BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1163/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRÚNG TUYỂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN NĂM 2006 THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 3208/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ KHCN về việc phê duyệt danh mục đề tài, dự án SXTN cấp Nhà nước để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch 2006;
Căn cứ kết quả làm việc và kiến nghị của các Hội đồng KHCN cấp Nhà nước tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN năm 2006 thuộc lĩnh vực Công nghệ Vật liệu;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế -kỹ thuật và Vụ Kế hoạch -Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt các tổ chức và cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện 7 đề tài cấp Nhà nước năm 2006 thuộc Lĩnh vực Công nghệ Vật liệu (danh sách kèm theo).
Điều 2. Các tổ chức và cá nhân trúng tuyển có trách nhiệm hoàn chỉnh Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (biểu B1 -2-TMKHCN) theo kiến nghị của Hội đồng để Bộ KHCN thẩm định và phê duyệt nội dung, kinh phí thực hiện đề tài.
Điều 3. Các tổ chức và cá nhân trúng tuyển, các Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế -kỹ thuật, Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRÚNG TUYỂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC BẮT ĐẦU NĂM 2006 THUỘC LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
(Kèm theo quyết định số 1163 / QĐ- BKHCN ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ KHCN)
Số TT | Tên đề tài | Tổ chức trúng tuyển | Cá nhân trúng tuyển | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Nghiên cứu công nghệ tuyển hợp lý và sản xuất rutil nhân tạo từ quặng sa khoáng và quặng gốc vùng Núi Chúa Thái Nguyên | 1.Viện Nghiên cứu Mỏ Luyện kim, Bộ Công nghiệp | TS. Nguyễn Văn Chiến |
|
2 | Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và vải mat từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu polyme compozit (PC) thân thiện môi trường | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục - Đào tạo: | PGS. TS Bùi Chương |
|
3 | Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng polyme phân hủy sinh học trên cơ sở polylactic axit (PLA), polyglycolic axit (PGA) và sản phẩm đồng trùng ngưng của chúng. | Viện Hoá học công nghiệpV, Bộ Công nghiệp: | TS. Phạm Thế Trinh |
|
4 | Chế tạo điện cực anot trơ có độ bền cao để xử lý nước thải công nghiệp bằng phơng pháp điện hoá. | Viện Khoa học vật liệuV, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: | TS. Nguyễn Ngọc Phong |
|
5 | Nghiên cứu chế tạo cảm biến trên cơ sở vật liệu micro -nano và thiết bị kèm theo để kiểm tra một số thông số quan trọng của môi trường khí và nước | Viện Đào tạo quốc tế về Khoa học vật liệu ( ITIMS), Bộ Giáo dục - Đào tạo: | PGS.TS Nguyễn Đức Chiến |
|
6 | Nghiên cứu công nghệ chế tạo montmorillonite (MMT) từ nguồn khoáng thiên nhiên làm nguyên liệu cho nanoclay | Viện Công nghệ Xạ - Hiếm, Bộ Khoa học và Công nghệ: | TS Thân Văn Liên |
|
7 | Nghiên cứu ứng dụng gel và các chất hoạt tính bề mặt để nâng cao hệ số thu hồi dầu mỏN | Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: | TS Nguyễn Phương Tùng |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.