BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1148/2005/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ỦY QUYỀN CHO GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ MỘT SỐ MẶT CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 01 năm 2004;
Căn cứ Nghị định Số 62/2003/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 50 /2005 /NĐ- CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi hành án dân sự cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự,
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này"Quy chế ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 141/QĐ-QLTA ngày 21 tháng 3 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy định về việc phân cấp quản lý về mặt tổ chức các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Phòng Thi hành án, Đội Thi hành án.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
QUY CHẾ
ỦY QUYỀN CHO GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ MỘT SỐ MẶT CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thi hành án dân sự cấp tỉnh) và thi hành án dan sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thi hành án dân sự cấp huyện)
Thi hành án dân sự cấp tỉnh, thi hành án dân sự cấp huyện sau đây xin gọi chung là các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
Điều 2. Nội dung ủy quyền
Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương như sau:
1. Kiện toàn tổ chức cơ quan thi hành án Kiểm tra, đôn đốc việc kiện toàn tổ chức của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế, số lượng Chấp hành viên cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.
2. Phân bổ biên chế Quyết định phân bổ biên chế cho Thi hành án dân sự cấp huyện trên cơ sở định mức biên chế đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
3. Tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển công chức
a1) Tuyển dụng công chức
a) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển công chức của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng) gồm năm thành viên. Hội đồng tuyển dụng do Giám đốc Sở Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh là Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là Chấp hành viên và các công chức khác do Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn.
Hội đồng tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng công chức cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định tại Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, Thông tư số 09/2004/ TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/ NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ;
a2) Báo cáo kết quả tuyển dụng công chức về Bộ Tư pháp để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả, công bổ kết quả tuyển dụng theo quy định của pháp luật
a3) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bổ kết quả tuyển dụng, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định tuyển dụng công chức cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương và báo cáo về Bộ Tư pháp để quản lý.
b) Tiếp nhận công chức
Quyết định tiếp nhận công chức từ cơ quan khác về cơ quan thi hành án dân sự địa phương sau khi đã được Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thuộc( Bộ Tư pháp phê duyệt.
c) Thuyên chuyển công chức Quyết định thuyên chuyển đối với: công chức cơ quan thi hành án dân sự địa phương ra khỏi biên chế của cơ quan thi hành án. Đối với trường hợp thuyên chuyển Chấp hành viên ra khỏi biên chế của cơ quan thi hành án thì phải được sự đồng ý của Bộ Tư pháp trước khi tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật về miễn nhiệm và thuyên chuyển Chấp hành viên.
4. Quy hoạch cán bộ
Tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương xây dựng quy hoạch cán bộ theo yêu cầu chung của Đảng, Nhà nước và của Bộ Tư pháp.
5. Nâng bậc lương
a) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định nâng bậc lương đối với ngạch Chấp hành viên cấp tỉnh, thẩm tra viên chính và tương đương;
b) Quyết định nâng bậc lương đối vớ các công chức còn lại của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ Tư pháp để kiểm tra và quản lý.
6. Nâng ngạch, chuyển ngạch công chức
a) Thực hiện việc nâng ngạch công chức từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
b) Quyết định chuyển ngạch công chức theo đề nghị của Hội đồng kiểm tra sát hạch của Thi hành án dân sự cấp tỉnh và báo cáo về Bộ Tư pháp để kiểm tra và quản lý.
7. Điều động, luân chuyển công chức
a) Quyết định điều động, luân chuyển Chấp hành viên cấp huyện trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh và báo cáo bằng văn bản với Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Quyết định điều động, luân chuyển công chức khác của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Việc điều động, biệt phái Chấp hành viên cấp tỉnh trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh và việc điều động, biệt phái Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương từ tỉnh này đến tỉnh khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó trưởng Thi hành án dân sự cấp huyện và báo cáo bằng vằn bản với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó trưởng Thi hành án dân sự cấp huyện phải có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Đào tạo, bồi dưỡng công chức Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của công chức các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.
10. Giải quyết chế độ nghỉ hău, nghỉ thôi việc
a) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định nghỉ hưu, nghỉ thôi việc đối với các ngạch Chấp hành viên cấp tỉnh, thẩm tra viên chính và tương đương, nghỉ theo diện tinh giản biên chế đối với công chức cơ quan thì hành án dân sự địa phương;
b) Quyết định nghỉ hưu, nghỉ thôi việc đối với các công chức còn lại của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
11. Thi đua khen thưởng Tổ chức công tác thi đua, quyết định khen thưởng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật và Thông tư số 05/2003/TT-BTP ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành Tư pháp.
12. Kỷ luật công chức
a) Quyết định kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, trừ các trường hợp quy định tại điểm d, điểm đ của khoản này;
b) Quyết định cách chức chức danh Chấp hành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 50/2005/ NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ.
Đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b của khoản này, sau khi kỷ luật, Giám đốc Sở Tư pháp gửi quyết định kỷ luật (kèm theo bản sao hồ sơ kỷ luật) về Bộ Tư pháp để kiểm tra và theo dõi;
c) Quyết định tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp đối với Trưởng Thi hành án, Phó trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Chấp hành viên và công chức khác của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương vi phạm kỷ luật đồng thời báo cáo ngay về Bộ Tư pháp;
d) Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định kỷ luật cách chức, buộc thôi việc Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Phó trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng Thi hành án dân sự cấp huyện và buộc thôi việc Phó trưởng Thi hành án dân sự cấp huyện, Chấp hành viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
đ) Việc miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm b của khoản này.
13. Thanh tra thi hành án Quyết định thanh tra hoạt động thi hành án của - Thi hành án dân sự cấp huyện và báo cáo kết quả thanh tra về Bộ Tư pháp.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Việc cấp và thanh quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Quy chế này, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về cán bộ công chức có liên quan và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3. Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các khoản 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12 và khoản 13 Điều 2 của Quy chế này trên cơ sở đề nghị của Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh.
4. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền bạn được ủy quyền. Định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc khi có yêu cầu phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền. Nơi nào để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, chất lượng cán bộ công chức yếu kém, vi phạm kỷ luật thì Giám đốc Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp . . Trong trường hợp Giám đốc Sở Tư pháp không chấp hành đúng quy định của pháp luật hoặc hướng dẫn của Bộ Tư pháp liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể hủy quyết định trái pháp luật của Giám đốc sở Tư pháp hoặc yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi quyết định đó.
5. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo lần đầu của công chức các cơ quan thi hành án dân sự địa phương liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền theo quy định của pháp luật
6. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra việc thực hiện cấc nhiệm vụ, quyền hạn quy đình tại Điều 2 của Quy chế này và định kỳ hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp./.
| BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.