúng xuân Đình, Lễ hội Am Chúa...), tái hiện lại một số hoạt động nghệ thuật trình diễn dân gian như: Múa Bóng, hô Bài Chòi, phát triển văn hóa tộc họ, văn hóa thờ sinh thực khí...
- Tiến hành quy hoạch, tạo dựng bản sắc riêng cho từng lễ hội, tổ chức các cuộc thi như: thi vẽ tranh, làm thơ, viết sách, biểu diễn nhạc cụ truyền thống.v.v... tại địa phương phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và phong tục tập quán văn hóa Việt Nam với thông lệ quốc tế, tích cực tham gia các chương trình văn hóa văn nghệ do tỉnh tổ chức có yếu tố nước ngoài nhằm quảng bá nét văn hóa độc đáo của địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiến hành việc tôn tạo cảnh quan và đường đi đến những di tích đã xếp hạng cũng như nâng cao trình độ đội ngũ thuyết minh ở các đơn vị cơ sở để tăng thêm tính thuận lợi và hấp dẫn của du khách quốc tế khi tới tham quan, thưởng ngoạn; Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ khoa học xếp hạng những điểm di tích có nhiều triển vọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và nâng cao trách niệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Lồng ghép một cách hài hòa; hợp lý làng nghề truyền thống vào các tour du lịch để bạn bè quốc tế có thể tham quan, tìm hiểu: Nghề đúc đồng, nghề làm bánh tráng (huyện Diên Khánh), nghề làm gốm Lư Cấm (thành phố Nha Trang), nghề làm nem, nghề dệt chiếu (thị xã Ninh Hòa).v.v...
- Tham mưu việc xây dựng lại Bảo tàng tỉnh với quy mô hiện đại và khoa học, lập và quản lý tốt hoạt động các Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa tại địa phương.
2. Đa dạng hóa các hình thức thông tin đối ngoại, quảng bá về văn hóa, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của địa phương; Đa dạng hóa các loại hình vận động danh hiệu quốc tế.
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với các Sở. ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, thị xã tích cực phát huy vai trò trong công tác quảng bá hình ảnh địa phương thông qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa tại địa phương mình và thông qua các, di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng, công nhận mới các danh hiệu văn hóa quốc tế như: Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể... Đẩy mạnh việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị của các di sản đã được công nhận, đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương có di sản, tích cực xây dựng hồ sơ đệ trình công nhận các danh hiệu văn hóa của tỉnh.
- Tổ chức các buổi triển lãm tại chỗ và lưu động, qua đó giới thiệu với bạn bè quốc tế những nét đặc trưng của văn hóa Khánh Hòa; trưng bày các bộ sưu lập: Trống Đồng, Tiền kim loại.... trưng bày những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu của các di chỉ khảo cổ học nổi tiếng: Xóm Cồn, Hòa Diêm, Văn Tứ Đông. Vĩnh Yên, v.v...
- Phối hợp với Chương trình “Việt Nam - Điểm đến của bạn” phát trên VTV4 để quảng bá du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và hệ thống thông tin nước ngoài.
b) Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương thông qua việc tổ chức các hoạt động xúc tiến, tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát các sản phẩm du lịch ở nước ngoài cũng với Tổng cục Du lịch Việt Nam.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan tiến hành khảo sát và xây dựng đề án về hoạt động thông tin đối ngoại giai đoạn 2010 - 2015, đưa ra chiến lược, chương trình cụ thể về thực hiện công tác thông tin đối ngoại. Trong đó, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm Xúc tiến Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ động xây dựng kế hoạch thông tin đối ngoại riêng và lồng ghép vào chiến lược xúc tiến chung của tỉnh nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để công tác thông tin đối ngoại phát huy hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh thống nhất quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan phát huy quan hệ quốc tế của tỉnh với các địa phương nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao và kinh tế các nước tại Việt Nam để tuyên truyền tiềm năng kinh tế, du lịch của tỉnh nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền về các lĩnh vực thế mạnh của Khánh Hòa, các hoạt động chính trị - xã hội của tỉnh vào chương trình các buổi làm việc với các đoàn nước ngoài đến tỉnh, doanh nghiệp nước ngoài.
c) Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với Sở Ngoại vụ và các Sở, ngành liên quan tổ chức Hội thảo về phát triển các khu du lịch tại tỉnh với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, tranh thủ vận động kêu gọi đầu tư về du lịch vào tỉnh.
d) Sở Thông tin Truyền thông, Sở Ngoại vụ nghiên cứu tăng cường cập nhật các thông tin bằng tiếng Anh về đối ngoại, quảng bá văn hóa trên website đối ngoại theo thẩm quyền quản lý.
e) Sở Ngoại vụ, Trung tâm xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Công thương và các Sở, ngành liên quan: Có kế hoạch cụ thể quảng bá hình ảnh quê hương, con người, truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, những tiềm năng, thành tựu đổi mới. Giới thiệu các hình ảnh Anh hùng, danh nhân văn hóa, các ngành, nghề, lễ hội, di tích văn hóa, sản phẩm, sản vật, nghệ thuật ẩm thực địa phương thông qua các Tạp chí, các ấn phẩm văn hóa, du lịch và nhiều kênh thông tin khác nhằm giúp bạn bè quốc tế có cơ hội tiếp cận, hiểu hơn về bản sắc văn hóa quê hương.
f) Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tích cực xây dựng tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa...xây dựng các tiêu chí nông thôn mới.
3. Tiếp tục mở rộng và đưa quan hệ của tỉnh ta với các nước đi vào chiều sâu; xây dựng chiến lược về giao lưu văn hóa với các nước, chú ý gắn kết với quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, tạo lợi ích đan xen với các đối tác.
a) Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông- Vận tải xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các thỏa thuận quốc tế về kinh tế - văn hóa - xã hội đã ký kết giữa tỉnh Khánh Hòa và các địa phương như: Bắc Úc thuộc Úc, Ulsan (Hàn Quốc), Saink - Peterburg (Nga), tỉnh Morbihan (Pháp), Chămpasắc (Lào).v.v...Tăng cường công tác giao lưu, trao đổi đoàn, phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, quan hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài để triển khai mạnh công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh của tỉnh qua việc tham gia tích cực vào các sự kiện lớn được tổ chức định kỳ tại nước bạn.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đưa phóng viên, truyền hình nước bạn vào Việt Nam quảng bá hình ảnh Việt Nam đến người dân các nước bạn, vận động các đối tác và nhân dân các nước bạn tham gia vào các sự kiện văn hóa, kinh tế - xã hội được tổ chức trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất và tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc ký kết và thực hiện các Thỏa thuận hợp tác quốc tế giữa tỉnh và các địa phương trên thế giới, xúc tiến việc giao lưu văn hóa với các nước bạn.
b) Sở Công thương phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Ngoại vụ và các Sở, ban, ngành liên quan
- Khuyến khích các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch Tổ chức các tour du lịch sinh thái, du lịch, lễ hội, du lịch làng nghề truyền thống mang bản sắc văn hóa của địa phương và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các sản vật của địa phương tổ chức các triển lãm hoặc tham gia các hội chợ để tiếp thị các sản phẩm mang bản sắc văn hóa địa phương đến bạn bè quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh địa phương nói riêng và đất nước nói chung trên trường quốc tế.
- Yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan khi thực hiện công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư với đối tác nước ngoài nên gắn kết công tác ngoại giao kinh tế với ngoại giao văn hóa để giới thiệu hình ảnh, phong tục tập quán, văn hóa của con người và đất nước Việt Nam đến bạn bè nước ngoài.
c) Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin - tuyên truyền, Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa tổ chức phổ biến nội dung Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020” và Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các tổ chức Đảng, chính quyền, các ban. ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội. Chủ động tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương; chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh Khánh Hòa có liên quan tới ngoại giao văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và nước ngoài.
d) Các Sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp thuộc tỉnh quán triệt việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 15/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường, mở rộng và đổi mới công tác đối ngoại nhân dân và Kế hoạch số 54-KH/TU, ngày 17/11/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị 26-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, giúp cho thế giới hiểu đúng tình hình đất nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Khánh Hòa. Trước mắt, cần tập trung củng cố và phát triển báo điện tử tỉnh Khánh Hòa, Website Thông tin đối ngoại của Sở Ngoại vụ, Website của các sở, ngành trong Tỉnh.
4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ, các nguồn lực cần thiết phục vụ cho hoạt động ngoại giao văn hóa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức khoa học tiên tiến thế giới, các kinh nghiệm hay vào địa phương, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hoàn thiện và làm phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức địa phương. Đồng thời, phải có những biện pháp đấu tranh kịp thời, chống những sản phẩm văn hóa không lành mạnh du nhập vào địa phương, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực chống phá nhà nước thông qua các hình thức tuyên truyền sai sự thật về truyền thống lịch sử, đất nước, con người Việt Nam.
b) Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, thị xã thực hiện đánh giá tổng thể và dự báo về nguồn nhân lực cho công tác đối ngoại tại tỉnh, cũng như yêu cầu về nhiệm vụ, trình độ của đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về văn hóa và ngoại giao văn hóa cho các cán bộ làm công tác đối ngoại tại cơ quan, đơn vị mình. Nâng cao kiến thức về Ngoại giao Văn hóa cho các cán bộ làm công tác ngoại vụ, cán bộ đang công tác tại các Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa trong lĩnh vực đối ngoại, những cán bộ, viên chức làm công tác hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch, dẫn chương trình; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại nói chung và Ngoại giao Văn hóa nói riêng, kiến thức về tổ chức sự kiện văn hóa có yếu tố nước ngoài tại tỉnh.
- Phối hợp với các Sở ban, ngành liên quan và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức Ngoại giao Văn hóa cho lực lượng Đoàn viên thanh niên, sinh viên, học sinh; Lồng ghép việc nâng cao kiến thức về văn hóa qua việc giao lưu với học sinh, sinh viên các nước bạn.
- Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại giai đoạn 2011-2020. Đề án nên chú trọng đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng đối ngoại trong việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.
5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về đường lối, chính sách ngoại giao văn hóa của tỉnh, nghiên cứu cơ chế bảo đảm nguồn lực cho ngoại giao văn hóa.
a) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng một phần nguồn Ngân sách địa phương cho các hoạt động ngoại giao văn hóa định kỳ và đột xuất tại địa phương, xây dựng nguồn ngân sách hỗ trợ cho việc nâng cao số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng liên quan đến công tác ngoại giao văn hóa.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch Đầu tư có các hình thức khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh hỗ trợ mời các đoàn văn hóa nghệ thuật của nước bạn sang biểu diễn và giao lưu văn hóa với tỉnh nhà.
c) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương về Ngoại giao Văn hóa.
6. Tiếp tục triển khai những chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
a) Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh, Hội Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị, Ban Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, cùng các Sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề ra các phương thức vận động phù hợp trong tình hình mới, động viên khuyến khích mọi hình thức tập hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt chú trọng đến hoạt động của các thế hệ trẻ trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại.
- Thông qua các phương tiện truyền thông, các cơ quan ngôn luận trong và ngoài nước, tăng cường; tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp Iuật của nhà nước tới người Việt Nam ở nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tiến hành tổng kết công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các phong trào, các cuộc vận động và các chương trình tới của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị nghiên cứu và đề xuất thành lập Trung tâm đối ngoại tỉnh, kiện toàn Ban Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài của tỉnh, Hội Kiều bào nhằm thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ ở địa phương trong các hoạt động tại địa phương; đồng thời kêu gọi được các Kiều bào có tiềm lực đầu tư và hoạt động kinh doanh tại tỉnh.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu việc phổ biến tiếng Việt ở nước ngoài; Tích cực triển khai đề án ‘Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” nhằm giữ vững và phát triển việc sử dụng tiếng Việt, văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
c) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Ngoại vụ tổ chức buổi gặp mặt khách quốc tế và Kiều bào nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm nhằm biểu dương kịp thời những đóng góp của khách quốc tế và Kiều bào đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh nhà.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a) Các Sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình đã được phân công tại Kế hoạch này và có báo cáo về Sở Ngoại vụ để tổng hợp và xây dựng báo cáo.
b) Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch “Chiến lược ngoại giao văn hóa đến 2020” của tỉnh. Hàng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động ngoại giao văn hóa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đôn đốc và kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo định kỳ hàng năm về UBND tỉnh trước ngày 25/12.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.