BỘ VĂN HOÁ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1158-VH/VP | Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 1960 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH PHỤ LỤC BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ QUAN HỆ ĐẶT SÁCH GIỮA CƠ QUAN XUẤT BẢN VÀ QUỐC DOANH PHÁT HÀNH SÁCH TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH DO QUYẾT ĐỊNH SỐ 148-VH/QĐ NGÀY 27-01-1960
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ họp trung tuần tháng 09 năm 1955 về việc đổi tên Bộ Tuyên truyền ra Bộ Văn hóa;
Căn cứ quyết định số 148-VH/QĐ ngày 27-01-1960 của Bộ Văn hóa về việc ban hành điều lệ tạm thời về quan hệ đặt sách giữa cơ quan xuất bản và Quốc doanh phát hành sách trung ương;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Vụ xuất bản, Quốc doanh phát hành sách trung ương và Chủ nhiệm Nhà nước bản Giáo dục;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành phụ lục bản "Điều lệ tạm thời" quy định thêm về quan hệ đặt sách giữa Quốc doanh phát hành sách trung ương và Nhà xuất bản Giáo dục, kèm theo quyết định này.
Điều 2. – Bản phụ lục "Điều lệ tạm thời" này có giá trị thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 1960.
Điều 3. – Các ông Chánh văn phòng Bộ Văn hóa, Giám đốc Vụ Xuất bản, Quốc doanh phát hành sách trung ương và Chủ nhiệm Nhà xuất bản Giáo dục có trách nhiệm thi hành quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
PHỤ LỤC
BẢN "ĐIỀU LỆ TẠM THỜI" QUY ĐỊNH THÊM VỀ QUAN HỆ ĐẶT SÁCH GIỮA QUỐC DOANH PHÁT HÀNH SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
Chương I:
Quan hệ đặt sách giữa Quốc doanh phát hành sách trung ương và Nhà xuất bản Giáo dục về nội dung căn bản vẫn thi hành theo các điều khoản quy định trong bản điều lệ tạm thời về quan hệ đặt sách giữa Quốc doanh phát hành sách và các Nhà xuất bản đã được Bộ Văn hóa ban hành theo quyết định số 148-VH/QĐ ngày 27-01-1960.
Nhưng vì sách giáo khoa phổ thông có những đặc điểm không giống các loại sách khác và theo điều 4 ở bản "Điều lệ tạm thời", bản phụ lục này bổ sung một số điểm cụ thể vào các chương, mục, điều như sau:
Chương 2:
Mục I. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Tổ chức phát hành (điều 5 của bản điều lệ) – Nguyên tắc chung là nhà xuất bản không tổ chức việc phát hành riêng các loại sách giáo khoa và giáo cụ trực quan, trừ số lượng biếu hoặc bán cung cấp cho các Sở, Ty Giáo dục và nhà trường.
Nếu có những loại sách và giáo cụ trực quan mà nhà xuất bản vừa cung cấp trong nội bộ, vừa giao cho Quốc doanh phát hành sách trung ương phát hành thì nhà xuất bản cần cho Quốc doanh phát hành sách trung ương biết số lượng cụ thể đã cung cấp cho từng địa phương, để đặt kế hoạch phát hành cho sát.
2. Trước mỗi học kỳ, nhà xuất bản và Quốc doanh phát hành sách trung ương sẽ bàn bạc thống nhất kế hoạch phát hành từng loại sách. Dựa vào đó, Quốc doanh phát hành sách trung ương có trách nhiệm hướng dẫn Quốc doanh phát hành sách các tỉnh thực hiện, nhưng nhà xuất bản cũng cần có kế hoạch cho các Sở, Ty Giáo dục phối hợp với Quốc doanh phát hành sách các tỉnh, để đảm bảo kế hoạch phát hành thực hiện được tốt, cách phát hành được nhanh chóng, đúng đối tượng.
Mục II. KẾ HOẠCH XUẤT BẢN
3. Kế hoạch năm (điều 7 của bản điều lệ). Để việc lập kế hoạch của Quốc doanh phát hành sách trung ương được chính xác, nội dung kế hoạch cần có thêm: dự kiến kế hoạch phát triển học sinh từng lớp, tên sách (ghi rõ loại sơ bản, loại tái bản), số trang, giá đơn vị ước lượng, số bản in (tỷ lệ so với số học sinh) và dự kiến giao cho Quốc doanh phát hành.
4. Kế hoạch học kỳ: Trước ngày khai giảng của mỗi học kỳ hai tháng, nhà xuất bản cung cấp cho Quốc doanh phát hành sách trung ương một bản kế hoạch học kỳ. Nội dung tương tự như kế hoạch năm.
Các kế hoạch trên cần cố gắng thực hiện chính xác; mỗi khi thay đổi mục nào trong kế hoạch, nhà xuất bản cần cho Quốc doanh phát hành sách trung ương biết để kịp thời giải quyết những thay đổi đó.
Mục III. ĐẶT SÁCH
5. Đặt sách lần đầu (thay điều 9 và điều 10)
- Trước khi đưa in sách 2 tháng, nhà xuất bản cung cấp cho Quốc doanh phát hành sách trung ương một bản hướng dẫn sách sẽ in, nội dung ghi cụ thể: tên sách, loại sơ bản, loại tái bản, loại có sửa chữa, số lượng dự kiến in của nhà xuất bản, thời gian cần có yêu cầu đặt in, để Quốc doanh phát hành có tài liệu hướng dẫn cho các Quốc doanh phát hành tỉnh đặt sách cho sát. Mặt khác, nhà xuất bản cũng gửi hướng dẫn này cho các Sở, Ty Giáo dục để biết và bàn bạc với Quốc doanh phát hành các tỉnh trong việc đặt sách.
- Về việc quyết định số lượng sách xuất bản và phát hành, nguyên tắc chung là: nhà xuất bản quyết định số lượng xuất bản, Quốc doanh phát hành sách trung ương quyết định số lượng phát hành, trên cơ sở dựa vào yêu cầu của các địa phương và có sự bàn bạc của hai bên (nếu không thống nhất thì thi hành theo như tinh thần ghi trong điều 6 của bản điều lệ tạm thời).
- Quốc doanh phát hành sách trung ương có trách nhiệm tập hợp đầy đủ yêu cầu của các địa phương theo đúng thời gian quy định để việc in sách của nhà xuất bản không bị trở ngại. Trường hợp chưa tập hợp đầy đủ yêu cầu các địa phương mà sách cần in gấp, hai bên sẽ bàn thống nhất số lượng tạm in, đợi đầy đủ yêu cầu sẽ bàn số lượng in chính thức. Nếu quá hạn mà vẫn còn địa phương chưa có yêu cầu thì hai bên cùng có trách nhiệm dự kiến số lượng in cho những tỉnh đó và giúp đỡ kế hoạch tiêu thụ.
- Sau khi quyết định số lượng in, nếu các địa phương còn đề nghị điều chỉnh, tăng hay rút bớt số lượng, thì hai bên cần cố gắng tìm mọi biện pháp để có thể giải quyết tốt cho yêu cầu địa phương.
- Trường hợp cần chủ động tăng hay rút bớt yêu cầu của các địa phương, nhà xuất bản và Quốc doanh phát hành sách trung ương sẽ cùng quyết định số lượng tăng, rút và có kế hoạch giải thích chung.
- Số lượng in của các loại sách đã bàn bạc và thống nhất ý kiến giữa nhà xuất bản và Quốc doanh phát hành sách trung ương, sau này nếu sách thừa hoặc thiếu, hai bên cũng có trách nhiệm giải quyết trong phạm vi trách nhiệm đã quy định.
6. Đặt sách tái bản (thay điều 13 và 14)
Sách tái bản là sách in từ sau lần thứ nhất. Ngoài số lượng ghi trong chỉ tiêu kế hoạch cả năm, nếu thấy cần thiết tái bản thêm nữa, hai bên sẽ cùng bàn bạc thống nhất số lượng in.
7. Đặt sách đột xuất (thay điều 15)
Những loại sách xuất bản ngoài kế hoạch hàng năm và kế hoạch học kỳ, hoặc loại không giới thiệu nội dung trước 35 ngày mà phải in gấp, đều coi là sách đột xuất. Quốc doanh phát hành sách trung ương góp ý kiến với nhà xuất bản để tạm in trước một số; Quốc doanh phát hành sách trung ương sẽ đặt số lượng chính thức sau khi lấy được yêu cầu địa phương (trường hợp này cần hết sức tránh để khỏi gây khó khăn cho địa phương).
Chương 3:
GIAO NHẬN SÁCH
8. Để kế hoạch hóa việc nhập sách, hàng quý, hàng tháng, nhà xuất bản cần có kế hoạch giao sách cho Quốc doanh phát hành sách trung ương. Kế hoạch quý gửi cho phát hành vào ngày 20 của tháng cuối quý trước; kế hoạch tháng vào ngày 25 tháng trước. Trong kế hoạch cần ghi rõ khoảng thời gian sẽ giao từng loại sách; kế hoạch tháng thì thời gian giao sách nên cố gắng chính xác trong phạm vi 10 ngày một để khỏi trở ngại cho việc bố trí kiểm nhận và vận chuyển.
9. Số lượng sách ghi trống giấy đặt của Quốc doanh phát hành sách trung ương nếu đã được nhà xuất bản đồng ý thì nguyên tắc là nhà xuất bản phải giao đủ cho phát hành. Nhưng để chiếu cố đến tình hình xuất bản và in hiện nay có nhiều khó khăn, có thể có những loại in không khớp với số lượng đặt của Quốc doanh phát hành, thì giải quyết như sau:
- Nếu giao thiếu số lượng đặt mà xét thấy có ảnh hưởng nhiều tới việc phục vụ thì nhà xuất bản cũng bàn bạc với Quốc doanh phát hành sách trung ương để giải quyết; nếu không có cách gì giải quyết nữa thì nhà xuất bản phải in thêm.
- Nếu giao thừa, thì số lượng thừa đó, Quốc doanh phát hành sách trung ương vẫn nhận và có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh lấy thêm. Cuối cùng, nếu các địa phương không lấy hết thì số lượng còn lại sẽ thi hành theo chế độ lưu kỳ.
10. Sách in xong đến đâu giao đến đó và trước 30 ngày khi học sinh dùng đến sách, nhà xuất bản phải giao xong toàn bộ sách đó cho Quốc doanh phát hành trung ương để phân phối về các địa phương. Nếu loại sách nào giao chậm (nhưng vẫn trước ngày các trường dùng đến sách) thì nhà xuất bản cần báo cho Quốc doanh phát hành sách trung ương biết để chuẩn bị việc phân phối.
Những loại sách giao chậm quá ngày học sinh dùng đến sách do Quốc doanh phát hành sách trung ương vẫn nhận và có biện pháp thuyết phục các địa phương nhận để phát hành. Sau khi đã tích cực giải quyết mà các địa phương vẫn không nhận hết, Quốc doanh phát hành sách trung ương sẽ nhận số lượng còn thừa với nhà xuất bản theo chế độ lưu kỳ; số sách mà các địa phương đã nhậh thì thanh toán tiền ngay với nhà xuất bản.
11. Quốc doanh phát hành sách trung ương phải bố trí việc kiểm nhận sách nhanh chóng để khỏi gây khó khăn cho nhà xuất bản và nhà in; nếu vì lý do chưa nhận được thì phải báo trước cho nhà xuất bản biết; nếu không báo trước sách đã đưa đến kho mà không kiểm nhận thì mọi phí tổn sẽ do Quốc doanh phát hành sách trung ương chịu trách nhiệm. Ngược lại, nếu nhà xuất bản không đảm bảo giao sách theo đúng kế hoạch đã định thì phí tổn do nhà xuất bản chịu.
Chương 4:
TUYÊN TRUYỀN QUẢNG CÁO
12. (thay điều 21) - Phần công tác tuyên truyền: nhà xuất bản chịu trách nhiệm tuyên truyền trong nội bộ ngành Giáo dục; Quốc doanh phát hành sách trung ương chịu trách nhiệm tuy truyền ngoài nhân dân.
13. Tỷ lệ tuyên truyền phí tùy theo sự cần thiết, do mỗi bên quy định.
Trừ các điều 9, 10, 13, 14, 15 và 21 trong bản điều lệ tạm thời về quan hệ đặt sách giữa các cơ quan xuất bản và Quốc doanh phát hành sách trung ương, các điều khoản khác trong bản điều lệ trên vẫn thi hành giữa Quốc doanh phát hành sách trung ương và Nhà xuất bản Giáo dục không có gì thay đổi.
Những điểu bổ sung trong bản phụ lục này có giá trị ban hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 1960.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.