ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1184/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 10 tháng 6 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Văn bản số 1752/BC-TCLN-KHTC ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Văn bản số 4107/BNN-TCLN ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tại Tờ trình số 167/TTr-SNN ngày 26 tháng 5 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Về mục tiêu:
a) Bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có; chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng.
b) Bảo vệ và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Đến năm 2020, phải sử dụng và trồng hết diện tích đất chưa có rừng có khả năng trồng rừng.
c) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp thông qua việc cải thiện một cách hợp lý cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Phát triển các loài cây trồng có tác dụng tốt về bảo vệ môi trường và có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
d) Đảm bảo độ che phủ của rừng nói chung (bao gồm: đất có rừng trong và ngoài 3 loại rừng, cây lâm nghiệp trồng phân tán) vào năm 2015 trên 13% (độ che phủ tính cả cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm là 44%), và đến năm 2020 đạt 15-17,0% (độ che phủ tính cả cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm là 52%) so với đất tự nhiên toàn tỉnh.
e) Đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản và lâm sản ngoài gỗ góp phần vào công cuộc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đáp ứng nhu cầu gỗ tiêu dùng của nhân dân.
f) Đưa dịch vụ chi trả môi trường rừng, cho thuê rừng là nguồn thu của ngành lâm nghiệp; nâng tỷ trọng lâm nghiệp trong giá trị sản xuất nông nghiệp và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của địa phương;
g) Góp phần quan trọng ổn định an ninh chính trị, xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.
2. Nhiệm vụ:
a) Kinh tế:
- Phấn đấu đến năm 2020, GDP ngành lâm nghiệp đạt khoảng 6 - 7 % GDP của ngành nông nghiệp nông thôn;
- Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng gồm: 4.468,5 ha rừng sản xuất (phấn đấu ít nhất có được 30-40% diện tích có chứng chỉ rừng); 8.068,1ha rừng phòng hộ và 16.070,6 ha rừng đặc dụng.
- Khai thác rừng trồng 3.424,5 ha để cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu. Hàng năm khai thác gỗ khoảng 9.000-11.000 m3,3.000 tấn củi đảm bảo cung cấp các nhu cầu gỗ, củi phục vụ xây dựng cơ bản và dân sinh.
- Phát triển du lịch dưới tán rừng và phát triển du lịch kết hợp rừng - biển tạo các khu/điểm du lịch sinh thái mới tại các khu rừng: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu, Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
- Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê môi trường rừng, cơ chế phát triển sạch (CDM), du lịch sinh thái, phòng hộ chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước....
b) Xã hội:
- Tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động nghề rừng thông qua việc giao khoán bảo vệ rừng, tham gia các hoạt động du lịch dưới tán rừng, trồng rừng, khai thác rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ (điều, cao su)...
- Xã hội hóa ngành lâm nghiệp, thực hiện các biện pháp nâng cao đời sống của người dân làm nghề rừng thông qua các hoạt động lâm nghiệp, giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm vào rừng, hạn chế việc sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp để bảo đảm phát triển bền vững tài nguyên rừng.
- Nâng số lao động lâm nghiệp được đào tạo nghề lên 50%, chú trọng các hộ dân tộc ít người, hộ nghèo và phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa.
c) Môi trường:
- Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm đóng góp có hiệu quả cho phòng hộ ven biển và đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống và tạo nguồn thu từ các dịch vụ môi trường (phí môi trường, giảm khí thải C02, du lịch sinh thái...).
- Đảm bảo độ che phủ của rừng vào năm 2015 trên 13% (độ che phủ tính cả cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm là 44%), và nâng cao độ che phủ năm 2020 đạt 15 -17,0% (độ che phủ tính cả cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm là 52%).
- Đến năm 2015, trồng mới 108,3 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; 257,5 ha cho giai đoạn sau.
- Giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm vào rừng, hạn chế canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp.
3. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn đến năm 2020:
3.1. Diện tích quy hoạch 3 loại rừng:
Đvt: ha
Stt | Huyện | Tổng diện tích đất lâm nghiệp | Phân theo loại rừng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
| Toàn tỉnh | 28.607,3 | 16.070,6 | 8.068,1 | 4.468,5 |
1 | Châu Đức | 453,4 |
| 453,4 |
|
2 | Côn Đảo | 5.830,7 | 5.830,7 |
|
|
3 | Đất Đỏ | 672,0 |
| 672,0 |
|
4 | Long Điền | 768,3 |
| 768,3 |
|
5 | Tân Thành | 3.975,4 |
| 3.975,4 |
|
6 | Thành phố Bà Rịa | 197,0 |
| 197,0 |
|
7 | Thành phố Vũng Tàu | 1.099,7 |
| 1.099,7 |
|
8 | Xuyên Mộc | 15.610,7 | 10.239,9 | 902,3 | 4.468,5 |
3.2. Quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác:
Tổng hợp diện tích dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong giai đoạn đến năm 2020:
Đvt: ha
Stt | Huyện | Tổng diện tích | Phân theo chức năng ba loại rừng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
| Tổng cộng | 2.096,4 | 247,3 | 1.849,0 |
|
1 | Côn Đảo | 160,3 | 160,3 |
|
|
2 | Tân Thành | 975,6 |
| 975,6 |
|
3 | Thành phố Vũng Tàu | 851,8 |
| 851,8 |
|
4 | Xuyên Mộc | 108,7 | 87,0 | 21,7 |
|
3.3. Lý do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn đến năm 2020:
Đvt: ha
Stt | Huyện | Tổng diện tích đất lâm nghiệp | Phân theo loại rừng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
| Toàn tỉnh | 2.096,4 | 247,3 | 1.849,0 |
|
1 | Chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp | 260,3 | 23,8 | 236,5 |
|
2 | Chuyển sang đất phi nông nghiệp | 1.836,2 | 223,5 | 1.612,7 | 0,0 |
2.1 | Cảng, nhà máy, khu công nghiệp | 1.458,5 |
| 1.458,5 |
|
2.2 | Phát triển du lịch | 2,6 | 2,6 |
|
|
2.3 | An ninh, quốc phòng | 76,8 | 55,1 | 21,7 |
|
2.4 | Khoáng sản | 129,9 |
| 129,9 |
|
2.5 | Giao thông | 50,4 | 50,4 |
|
|
2.6 | Sản xuất kinh doanh | 2,6 |
| 2,6 |
|
2.7 | Đất năng lượng | 99,9 | 99,9 |
|
|
2.8 | Đất công cộng (công viên) | 11,6 | 11,6 |
|
|
2.9 | Đất dự trữ | 3,9 | 3,9 |
|
|
4. Các chỉ tiêu khối lượng bảo vệ và phát triển rừng:
Các chỉ tiêu bảo vệ phát triển rừng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020 được tổng hợp qua bảng sau:
Đvt: ha
| Đơn vị | Tổng cộng | Giai đoạn 2013- 2015 | Giai đoạn 2016- 2020 |
1. Bảo vệ rừng |
|
|
|
|
- Giao khoán bảo vệ rừng | ha | 10.480,8 | 5.109,8 | 5.371,0 |
- Hợp đồng bảo vệ rừng | Lượt.ha | 82.381,5 | 31.004,9 | 51.376,6 |
- Hỗ trợ phát triển cộng đồng | L. thôn | 312,0 | 117,0 | 195,0 |
- Phối hợp truy quét bảo vệ rừng | Đợt | 1.152,0 | 432,0 | 720,0 |
2. Phát triển rừng |
|
|
|
|
- Khoanh nuôi | ha | 6.448,6 | 2.527,4 | 3.921,1 |
- Trồng rừng mới | ha | 365,8 | 108,3 | 257,5 |
- Trồng rừng lại sau khai thác | ha | 3.424,5 | 1.185,2 | 2.239,4 |
- Chăm sóc rừng | ha | 7.566,0 | 2.444,9 | 5.121,1 |
- Làm giàu rừng | ha | 795,8 | 348,0 | 447,9 |
3. Khai thác rừng | ha |
|
|
|
- Rừng tự nhiên | ha | 6,0 |
| 6,0 |
- Rừng trồng gỗ | ha | 3.424,5 | 1.185,2 | 2.239,4 |
- Hạt điều | ha | 1.600,0 | 600,00 | 1.000,0 |
- Mủ cao su | ha | 7.920,0 | 2.970,0 | 4.950,0 |
4. Hoạt động khác | % |
|
|
|
4.1. Trồng cây phân tán | Cây | 661.000 | 261.000 | 400.000 |
4.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng |
|
|
|
|
- Duy tu, sửa chữa, nâng cấp đường bảo vệ rừng | km | 92 | 36 | 55 |
- Sửa chữa, bảo trì trụ sở làm việc | c. trình | 2 | 1 | 1 |
- Xây mới trạm quản lý bảo vệ rừng | Trạm | 12 | 10 | 2 |
- Xây dựng chốt quản lý bảo vệ rừng | Chốt | 2 | 1 | 1 |
- Sửa chữa nâng cấp trạm bảo vệ rừng | Trạm | 19 | 5 | 14 |
- Sửa chữa, duy tu hàng rào bảo vệ rừng | Năm | 8 | 3 | 5 |
- Mốc ranh giới | mốc | 1.470 | 1.350 | 120 |
- Thay thế mốc các tiểu khu | mốc | 50 |
| 50 |
- Nạo vét, đào mới hồ chứa nước | m2 | 8.000 | 4.000 | 4.000 |
- Trạm đo mưa | Trạm | 3 | 3 |
|
- Trạm đo gió | Trạm | 3 | 3 |
|
- Xây dựng, duy tu chòi canh lửa | chòi | 6 | 3 | 3 |
- Đường băng cản lửa | L.ha | 5.142 | 1.897 | 3.245 |
- Bảng nội quy bảo vệ rừng | Bảng | 26 | 11 | 15 |
- Vườn ươm cây giống | m2 | 500 | 500 |
|
- Xây dựng nhà kho chứa dụng cụ vườn ươm | m2 | 50 | 50 |
|
- Xây dựng cầu tạm đi lại bảo vệ rừng | c/trình | 1 | 1 |
|
- Xây nhà kho chứa phương tiện vi phạm | m2 | 200 | 200 |
|
- Duy tu bờ đê giữ nước PCCCR | L. bờ | 4 | 2 | 2 |
4.3. Mua sắm phương tiện, trang thiết bị |
|
|
|
|
- Xe ô tô | Chiếc | 1 | 1 |
|
- Xe máy | Chiếc | 3 | 1 | 2 |
- Máy vi tính | Bộ | 22 | 5 | 17 |
- Máy in | Cái | 14 | 3 | 11 |
- Máy định vị | Cái | 17 | 5 | 12 |
- Máy quay phim theo dõi động vật | Cái | 1 |
| 1 |
- Máy quay phim dưới nước | Cái | 3 | 3 |
|
- Máy chụp ảnh dưới nước | Cái | 3 | 3 |
|
- Máy chụp hình | Cái | 27 | 18 | 9 |
- Máy nén khí | Cái | 6 |
| 6 |
- Đồ lặn | Bộ | 16 |
| 16 |
- Bình lặn | Cái | 16 |
| 16 |
- Thước đo cao điện tử | Cái | 1 |
| 1 |
- Mua súng (công cụ hỗ trợ) | Cây | 10 | 5 | 5 |
- Bình xịt hơi cay (công cụ hỗ trợ) | Bình | 198 | 54 | 144 |
- Trang phục bảo vệ rừng (áo quần, giày.. | Bộ | 1.120 | 420 | 700 |
- Máy thổi gió PCCCR | Cái | 5 | 3 | 2 |
- Máy chiếu | Cái | 3 | 1 | 2 |
- Máy quay phim | Cái | 2 | 2 |
|
- Máy photocopy | Cái | 1 |
| 1 |
4.4. Các chương trình NCKH, bảo tồn DĐSH | Dự án | 14 | 4 | 10 |
4.5. Thực hiện các dự án đầu tư XDCB rừng đặc dụng (Khu hành chính dịch vụ) | Dự án | 14 | 4 | 10 |
5. Ước tính vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020:
Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020 là 695.979,872 triệu đồng, trong đó:
a) Phân theo hạng mục hoạt động:
- Bảo vệ rừng: 28.862,306 triệu đồng;
- Phát triển rừng: 104.260,368 triệu đồng;
- Khai thác rừng: 145.671,570 triệu đồng;
- Hoạt động khác: 404.805,220 triệu đồng;
- Chi phí quản lý dự án: 12.380,409 triệu đồng.
b) Phân theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách trung ương: 246.107,250 triệu đồng (chiếm 35,4%);
- Vốn ngân sách địa phương: 116.309,522 triệu đồng (chiếm 16,7%);
- Vốn liên doanh liên kết: 58.479,865 triệu đồng (chiếm 8,4%);
- Vốn tự có: 246.323,677 triệu đồng (chiếm 35,4%);
- Vốn vay: 28.759,557 triệu đồng (chiếm 4,1%).
6. Các giải pháp chủ yếu cần triển khai thực hiện:
a) Tiến hành rà soát và đo đạc chi tiết toàn bộ diện tích quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác giai đoạn đến năm 2020 (bao gồm cả diện tích đã quy hoạch đưa ra ngoài 3 loại rừng giai đoạn 2006-2010 nhưng chưa có quyết định thu hồi) nhằm triển khai tốt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 và xây dựng các công trình có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc này phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ rừng;
b) Hoàn thành việc thiết lập lâm phận đất quy hoạch cho lâm nghiệp ổn định với hệ thống mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa. Thực hiện việc kiểm kê đánh giá chi tiết hiện trạng những vùng chuyển đổi ra ngoài đất lâm nghiệp. Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Chủ động tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực sử dụng giá trị môi trường và cảnh quan của rừng. Tổ chức liên doanh để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, nghiên cứu khoa học bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng quy định;
c) Tăng cường các biện pháp phòng, chống phá rừng, cháy rừng, tổ chức tốt lực lượng bảo vệ rừng đến đơn vị xã. Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng có sự phối hợp tốt của lực lượng kiểm lâm, đơn vị chủ rừng với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân bằng các hình thức tổ chức phong phú, phù hợp, nhất là ở khu vực trọng điểm;
d) Đảm bảo chất lượng, hiệu quả việc trồng rừng tập trung trên đất trống chưa có rừng, trên các đối tượng rừng trồng đến tuổi khai thác, làm giàu rừng và trồng các loại cây phân tán bằng các loại cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và mục tiêu sử dụng rừng. Tập trung bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển. Tổ chức khai thác rừng trồng sản xuất có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và nhu cầu tiêu dùng gỗ của nhân dân trong tỉnh;
đ) Nhà nước đầu tư vốn để phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ổn định diện tích rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai bền vững. Phát triển rừng sản xuất bằng nguồn vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Điều 2. Căn cứ các nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020 được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, Giám đốc các sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trước mắt, cần tập trung phối hợp chỉ đạo thực hiện các vấn đề trọng tâm như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch được duyệt;
- Tổ thức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đo đạc và xác định ranh giới cụ thể, chi tiết toàn bộ diện tích được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp toàn tỉnh sang mục đích khác giai đoạn đến năm 2020 (bao gồm cả diện tích đã quy hoạch đưa ra ngoài 3 loại rừng giai đoạn 2006-2010) làm cơ sở lập bổ sung quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với diện tích này trên toàn tỉnh và thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đúng quy định.
- Đối với diện tích dự kiến chuyển mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình được nêu tại mục 2.3, Điều 1 của Quyết định này thì căn cứ vào tiến độ thực hiện của từng công trình, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất đúng quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai và theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (đối với diện tích đất rừng đặc dụng).
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai các nội dung của Quyết định này;
- Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, thành phố phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
4. Thủ trưởng các đơn vị chủ rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có diện tích đất lâm nghiệp có trách nhiệm:
- Triển khai thực hiện tốt các nội dung của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt tại Quyết định này; căn cứ nội dung quy hoạch tổ chức lập các phương án sản xuất, dự án bảo vệ và phát triển rừng chi tiết trên lâm phận quản lý;
- Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quản lý, bảo vệ diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác khi chưa có quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các Ban Quản lý rừng: Công ty Lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, Vườn Quốc Gia Côn Đảo, Ban Quản lý rừng phòng hộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.