BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1161/QĐ-TCT | Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 09/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 826/QĐ-BTC ngày 03/4/2012 quy định danh mục tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc đặc thù của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tạp chí Tài chính và Thời báo Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 408/QĐ-TCT ngày 09/4/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, đấu thầu, mua sắm tập trung trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-BTC ngày 19/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, đấu thầu, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Tài vụ Quản trị,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, tiêu chuẩn định mức, trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Tài vụ Quản trị, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố, cán bộ công chức viên chức và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-TCT ngày 01/7/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy định việc quản lý đối tượng sử dụng tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù trong ngành Thuế; xác định tiêu chuẩn định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc đặc thù của ngành Thuế làm căn cứ thực hiện trong quá trình mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng và xử lý thay thế tài sản.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc đặc thù của ngành Thuế.
Các đơn vị thuộc ngành Thuế, cán bộ công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Thuế chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế bao gồm thiết bị đọc mã vạch, thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai và thiết bị báo động chống trộm bảo vệ kho ấn chỉ, lưu trữ.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật và đối tượng sử dụng
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị đọc mã vạch
- Yêu cầu về tính năng vận hành:
+ Các loại mã vạch: thiết bị phải đọc được mã vạch 1 chiều và 2 chiều.
+ Giao diện kết nối: kết nối theo chuẩn RS232 và USB.
+ Bộ ký tự: hỗ trợ đọc được tiếng Việt có dấu theo các chuẩn TCVN3 và Unicode.
+ Tiêu chuẩn mã hóa: UPC.EAN, Code 128 Full ASCII đối với mã vạch 1 chiều; PDF417, microPDF417 đối với mã vạch 2 chiều.
- Yêu cầu về độ bền của thiết bị:
+ Độ bền cơ học: Cho phép thiết bị rơi từ độ cao 1,5 m xuống nền bê tông và không giới hạn số lần.
+ Độ bền đối với môi trường: đáp ứng tiêu chuẩn IP 65.
- Yêu cầu về bảo hành: Thời gian bảo hành đối với thiết bị đọc mã vạch tối thiểu là 3 năm.
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai
- Yêu cầu về tính năng vận hành: Có đèn cực tím để kiểm tra mực phản quang của các ký hiệu riêng (ký hiệu mật) trên các loại hóa đơn, các loại biên lai do Tổng cục Thuế, Cục Thuế in, phát hành.
- Yêu cầu về bảo hành: Thời gian bảo hành đối với thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai tối thiểu là 3 năm.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị của hệ thống báo động chống trộm bảo vệ kho ấn chỉ, lưu trữ.
- Yêu cầu về tính năng vận hành:
+ Hệ thống (camera, màn hình, chuông báo động) phải báo động bằng cả âm thanh và hình ảnh khi có người vào khu vực cần bảo vệ.
- Yêu cầu về kỹ thuật:
+ Camera: Độ phân giải SD(720x576); Zoom quang học: optical zoom 29x; có chức năng phát hiện chuyển động; Camera treo trần, có bọc.
+ Chuông báo động: Cường độ âm thanh cách 3m là 92dBA.
+ Màn hình.
+ Nguồn điện sử dụng: Dùng được cả hai nguồn điện một chiều và xoay chiều (AC và DC).
- Yêu cầu về bảo hành: Thời gian bảo hành đối với thiết bị báo động chống trộm tối thiểu 3 năm.
Điều 5. Định mức và phân bổ thiết bị
1. Thiết bị đọc mã vạch
- Để phục vụ công tác quản lý của cơ quan Tổng cục Thuế (bao gồm cả đại diện văn phòng Tổng cục Thuế tại Hồ Chí Minh): Số lượng tối đa 02 thiết bị.
- Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế (Cục CNTT, Trường Nghiệp vụ Thuế): số lượng 01 thiết bị.
- Định mức thiết bị đọc mã vạch cho các Cục Thuế và các Chi cục Thuế (chưa tính số lượng dự phòng) như sau: bình quân tổng số cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn Cục so với số lượng thiết bị tối thiểu là 600 người nộp thuế/ 01 thiết bị/ từng đơn vị quản lý (Cục Thuế và Chi cục Thuế).
- Định mức thiết bị đọc mã vạch dự phòng tối đa tại Cục Thuế:
+ Đối với Cục Thuế có dưới 10 Chi cục: dự phòng 01 chiếc.
+ Đối với Cục Thuế có từ 10 đến 14 Chi cục: dự phòng 02 chiếc.
+ Đối với các Cục Thuế có từ 15 Chi cục trở lên: dự phòng 03 chiếc.
2. Thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai
- Định mức cho cơ quan Tổng cục Thuế:
+ Đối với cơ quan Tổng cục Thuế: trang bị không vượt quá 02 thiết bị.
+ Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế (Cục CNTT, trường nghiệp vụ Thuế): 01 thiết bị/ 1 đơn vị.
- Định mức cho văn phòng Cục Thuế:
+ Đối với Cục Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: trang bị không vượt quá 05 thiết bị/1 Cục Thuế.
+ Đối với các Cục Thuế còn lại: trang bị không vượt quá 04 thiết bị/ 1 Cục Thuế.
- Định mức cho các Chi cục Thuế:
+ Đối với Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: số lượng thiết bị trung bình không vượt quá 04 thiết bị /1 Chi cục.
+ Đối với các Chi cục Thuế còn lại: số lượng thiết bị trung bình không vượt quá 03 thiết bị /1 Chi cục.
3. Đối với thiết bị báo động chống trộm để bảo vệ kho Ấn chỉ, lưu trữ
- Đối với trụ sở Cục Thuế TP Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ được trang bị 1 hệ thống/1 kho có diện tích 100m2 (1 hệ thống; bao gồm: 1 màn hình máy tính, 5 camera, 1 chuông báo).
- Đối với trụ sở Cục Thuế các tỉnh còn lại (ngoài 5 thành phố trực thuộc trung ương đã tính ở trên) được trang bị 1 hệ thống/ 1 kho có diện tích 60m2 (1 hệ thống bao gồm 1 màn hình, 3 camera, 1 chuông báo).
- Đối với trụ sở Chi cục Thuế được trang bị 1 hệ thống/1 kho có diện tích 20m2 (1 hệ thống gồm: 1 màn hình, 1 camera, 1 chuông báo).
Điều 6. Quy định về việc quản lý, sử dụng, mua sắm
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát, nếu số lượng hiện có tại cơ quan, đơn vị nhiều hơn tiêu chuẩn định mức thì cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để điều chuyển và bố trí cho các cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu sử dụng.
2. Các đơn vị, cá nhân được phân bổ thiết bị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản khi được giao.
3. Việc mua sắm, trang bị tài sản được căn cứ theo các quy định hiện hành về mua sắm, đấu thầu mua sắm tài sản của Nhà nước và Bộ Tài chính.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc, phát sinh tài sản, trang thiết bị và phương tiện đặc thù ngoài danh mục tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định tại Quyết định này các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế (Cục Công nghệ thông tin, Vụ Tài vụ - Quản trị) xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.