ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003,
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012- 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ-TU ngày 17/5/2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến 2015, tầm nhìn đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Đông tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Quyết định số 4033/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tây tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo số 05/BC-SXD ngày 09/01/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Nam, với những nội dung chính sau:
Phạm vi lập quy hoạch
a) Ranh giới:
Toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Quảng Nam, với diện tích tự nhiên 10.438,36 km2, như sau:
- Đông giáp : Biển Đông.
- Tây giáp : Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum.
- Nam giáp : Tỉnh Quảng Ngãi.
- Bắc giáp : Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng.
b) Thời hạn: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2020, dài hạn đến năm 2030.
Tính chất vùng: Là vùng tổng hợp và kinh tế biển thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
3. Các chỉ tiêu dự báo phát triển
a) Chỉ tiêu quy mô dân số:
- Năm 2020: Tổng dân số khoảng 1.552.000 người. Trong đó, dân số đô thị đạt khoảng 672.000 người, chiếm 43,30%; dân số nông thôn đạt khoảng 879.000 người, chiếm 56,70%.
- Năm 2030: Tổng dân số khoảng 1.600.000 người. Trong đó, dân số đô thị khoảng 972.500 người, chiếm 60,75%; dân số nông thôn khoảng 628.000 người, chiếm 39,25%.
b) Chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa: Năm 2020 khoảng 43,33%; năm 2030 khoảng 60,74%.
c) Chỉ tiêu đất xây dựng:
- Đất xây dựng đô thị: Năm 2020 khoảng 499,18km2; năm 2030 khoảng 534.14km2.
- Đất xây dựng các khu dân cư nông thôn: Năm 2020 khoảng 194,32km2; năm 2030 khoảng 157.05km2.
- Đất xây dựng các khu đặc thù: Năm 2020 khoảng 67,49km2; năm 2030 khoảng 105.96km2.
4. Định hướng phát triển vùng
4.1. Cơ sở định hướng phát triển
a) Các khu vực kinh tế động lực:
Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang; Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y; thành phố Đà Nẵng; Khu kinh tế Chu Lai- Dung Quất; vùng ven biển.
b) Hạ tầng giao thông liên kết vùng:
Trục dọc, gồm: Đường bộ ven biển, Quốc lộ 1A, Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đông Trường Sơn, Hồ Chí Minh,
Trục ngang: Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14E và Nam Quảng Nam.
c) Hệ thống không gian cảnh quan vùng:
Hệ thống cảnh quan tự nhiên: Gồm khu vực ven biển; Lưu vực các sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang.
Hệ thống các khu bảo tồn: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm; khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Ngọc Linh, Bà Nà.
4.2. Định hướng phát triển vùng
Phát triển theo dạng dải và chuỗi, với cực phát triển đô thị; dọc theo các trục hành lang kinh tế - đô thị. Trong đó,
a) Trục đô thị hóa:
- Trục Quốc lộ 1A: Kết nối các đô thị Núi Thành, Tam Kỳ, Hà Lam, Hương An, Nam Phước, Điện Bàn và đô thị chuyên ngành Hội An.
- Trục đường bộ ven biển: Kết nối các đô thị ven biển như: Điện Nam - Điện Ngọc, Hội An, Nam Hội An, Bình Minh, Tam Phú, Tam Hoà.
- Trục Hồ Chí Minh: Kết nối dải đô thị P'Rao, Thạnh Mỹ, Khâm Đức.
b) Trục kết nối Đông - Tây
- Hành lang Bắc Quảng Nam: Kết nối Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang với thành phố Đà Nẵng và khu vực ven biển Bắc Quảng Nam, qua các tuyến Quốc lộ 14B, 14D và Tỉnh lộ ĐT609. Trong đó, gắn với 02 cụm:
+ Cụm Đại Lộc, Điện Bàn và thành phố Hội An (cụm động lực số 1): Định hướng phát triển Du lịch, Công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ. Định hướng cực phát triển đô thị là Điện Bàn.
+ Cụm Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang (cụm Tây Bắc Quảng Nam): Định hướng phát triển các khu hỗn hợp, kết hợp phát triển khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, kinh tế rừng và vùng biên giới. Định hướng cực phát triển đô thị là Nam Giang.
- Hành lang Trung Quảng Nam: Kết nối Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, vùng Tây Nguyên với Quảng Nam, thông qua các tuyến Quốc lộ 14E, ĐT610, ĐT611. Trong đó gắn với 02 cụm:
+ Cụm Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn (cụm động lực số 2): Định hướng phát triển các chuỗi đô thị mới, kết hợp với quy hoạch sắp xếp dân cư ven biển. Định hướng cực phát triển đô thị là vùng Đông của Duy Xuyên, Thăng Bình.
+ Cụm Nông Sơn, Hiệp Đức, Phước Sơn (cụm Trung Tây Quảng Nam), Định hướng phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp phía Tây tỉnh Quảng Nam, phát triển các đô thị hành chính, kết hợp an ninh quốc phòng. Định hướng cực phát triển đô thị là Khâm Đức.
- Hành lang Nam Quảng Nam: Kết nối Khu kinh tế Chu Lai - Dung Quất với vùng Tây Nguyên, thông qua tuyến Nam Quảng Nam. Trong đó gắn 02 cụm:
+ Cụm Phú Ninh, Núi Thành và Tam Kỳ (cụm động lực số 3): Định hướng phát triển Thương mại, Dịch vụ hỗ trợ cho Khu kinh tế Chu Lai- Dung Quất. Định hướng cực phát triển đô thị là Núi Thành.
+ Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước (Cụm Tây Nam Quảng Nam): Định hướng phát đô thị hành chính gắn với ổn định an sinh xã hội, an ninh quốc phòng. Định hướng cực phát triển đô thị là Trà My.
5. Phân vùng chức năng chuyên ngành
5.1. Công nghiệp
Định hướng phát triển dọc các hành lang Đông – Tây của tỉnh. Trong đó:
- Đối với hành lang Bắc Quảng Nam: Tập trung phát triển khu vực huyện Điện Bàn, huyện Đại Lộc và khu vực Tiểu khu 2 của Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, với:
Khu vực Điện Bàn, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ, hàng hóa tiêu dùng, gồm các khu công nghiệp: Điện Nam - Điện Ngọc, Trảng Nhật trên cơ sở phát triển cụm công nghiệp Trảng Nhật, Khu công nghiệp Bắc Vĩnh Điện (trên tuyến ĐT 609). Khu vực Đại Lộc, chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, gồm các cụm công nghiệp dọc tuyến Quốc lộ 14B, Khu công nghiệp Đại Tân. Khu vực Tiểu khu 2 của Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, phát triển công nghiệp lắp ráp.
- Đối với hành lang Trung Quảng Nam: Phát triển dọc tuyến Quốc lộ 14E trên các địa bàn huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Thăng Bình, và phía Tây của các huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, với:
Công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến lâm nghiệp chủ yếu phát triển khu vực Phước Sơn, Hiệp Đức, Nông Sơn và vùng phía Tây các huyện Thăng Bình, Duy Duyên, Quế Sơn; Định hướng bố trí các cụm công nghiệp dọc tuyến Quốc lộ 14E, An Hòa - Nông Sơn. Công nghiệp chế biên nông - lâm - thủy sản, công nghiệp lắp ráp điện tử, công nghiệp may mặc, da giày chủ yếu phát triển tại các khu công nghiệp Đông Quế Sơn, Tây An (trên cơ sở phát triển cụm công nghiệp Tây An), Hà Lam- Chợ Được (trên cơ sở phát triển cụm công nghiệp Hà Lam- Chợ Được).
- Đối với hành lang Nam Quảng Nam:
Khu vực Tam Kỳ, Phú Ninh: Với chức năng là công nghiệp sạch, kỹ thuật cao, gồm các khu công nghiệp: Tam Thăng, Thuận Yên, theo hướng phát triển về phía Nam và sát nhập cụm công nghiệp Trường Xuân; KCN Phú Xuân mở rộng về phía Nam theo dọc đường cao tốc đến gần đường Nam Quảng Nam.
Khu vực Chu Lai: Phát triển và mở rộng các khu công nghiệp Bắc Chu Lai; cơ khí ô tô Trường Hải; Tam Hiệp; Tam Anh.
Khu vực các huyện Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp gia công, công nghiệp may mặc, da giày.
5.2. Vùng phát triển du lịch
Phát triển trên cơ sở khu vực các khu di tích; các vùng cảnh quan của Tỉnh; các làng nghề truyền thống; các vùng có văn hóa đặc thù. Trong đó:
- Phát triển chuỗi du lịch ven biển từ Điện Bàn đến Hội An, kết hợp với đảo Cù Lao Chàm, khu vực Nam Hội An; Cùng khu vực ven biển Duy Xuyên, Thăng Bình được phát triển theo mô hình Dịch vụ, Du lịch cao cấp và Du lịch biển. Với trọng tâm phát triển Hội An trở thành là trung tâm Dịch vụ, Du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Ngoài ra, định hướng phát triển tuyến du lịch dọc sông Cổ Cò, kết nối với thành phố Đà Nẵng; tuyến Du lịch ven sông Thu Bồn, cùng các làng nghề dọc hai bên bờ sông; các điểm du lịch dọc tuyến Quốc lộ 14B, đường Hồ Chí Minh.
- Định hướng phát triển khu vực Mỹ Sơn, kết hợp tuyến du lịch ven Sông Thu Bồn qua các điển Du lịch thuộc huyện Nông Sơn, các làng nghề truyền thống, các làng văn hóa phía Tây của tỉnh theo mô hình du lịch văn hóa, dã ngoại.
- Đồng thời, phát triển các trung tâm du lịch khu vực như: Hồ Phú Ninh, hồ Thái Xuân và các khu du lịch gắn với di tích văn hóa, lịch sử như: địa đạo Kỳ Anh, tháp Khương Mỹ, tháp Chiên Đàn, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, Khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ (nước Oa).
5.3. Vùng phát triển Thương mại- Dịch vụ
Với trọng tâm là nâng cấp, xây dựng mới các khu vực thương mại – dịch vụ tại vùng giáp ranh Điện Bàn - Hội An, vùng Tam Kỳ, Núi Thành; từng bước hình thành khu vực thương mại mới tại Cửa khẩu Nam Giang. Tại các đô thị khác, hình thành các trung tâm đầu mối cung cấp hàng hoá đi các địa phương lân cận. Phát triển các hệ thống trung tâm dịch vụ tiểu vùng để hỗ trợ phát triển các đô thị vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự phát triển của khu vực nông thôn. Xây dựng mạng lưới chợ cấp xã trên toàn tỉnh theo quy hoạch nông thôn mới.
Trong đó, định hướng xây dựng các trung tâm thương mại tự do thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Cửa khẩu Nam Giang. Với các chức năng đặc biệt liên quan đến xuất nhập khẩu, hội chợ và triển lãm quốc tế, sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu; tạm nhập tái xuất, quá cảnh hàng hóa quốc tế; gắn với hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Định hướng phát triển các vùng chức năng kho tàng, bến bãi tại các vùng sản xuất, đầu mối giao thông liên vùng. Với trọng tâm là mạng lưới kho vận ngoại thương ở Núi Thành, Điện Bàn, khu vực dọc tuyến Quốc lộ 14B, các khu vực trên tuyến giao thông xuyên quốc gia và quốc tế gắn với cảng biển và trung tâm thương mại tự do.
5.4. Vùng bảo tồn và hạn chế phát triển
Khu vực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường như Cù Lao Chàm và vùng dự trữ sinh quyển; khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Ngọc Linh, Bà Nà; các khu vực rừng phòng hộ, sông đầm.
Các di tích lịch sử văn hóa: Đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Vùng hạn chế phát triển gồm các vùng đất trồng lúa nước, vùng chuyên canh nông nghiệp; vùng địa chất không ổn định, các vùng bảo vệ nguồn nước, Quân sự, bảo vệ an ninh quốc phòng. Vùng cấm phát triển gồm các khu vực rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ.
6. Định hướng phát triển đô thị
Đến năm 2030, vùng tỉnh Quảng Nam định hướng phát triển 25 đô thị. Cụ thể:
STT | Tên đô thị | Giai đoạn 2020 | Giai đoạn 2030 | Tính chất |
1 | Tam Kỳ | II | II | Đô thị tỉnh lỵ. Kết hợp với Núi Thành, phát triển thành một trong các trung tâm kinh tế lớn của miền Trung |
2 | Hội An | II | II | Đô thị chuyên ngành Du lịch, văn hóa của Tỉnh và Quốc gia |
3 | Điện Bàn | IV | IV | Đô thị Công nghiệp-Thương mại- Dịch vụ của vùng Tỉnh và khu vực Nam Đà Nẵng |
4 | Núi Thành | IV | III | Đô thị ứng dụng chính sách, gắn với Khu Kinh tế |
5 | Hà Lam | IV | IV | Đô thị Công nghiệp |
6 | Ái Nghĩa | IV | IV | Đô thị Công nghiệp |
7 | Nam Phước | IV | IV | Đô thị Dịch vụ cho vùng sản xuất nông nghiệp |
8 | Thạnh Mỹ | IV | IV | Đô thị Dịch vụ, gắn với Khu kinh tế, Công nghiệp khai khoáng |
9 | Khâm Đức | V | IV | Đô thị Dịch vụ gắn với Công nghiệp khai khoáng, vùng sản xuất lâm nghiệp |
10 | Phú Thịnh | V | V | Đô thị hành chính cấp huyện |
11 | Tiên Kỳ | V | V | Đô thị hành chính cấp huyện |
12 | Trà My | V | V | Đô thị Dịch vụ, gắn với vùng sản xuất lâm nghiệp |
13 | Tân An | V | V | Đô thị hành chính cấp huyện |
14 | Đông Phú | V | V | Đô thị hành chính cấp huyện |
15 | P'rao | V | V | Đô thị hành chính cấp huyện, gắn với an ninh quốc phòng |
16 | Trung Phước | V | V | Đô thị hành chính cấp huyện, gắn với an ninh quốc phòng |
17 | Tắc pỏ | V | V | Đô thị hành chính cấp huyện, gắn với an ninh quốc phòng |
18 | Tơ Viêng | V | V | Đô thị hành chính cấp huyện, gắn với an ninh quốc phòng |
Ngoài ra, định hướng phát triển 07 đô thị loại V, là các trung tâm cụm xã trên địa bàn tỉnh.
7. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn
Thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Định hướng phát triển hạ tầng
8.1) Chuẩn bị kỹ thuật
a) Quy hoạch chiều cao
Cao độ khống chế nền tối thiểu (Hxd) phải cao hơn mực nước tính toán (Htt) tối thiểu 0,3m đối với đất dân dụng và 0,5m đối với đất công nghiệp: Hxd = Htt + 0,3m (0,5m).
- Đối với các khu vực đô thị:
+ Khu trung tâm, khu ở: Cao độ tính toán Htt ≥ Hp; đối với đô thị loại II tính toán với P=50 năm (2%), đối với đô thị loại III tính toán với P=40 năm (2,5%), đối với đô thị loại IV tính toán với P = 20 năm (5%), đô thị loại V tính toán với P = 10 năm (10%);
+ Khu công nghiệp, kho tàng: Cao độ tính toán Htt ≥ Hp; đối với đô thị loại II tính toán với P=50 năm (2%), đối với đô thị loại III tính toán với P=40 năm (2,5%), đối với đô thị loại IV tính toán với P = 20 năm (5%), đô thị loại V tính toán với P = 10 năm (10%);
+ Khu cây xanh, thể dục thể thao: Cao độ tính toán Htt ≥ Hp; đối với đô thị loại II tính toán với P=10 năm (10%), đối với đô thị loại III tính toán với P=10 năm (10%), đối với đô thị loại IV tính toán với P=10 năm (10%), đô thị loại V tính toán với P = 2 năm (50%);
- Đối với khu vực dân cư nông thôn:
+ Khu dân cư: Cao độ xây dựng Hxd ≥ HmaxTBnăm;
+ Khu công cộng: Cao độ xây dựng Hxd ≥ Hmax + 0,3m.
- Riêng với vùng chịu ảnh hưởng bởi ngập lụt cần hạn chế xây dựng các công trình làm ảnh hưởng tới dòng chảy của lụt, nạo vét khơi thông dòng chảy. Khu vực đô thị, dân cư ven sông cần có biện pháp phòng, chống sạt lở như xây kè, chỉnh dòng, bảo vệ khoảng cách an toàn của bờ.
b) Thoát nước mặt
- Hướng thoát nước: Từ Tây sang Đông theo các dòng chảy chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Các khu vực đô thị thoát nước theo địa hình từng khu vực, hướng thoát nước chính ra các trục tiêu chính.
- Lưu vực thoát nước: bao gồm các lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, Trường Giang, Tam Kỳ.
- Hệ thống thoát nước:
+ Giai đoạn tới năm 2020: Cải tạo hệ thống thoát nước chung khu hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho các khu đô thị mới. Hoàn thành các dự án thoát nước và cải thiện môi tường đô thị đã có nguồn ODA.
+ Giai đoạn 2020 đến 2030: Xây dựng dựng hệ thống thoát nước riêng. Đối với khu vực hiện hữu của các đô thị, cải tạo hệ thống thoát nước chung đã có với giải pháp cống bao có hố tách dòng để thu gom nước thải.
+ Đối với các đô thị có nền đất thấp, khi lập quy hoạch cần bố trí quỹ đất xây dựng hồ điều tiết, quỹ đất đạt tối thiếu từ 10 đến 15% đất xây dựng đô thị.
8.2. Quy hoạch giao thông
a) Đường bộ,
- Giao thông cấp vùng:
+ Hệ thống trục dọc cấp quốc gia tuyến đường bộ ven biển Việt Nam; tuyến Quốc lộ 1A; Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; đường Hồ Chí Minh; Đông Trường Sơn Sơn. Kết nối vùng trung du của tỉnh, gồm: Tuyến ĐT614 (Tiên Kỳ-Việt An), ĐT 611B(Việt An-Đông Phú-Trung Phước), ĐT610 (Trung Phước - Bến Dầu), ĐH9.ĐL - ĐH8.ĐL - ĐH3.ĐL (Bến Dầu-Lâm Tây) và tuyến nối xã Đại Đồng huyện Đại Lộc với xã Ba huyện Đông Giang (Lâm Tây-Sông Vàng).
+ Hệ thống trục ngang gồm: Quốc lộ 14B; Quốc lộ 14E; đường Nam Quảng Nam.
- Hệ thống bến xe: Xây dựng các bến xe tại các đô thị trung tâm tỉnh, huyện.
- Giao thông đô thị: Ưu tiên hoàn chỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trong các đô thị.
- Giao thông nông thôn: Phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới;
b) Đường sông,
- Luồng đường sông: Nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính; cải tạo, chỉnh trị một số đoạn trên hệ thống sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Cổ Cò, Vĩnh Điện, Tam Kỳ, Yên, Bà Rén.
c) Đường biển,
Định hướng phát triển cảng Kỳ Hà công suất 3,1 Tr.T/năm vào năm 2020 và 4,1 Tr.T/năm vào năm 2025. Dự kiến xây dựng 10 bến, tiếp nhận tàu 20.000 DW. Từng bước xây dựng các bến tàu phục vụ du lịch.
d) Đường hàng không,
Phát triển sân bay Chu Lai, phục vụ cho các khu kinh tế khu vực.
e) Đường sắt
Định hướng dịch chuyển ga Tam Kỳ về phía Bắc, đồng thời xây dựng nhà ga Tam Kỳ đạt tiêu chuẩn ga khách thành phố loại II. Nâng cấp ga Núi Thành thành ga hàng hóa phục vụ sự phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai.
8.3. Quy hoạch cấp nước
a) Định hướng cấp nước
- Nguồn nước: Nước mặt trên các sông Vu Gia - Thu Bồn, hồ Phú Ninh, hồ Thái Xuân, các hồ đập trên địa bàn tỉnh. Nguồn nước ngầm hạn chế tối đa, chỉ sử dụng khi không có nguồn khác.
- Tiêu chuẩn cấp nước:
+ Khu vực đô thị đạt tiêu chuẩn cấp nước 150 lít/người/ngày.đêm; tỷ lệ cấp nước sạch đạt 95% đến năm 2020;
+ Khu vực nông thôn dự kiến đạt 100 lít/người/ngày.đêm; tỷ lệ cấp nước sạch đạt 80% đến năm 2020;
- Tổng nhu cầu cấp nước sạch: Đến năm 2020 là 243,077.86 m3/ngày,đêm, đến năm 2030: 405,156.00 m3/ngày,đêm.
b) Giải pháp cấp nước
Phân vùng cấp nước thành các vùng - tuyến chính cấp nước; liên kết các mạng cấp nước của các đô thị và các nhà máy để cân đối và điều tiết nguồn cho từng khu vực, đảm bảo nhu cầu dùng nước.
8.4. Quy hoạch cấp điện
a) Công suất yêu cầu,
- Dự báo tổng nhu cầu điện năng cho sinh hoạt đến năm 2020: 105,200 MVA; đến năm 2030: 294,62MVA;
- Dự báo tổng nhu cầu điện năng cho công nghiệp đến năm 2020: 399,818 MVA; đến năm 2030: 614,858MVA.
b) Nguồn điện,
- Giai đoạn đến 2030 xây dụng mới 12 nhà máy thủy điện cấp điện cho tỉnh Quảng Nam và kết nối hệ thống điện quốc gia.
c) Lưới điện,
- Phát triển xây dựng mới kết hợp cải tạo lưới điện 220kV, 110kV.
8.5. Thoát nước bẩn, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
a) Thoát nước thải,
- Dự báo lượng nước thải đô thị toàn vùng đến năm 2020 là 64.883,02 m3/ngày,đêm; đến năm 2030 là 118.536,00 m3/ngày,đêm;
- Dự báo lượng nước thải công nghiệp toàn vùng đến năm 2020 là 129.579,26m3/ngày,đêm; đến năm 2030 là 205.588,80m3/ngày,đêm;
- Hệ thống thoát nước thải phải xây dựng đồng bộ cho từng lưu vực, lựa chọn giải pháp thu gom và xử lý phù hợp với từng khu chức năng: Đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu, cụm công nghiệp.
b) Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR),
- Dự báo lượng CTR đô thị đến năm 2020 là 594.446 tấn/ngày,đêm, đến năm 2030 là 736.080 tấn/ngày,đêm.
- Dự báo lượng CTR công nghiệp đến năm 2020 là 3.374,46 tấn/ngày,đêm, đến năm 2030 là 5.353,88 tấn/ngày,đêm.
- CTR sinh hoạt, công nghiệp: cần được phân loại tại nguồn. CTR y tế được xử lý riêng biệt.
c) Quy hoạch nghĩa trang,
Định hướng xây dựng mỗi huyện trong vùng từ 01 - 02 nghĩa trang nhân dân. Dự kiến một số nghĩa trang lớn phục vụ chung cho các vùng như: Gò Đa, xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ (khoảng 50ha); vùng Tây Thăng Bình (khoảng 50ha); xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc (khoảng 50ha).
9. Định hướng môi trường
9.1. Quản lý chiến lược
- Khai thác sử dụng đất và nguồn tài nguyên tự nhiên đúng tính chất và quy mô, tuân thủ chặt chẽ tiêu chí, chỉ tiêu trong các quy hoạch chuyên ngành và chiến lược bảo vệ môi trường;
- Khoanh vùng và đưa vào quy hoạch sử dụng đất lâu dài và tái tạo các khu vực rừng phòng hộ ven biển, các khu vực sinh thái đặc thù;
- Quản lý các tác nhân gây ô nhiễm chất thải lỏng như nước thải sinh hoạt, nước sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; chất thải rắn trong thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, y tế và phế thải sản xuất; nguồn phát sinh tiếng ồn và ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất, giao thông, xây dựng; xây dựng nghĩa trang;
- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường.
9.2. Các giải pháp cụ thể
- Gắn kết, lồng ghép phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành và quy hoạch môi trường, thực hiện quản lý chất thải rắn tổng hợp, xây dựng các đầu mối xử lý chất thải các cụm động lực, các đô thị, vùng sản xuất;
- Xây dựng hệ thống quan trắc toàn vùng, tại các khu vực nhạy cảm, các lưu vực sông. Định kỳ quan trắc, phân tích, đánh giá kết quả tổng hợp, lập bản đồ môi trường toàn vùng. Quản lý, giám sát, cảnh báo và xây dựng chương trình bảo vệ môi trường;
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý môi trường các dự án và với các khu vực nhạy cảm nhằm giảm thiểu hoặc không xây dựng các dự án ảnh hưởng tới vùng sinh thái đặc thù, vùng bảo tồn thiên nhiên.
10. Chương trình và dự án ưu tiên
10.1. Chương trình
- Triển khai chương trình phát triển đô thị tổng thể của Tỉnh giai đoạn đến năm 2020.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng của các khu kinh tế.
- Phát triển các vùng du lịch trọng điểm.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện chương trình bảo vệ môi trường thông qua các chương trình trồng rừng, rừng đầu nguồn, các biện pháp bảo vệ nguồn nước, giải quyết ô nhiễm công nghiệp; phòng chống, hạn chế tác hại thiên tai, lũ, lụt, biến đổi khí hậu.
- Cải tạo và xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội: y tế, trường học, dịch vụ thương mại công cộng.
- Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp; nhà ở tái định cư, ổn định dân cư các vùng có dự án đầu tư phát triển; Xây dựng nhà ở kiên cố cho dân vùng ven biển, cửa sông.
- Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp vùng.
10.2. Các dự án ưu tiên đầu tư
- Phát triển các hệ thống giao thông đường bộ: nâng cấp đường QL 1A, 14B,D,E,G, 40B, đường cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi; xây dựng các cầu Cửa Đại, cầu Kiểm Lâm; nâng cấp các tuyến đường tỉnh, huyện.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu Kinh tế mở Chu Lai, Khu Kinh tế Cửa khẩu Nam Giang.
- Nâng cấp hệ thống cảng biển, cảng sông. Nạo vét sông Trường Giang, Cổ Cò. Xây dựng hệ thống đê, kè sông, kè biển.
- Phát triển, xây dựng hoàn thành sân bay Chu Lai.
- Phát triển hệ thống cấp nước và nhà máy nước cấp chung cho các cụm động lực.
- Phát triển hệ thống hạ tầng khung cho cấp nước, điện, xử lý nước thải, rác thải, nghĩa trang.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng Quảng Nam
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức quyết định phê duyệt quy hoạch.
- Tổ chức triển khai chương trình phát triển đô thị tổng thể của Tỉnh. Theo dõi, hướng dẫn các địa phương triển khai các chương trình phát triển đô thị, nâng cấp đô thị theo quy hoạch, kế hoạch.
- Phối hợp với các Sở ngành của tỉnh, UBND các huyện thành phố rà soát tình hình phát triển đô thị trong thời gian đến. Theo dõi, đề xuất UBND tỉnh có chủ trương về thực hiện quy hoạch vùng tỉnh, đảm bảo theo Luật định hiện hành.
2. Các Sở, Ngành của Tỉnh
Rà soát, cập nhật các quy hoạch ngành, các nội dung có liên quan đến công tác quản lý ngành của các đơn vị, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trong quá trình thực hiện theo quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch được duyệt.
- Tổ chức lập chương trình phát triển đô thị, nâng cấp đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan và đơn vị, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.