ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1157/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 21 tháng 09 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG TL 277 ĐOẠN TỪ THỊ XÃ TỪ SƠN ĐẾN THỊ TRẤN CHỜ HUYỆN YÊN PHONG, THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - CHUYỂN GIAO (BT)
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ các Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ, về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05/4/2011 của Chính phủ, về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT;
Căn cứ thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại tờ trình số 566/TT-QLDA ngày 01/9/2011, của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo thẩm định số 383/KH-XDCB ngày 15/8/2011, về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường TL 277 đoạn từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ huyện Yên Phong, theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường TL 277 đoạn từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), thay thế các Quyết định số 1021/QĐ-CT ngày 23/9/2002, số 1433/QĐ-CT ngày 25/8/2004, số 163/QĐ-UBND ngày 26/01/2006 và số 1666/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng đường TL 277 đoạn từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ huyện Yên Phong, theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT).
2. Hình thức đầu tư: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp, theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT).
3. Giao Sở Giao thông Vận tải làm đại diện cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án BT.
4. Nhà đầu tư: Công ty Nam Hồng (Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh).
5. Địa điểm thực hiện dự án: Thị xã Từ Sơn và huyện Yên Phong. Điểm đầu xuất phát tại Km 13 + 900 thuộc TL 286; điểm cuối kết thúc tại cầu vượt Đại Đình, thị xã Từ Sơn (giao với QL1A).
6. Quy mô đầu tư, bình đồ hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật:
6.1 Quy mô đầu tư: Tổng chiều dài tuyến lập dự án 8.766,63 m; trong đó: đoạn thị trấn Chờ - Đồng Kỵ dài 8.123,0 m; điểm đầu xuất phát tại Km 13 + 900 thuộc TL 286; điểm cuối kết thúc tại Km 12 + 834 (nhập vào tuyến TL 277), tiếp giáp với khu công nghiệp Đồng Quang thị xã Từ Sơn.
- Xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp II Đồng Bằng nền đường rộng 17,0 m, mặt đường rộng 15,0 m, lề đường rộng 2x1,0 m; đoạn qua thị trấn Chờ và địa phận thị xã Từ Sơn xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị; mặt cắt ngang đường rộng 35,0 m trong đó: lòng đường chính rộng 15,0 m; dải phân cách rộng 2x1,0 m, lòng đường phụ rộng 2x4,5 m; hè phố rộng 2x4,5 m.
- Đoạn trong thị xã Từ Sơn dài 643,63 m; điểm đầu Km 15 + 558,9 đường Tỉnh 277; điểm cuối kết thúc Km 16 + 202,53 đường Tỉnh 277 (nối với đường ngang đường sắt Hà Lạng). Xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị; mặt cắt ngang đường rộng 40,0 m, trong đó: lòng đường rộng 2x10,5 m; dải phân cách rộng 7,0 m; hè phố rộng 2x6 m;
6.2 Bình đồ hướng tuyến theo quy hoạch được duyệt (một số đoạn trùng với hướng tuyến hiện đang sử dụng).
6.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật:
6.3.1 Đường giao thông, hè phố: Nền đường đắp bằng cát đen đầm chặt K = 0,95. Lớp trên cùng dày 30 cm đầm chặt K ≥ 0,98. Trước khi đắp nền bóc bỏ đất hữu cơ, vỏ bao bên ngoài đắp bằng đất tận dụng đào nền đầm chặt dày 1,0 m; độ dốc mái ta luy 1/1,5. Tại những khu vực đất yếu xử lý bằng tấm vải địa kỹ thuật.
- Cao độ mặt đường khống chế theo cao độ quy hoạch được duyệt nhưng không được vượt quá cao độ trung bình các nhà dân xây dựng kiên cố hiện có và các điểm nút giao với các tuyến đường quy hoạch, các tuyến đường dân sinh, nút giao với TL 286 và TL 277 đã thi công.
- Mặt đường cấp cao A1, tải trọng trục Q = 12 T/trục, Ey/c ≥ 160 Mpa (thống nhất cho toàn tuyến); kết cấu mặt đường gồm các lớp sau:
+ Lớp trên bê tông nhựa mịn dày: 5 cm;
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn nhựa: 0,5 Kg/m2;
+ Lớp dưới bê tông nhựa hạt thô dày: 7 cm;
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn nhựa: 1,0 Kg/m2;
+ Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 dày:20 cm;
+ Lớp móng cấp phối đá dăm loại 2 dày: 35 cm;
+ Lớp đáy áo đường dùng cấp phối đá dăm loại 2 đầm chặt dày 10 cm.
- Độ dốc ngang mặt đường i = 2 %, hè phố i = 1,5 %, lề đường i = 4 %.
- Ngăn cách giữa hè phố và lòng đường bằng tấm vỉa vát, giữa hè lòng đường và dải phân cách bằng tấm vỉa vuông bê tông đúc sẵn mác 200. Trên hè xây bó các hố trồng cây bằng gạch đặc mác 50, vữa XM-C mác 50, trát vữa XM-C mác 75 trên ốp gạch lá dừa; khoảng cách các hố từ (7÷8) m/hố. Mặt hè lát gạch Terazo trên lớp bê tông mác 100 dày 10 cm.
- Trồng hoa, cây cảnh, thảm cỏ trên dải phân cách, bố trí tiểu cảnh hợp lý kết hợp với điện chiếu sáng sân vườn, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp.
(Dải phân cách có chiều rộng 1,0 m, chỉ trồng cây bụi để chống loá).
- Hệ thống an toàn giao thông, hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo đúng Điều lệ quy định.
6.3.2 Thoát nước:
- Hệ thống thoát nước dọc (đoạn qua dân cư) cống đặt trên hè phố, xây dựng bằng các cống tròn BTCT Ø từ (1000÷2000) mm, đặt trên các gối đỡ bằng BTCT, dưới đệm cát. Các hố ga thu nước kiểu miệng hàm ếch (khoảng cách các hố ga trung bình 40 m/hố), nước thu vào các hố ga rồi thoát vào hệ thống thoát nước theo quy hoạch. Riêng đoạn từ đường ngang đường sắt đến Km15+558,9, xây dựng hệ thống cống hộp có kích thước BxH = (1,6x1,6) m, cống đặt 1 bên trên vỉa hè, đồng thời nâng cấp hệ thống thoát nước dọc đoạn tiếp theo đến kênh tiêu Trịnh Xá có kích thước BxH = (1,6x16) m.
- Hệ thống thoát nước ngang: Xây dựng bằng cống tròn BTCT Ø 1000, 1500 mm, 2000 mm và 2 Ø 2000 mm, đặt trên các gối đỡ bằng BTCT, dưới đệm cát đen đầm chặt; tường đầu cống xây đá hộc xanh, vữa xây XM-C mác 100 và cống hộp BTCT mác 300, móng cống xử lý gia cố bằng cọc tre.
6.3.4 Hệ thống điện chiếu sáng:
- Tuyến chiếu sáng lắp đặt trên giải phân cách (đoạn thị trấn Chờ ÷ Đồng Kỵ); đặt trên vỉa hè (đoạn thị xã Từ Sơn).
- Cột đèn bằng cột thép tròn côn liền cần 2 nhánh mạ kẽm (đoạn thị trấn Chờ ÷ Đồng Kỵ), cột đèn bằng cột thép tròn côn liền cần 1 nhánh mạ kẽm, chiều cao cột H = 11 m (đoạn thị xã Từ Sơn); khoảng cách các cột (38 ÷ 40 m). Thiết kế chiếu sáng theo tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường đô thị (ánh sáng vàng), sử dụng loại sản xuất trong nước, tiết kiệm điện năng.
- Hệ thống đèn sân vườn đặt trên đảo tròn, lắp đặt hệ thống cột đèn trang trí Banian, đèn cây nấm Malaysia (chùm đèn 4 bóng CN - 11 - 04) và cột đèn pha chiếu sáng, chiều cao cột 17 m, gồm 6 bóng đèn loại Metalhalide bố trí trên dàn đèn nâng hạ, công suất 1000 W.
- Cáp chiếu sáng dùng cáp ngầm (3x16+1x10) mm2; có đai thép bảo vệ đi ngầm trong đất; tổn thất điện áp 5%.
- Điều khiển đóng cắt tự động bằng re le thời gian. Nguồn cấp điện đấu nối từ nguồn sẵn có dọc theo tuyến.
7. Các công trình cầu và nút giao với đường sắt Hà Lạng trên tuyến.
7.1 Cầu:
7.1.1 Cầu Đông Bích (Km 3+700): Thiết kế mới một nhịp bằng dầm bản BTCT dự ứng lực:
+ Tải trọng thiết kế HL93, tải trọng người 300 Kg/m2;
+ Tần suất thiết kế P = 1%;
+ Bề rộng cầu B = 16 m (0,5+15+0,5), không lề người đi bộ.
+ Chiều dài toàn cầu L = 23 m;
+ Hệ số gia tốc động đất A = 0,0919 g.
- Kết cấu phần trên sử dụng 1 nhịp dầm bản BTCT dự ứng lực gồm 16 dầm bản, chiều dài nhịp L = 15 m, chiều cao dầm 0,55 m, khoảng cách các dầm a = 1,0 m;
- Kết cấu phần dưới mố có dạng tường chữ U bằng BTCT mác 300; đặt trên hệ cọc khoan nhồi có đường kính 1000 mm, mũi cọc đặt tới tầng đất chịu lực, Chân khay, tứ nón xây đá hộc, vữa xây XM-C mác 100 (miết mạch nẻ chỉ);
- Gờ chắn bằng BTCT mác 300. Lan can cầu bằng thép ống mạ kẽm nhúng nóng.
- Hệ thống điện chiếu sáng, biển báo hiệu, phòng nước, thoát nước và phòng hộ trên cầu xây dựng theo quy định.
7.1.2. Cầu Đồng Hương (Km6+085), cầu thiết kế mới 2 nhịp, bằng dầm giản đơn BTCT dự ứng lực, sông không thông thuyền.
- Tải trọng thiết kế HL93, tải trọng người 300 Kg/m2;
- Tần suất thiết kế P = 1,0 %;
- Bề rộng cầu B = 16,0 m (0,5+15+0,5);
- Chiều dài toàn cầu L = 64,15 m.
- Gối cầu sử dụng gối cao su bản thép.
- Hệ số gia tốc động đất A = 0,0919 g;
- Kết cấu phần trên sử dụng 2 nhịp dầm giản đơn BTCT dự ứng lực gồm 07 phiến dầm, chiều dài nhịp L = 26,5 m, chiều cao dầm chủ 1,65 m, khoảng cách giữa các phiến dầm a = 2,40 m.
- Kết cấu phần dưới mố có dạng tường chữ U bằng BTCT mác 300, đặt trên hệ cọc khoan nhồi có đường kính Ø 1000 mm, mũi cọc đặt tới tầng đất chịu lực. Chân khay, tứ nón xây đá hộc xanh vữa XM-C mác 100 (miết mạch nẻ chỉ).
- Kết cấu trụ: Trụ thân cột bằng BTCT mác 300, đặt trên hệ cọc khoan nhồi có đường kính Ø 1000 mm, mũi cọc đặt tới tầng đất chịu lực.
- Gờ chắn bằng BTCT mác 300. Lan can cầu bằng thép ống mạ kẽm nhúng nóng.
- Hệ thống điện chiếu sáng, biển báo hiệu, phòng nước, thoát nước và phòng hộ trên cầu xây dựng theo quy định.
7.1.3. Cầu Đồng Kỵ 2 (Km 13 + 350): Cầu đặt song song với cầu đã có, cầu thiết kế mới hai nhịp bằng dầm giản đơn BTCT dự ứng lực, sông không thông thuyền.
- Tải trọng thiết kế HL.93, tải trọng người 300 Kg/m2;
- Tần suất thiết kế P = 1,0%;
- Bề rộng cầu B = 11 m (0,5+10+0,5);
- Tổng bề rộng cả 2 cầu gồm cả giải phân cách 23 m;
- Chiều dài toàn cầu L = 55,15 m.
- Gối cầu sử dụng gối cao su bản thép.
- Hệ số gia tốc động đất A = 0,0919 g.
- Kết cấu phần trên sử dụng 2 nhịp dầm giản đơn BTCT dự ứng lực gồm 05 phiến dầm, chiều dài nhịp L = 21,0 m, chiều cao dầm chủ 1,5 m, khoảng cách giữa các phiến dầm a = 1,8 m.
- Kết cấu phần dưới mố có dạng tường chữ U bằng BTCT mác 300, đặt trên hệ cọc khoan nhồi có đường kính Ø 1000 mm, mũi cọc đặt tới tầng đất chịu lực. Chân khay, tứ nón xây đá hộc xanh vữa XM-C mác 100 (miết mạch nẻ chỉ).
- Kết cấu trụ: Trụ dạng hai cột tròn bằng BTCT mác 300, đặt trên hệ cọc khoan nhồi có đường kính Ø 1000 mm, mũi cọc đặt tới tầng đất chịu lực.
- Bê tông gờ chắn bằng BTCT mác 300. Lan can cầu bằng thép ống mạ kẽm nhúng nóng.
- Hệ thống điện chiếu sáng, biển báo hiệu, phòng nước, thoát nước và phòng hộ trên cầu xây dựng theo quy định.
7.1.4. Cầu vượt Đại Đình: Thiết kế bổ sung 01 cầu riêng biệt đặt song song với cầu đã có. Cầu thiết kế mới bằng BTCT dự ứng lực.
- Tải trọng thiết kế HL.93, tải trọng người 300 Kg/m2;
- Bề rộng cầu B = 8,0 m (0,5+7,0+0,5);
- Chiều dài toàn cầu L = 176,05 m.
- Gối cầu sử dụng gối cao su bản thép.
- Hệ số gia tốc động đất A = 0,0919 g.
- Sơ đồ nhịp: 20,775 + 6x20,750 + 20,775;
- Kết cấu phần trên sử dụng 8 nhịp dầm giản đơn BTCT dự ứng lực tiết diện chữ I, chiều dài 20,70 m, mặt cắt ngang gồm 04 phiến dầm, chiều cao dầm chủ 1,2 m, khoảng cách giữa các phiến dầm a = 2,0 m.
- Kết cấu phần dưới mố kiểu tường bằng BTCT mác 300, đặt trên hệ cọc khoan nhồi có đường kính Ø 1300 mm, mũi cọc đặt tới tầng đất chịu lực.
- Kết cấu trụ: Trụ dạng hai cột tròn bằng BTCT mác 300, đặt trên hệ cọc khoan nhồi có đường kính Ø 1300 mm, mũi cọc đặt tới tầng đất chịu lực.
- Gờ chắn bằng BTCT mác 300, lan can cầu bằng thép ống mạ kẽm nhúng nóng.
- Hệ thống điện chiếu sáng, biển báo hiệu, phòng nước, thoát nước và phòng hộ trên cầu xây dựng theo quy định.
7.2. Nút giao với đường sắt Hà Nội Lạng Sơn:
- Phạm vi xây dựng dài 372,9 m; điểm đầu nối với đường Tỉnh 277 tại Km 16+202,53 (đoạn trong thị xã Từ Sơn).
- Điểm cuối giao với TL 295 B;
- Kiến trúc tầng trên sàng đá phá cốt, sửa nền đường trong phạm vi 50 m qua đường ngang (từ tim ra mỗi bên 25 m); phạm vi còn lại, bổ sung đá, nâng chèn vuốt dốc. Trong phạm vi sàng đá phá cốt thay toàn bộ tà vẹt cũ bằng tà vẹt bê tông dự ứng lực bắt phụ kiện đàn hồi. Tháo dỡ 4 cầu ray P43 thay thế bằng 2 cầu ray P43 dài 25 m. Dồn dịch đảm bảo khe hở theo tiêu chuẩn.
- Đường bộ: Mặt cắt ngang rộng 40 m = (6+10,50+7,0+10,5+6); phạm vi 50 m qua đường ngang, mặt cắt trong lòng đường đường sắt được lát các tấm đan BTCT T1A, T1B, T3A, T3B; ngoài đường sắt lát các tấm đan BTCT T2A (các tấm đan này được giằng với nhau bằng thanh liên kết tấm đan); Ngoài phạm vi đường ngang kết cấu nền, mặt đường sử dụng theo kết cấu thiết kế với xe tải trọng trục Q = 12 T/trục, Ey/c 160 Mpa (thống nhất cho toàn tuyến).
- Thiết bị phòng vệ sinh đặt 2 dàn chắn bánh lốp đẩy tay L = 20 m, đường dẫn xe chắn vuông góc với đường bộ và cách ray ngoài cùng 6,0 m. Xây dựng hàng rào dây xích trên vỉa hè, đường chắn, biển báo đúng quy định.
- Xe chắn tại đường ngang lắp đặt 2 dàn xe chắn đẩy tay L = 20 m, xe chắn được thiết kế phía trước bánh lốp, phía sau bánh sắt di chuyển trên 2 ray P24 dẫn hướng, chiều dài của các đường dẫn xe chắn là 10 m.
- Thoát nước ngang đường sắt bằng rãnh R 40 đúc sẵn kết hợp hệ rãnh xương cá bằng đá hộc xanh.
- Nhà gác chắn công trình cấp 4, diện tích 16 m2; kết cấu móng tường chịu lực xây gạch đặc mác 75, vữa xây XM-C mác 50, trát vữa XM-C mác 75, mái đổ BTCT mác 200, chống nóng bằng tôn Austnam, cửa panô kính gỗ nhóm 2, thiết bị điện, nước, vệ sinh sản xuất trong nước và thiết bị PCCC lắp đặt theo tiêu chuẩn.
- Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt theo quy định hiện hành.
8. Tổng mức đầu tư: 526.848.000.000 đồng (Năm trăm hai mươi sáu tỷ, tám trăm bốn mươi tám triệu đồng); trong đó:
- Xây lắp: 387.245.000.000 đồng;
- Chi phí GPMB: 69.295.000.000 đồng;
- Chi phí QLDA: 5.400.000.000 đồng;
- Chi phí tư vấn: 13.778.000.000 đồng;
- Chi phí khác: 3.237.000.000 đồng;
- Dự phòng (10%): 47.893.000.000 đồng.
9. Nguồn vốn thực hiện dự án: Vốn tự có của nhà đầu tư, vốn huy động, vốn vay.
10. Nguồn vốn thanh toán cho dự án: Dự án khai thác quỹ đất tại khu đô thị Đồng Kỵ, phường Đồng Kỵ và khu đô thị Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, theo quy định tại Quyết định số 1274/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông Vận tải đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 và các quy định khác hiện hành có liên quan; có trách nhiệm chỉ đạo nhà đầu tư, cơ quan tư vấn hoàn chỉnh dự án theo yêu cầu tại Báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư; các văn bản tham gia ý kiến của các Sở, ngành liên quan, trước khi thực hiện thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán.
2. UBND thị xã Từ Sơn và UBND huyện Yên Phong có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành; quản lý và phối hợp quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.
3. Thời gian thực hiện dự án: Năm (2011 ÷ 2013).
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Thông tin - Truyền thông; UBND thị xã Từ Sơn; UBND huyện Yên Phong, nhà đầu tư - Công ty Nam Hồng căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT.CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.