BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2014-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 01-CN-QT-NĐ ngày 09 tháng 02 năm 1952 của Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc thành lập Viện Chăn nuôi;
Căn cứ Quyết định số 2769/QĐ-BNN ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chăn nuôi;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3246/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Chăn nuôi tại Tờ trình số 658/TTr-VCN-KHCN ngày 14 tháng 10 năm 2013 về việc xin phê duyệt Chiến lược phát triển Viện Chăn nuôi giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Viện Chăn nuôi giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau đây:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
a) Xây dựng Viện Chăn nuôi trở thành trung tâm khoa học, công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi động vật nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến, ngang tầm với các nước trong khu vực, trong đó một số lĩnh vực đạt trình độ quốc tế;
b) Góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về tổ chức bộ máy
- Năm 2014: điều chỉnh, bổ sung một số nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Chăn nuôi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
- Từ năm 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030: sắp xếp, kiện toàn tổ chức theo hướng thành lập Viện khoa học xếp hạng đặc biệt. Từng bước xây dựng Viện trở thành một Viện nghiên cứu ngang tầm với các Viện nghiên cứu của một số nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
b) Về đội ngũ cán bộ
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ, viên chức đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, trong đó có các cán bộ khoa học đầu ngành, có năng lực chuyên môn sâu và chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ.
- Số lượng cán bộ có trình độ sau đại học sẽ tăng từ 36,6% lên 50% vào năm 2020 và trên 70% vào năm 2030 trên tổng số cán bộ khoa học.
- Đến năm 2020, mỗi lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành có ít nhất 2-3 tiến sỹ và đến năm 2030 có ít nhất 4-5 tiến sỹ có trình độ chuyên môn ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
c) Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc Viện được củng cố và phát triển, đáp ứng yêu cầu hoạt động khoa học công nghệ, cụ thể:
- Đến năm 2020, về cơ bản cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất dịch vụ trong toàn khối Viện được đầu tư nâng cấp và hoàn thiện; các thiết bị phòng thí nghiệm được đầu tư nâng cấp và đổi mới đáp ứng được yêu cầu công tác nghiên cứu.
- Đến năm 2030, Viện có được cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng thí nghiệm tiên tiến ngang tầm khu vực và quốc tế.
d) Về sản phẩm khoa học và công nghệ
Sản phẩm khoa học và công nghệ của Viện ngày càng được ứng dụng nhiều vào sản xuất, cụ thể:
- Đến năm 2020, có ít nhất 50% kết quả nghiên cứu được công nhận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất; trong đó khoảng 10% kết quả nghiên cứu được đăng ký bản quyền sáng tạo, sở hữu trí tuệ;
- Đến năm 2030, có ít nhất 60% kết quả nghiên cứu được công nhận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất; trong đó khoảng 15% kết quả nghiên cứu được đăng ký bản quyền sáng tạo, sở hữu trí tuệ;
- Hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ngày càng được tăng cường nhằm thúc đẩy việc đổi mới và chuyển giao công nghệ, phát triển và hội nhập khu vực và quốc tế.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Hoàn chỉnh tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực
1.1. Tổ chức bộ máy
- Trong năm 2014, điều chỉnh, bổ sung một số nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Chăn nuôi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên cơ sở cân đối sử dụng biên chế, số lượng người làm việc và nguồn lực hiện có của Viện và từng bước tăng cường nguồn lực theo quy định, cụ thể:
+ Rà soát, điều chỉnh nhiệm vụ của Viện cho phù hợp; bổ sung nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về nuôi ong.
+ Tổ chức lại bộ phận tham mưu về kế hoạch, tài chính;
+ Tổ chức lại bộ môn nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi;
+ Thành lập mới tổ chức về Nghiên cứu và Phát triển công nghệ chăn nuôi và Trung tâm Nghiên cứu Ong.
+ Rà soát để bổ sung, sửa đổi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, điều lệ/quy chế của các tổ chức trực thuộc Viện Chăn nuôi theo hướng tăng cường phân công, phân cấp rõ nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế vận hành và có bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
+ Sắp xếp, bố trí lại cán bộ lãnh đạo một số đơn vị thuộc Viện.
- Giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 2030:
+ Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo, xây dựng Đề án tổ chức lại để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thành Viện khoa học xếp hạng đặc biệt, trong đó có: các Viện, Trung tâm nghiên cứu Vùng; Viện, Trung tâm nghiên cứu chuyên con hoặc chuyên đề.
+ Triển khai thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Từng bước xây dựng Viện ngang tầm với các Viện nghiên cứu của một số nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
1.2. Phát triển nhân lực
- Năm 2014: xây dựng Đề án vị trí việc làm của Viện và các đơn vị thuộc Viện theo quy định. Rà soát, bố trí lại đội ngũ cán bộ; thực hiện luân chuyển cán bộ trẻ xuống các cơ sở sản xuất.
- Giai đoạn 2015 - 2020: xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, kế thừa giữa các thế hệ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó lâu dài với Viện và đáp ứng các nhiệm vụ được giao. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tâm, có tài và cán bộ khoa học đầu ngành theo các lĩnh vực chuyên sâu của Viện, cụ thể:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao của Viện theo hướng đồng bộ, cân đối về cơ cấu từng chuyên ngành và phù hợp với sự phát triển của các đơn vị chuyên môn trong Viện;
+ Xây dựng cơ chế, giải pháp để thu hút các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia đầu ngành về làm việc cho Viện;
+ Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ thông qua các chương trình hợp tác quốc tế của Viện hoặc các chương trình đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài của Nhà nước;
+ Ưu tiên đầu tư để hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh ở một số lĩnh vực mũi nhọn có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành;
+ Củng cố, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, hành chính, dịch vụ, phục vụ... đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của Viện trong từng giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn 2021 - 2030: tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ theo hướng chuyên sâu, trong đó có những chuyên gia đầu ngành ngang tầm quốc tế.
1.3. Phát triển cơ sở vật chất
- Giai đoạn 2015 - 2020: đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc để đáp ứng yêu cầu hoạt động khoa học công nghệ, cụ thể:
+ Hoàn thiện việc đầu tư nâng cấp các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất dịch vụ trong toàn khối Viện;
+ Đầu tư nâng cấp và đổi mới các thiết bị phòng thí nghiệm để đáp ứng được yêu cầu công tác nghiên cứu.
- Giai đoạn 2021 - 2030: đầu tư xây dựng các trung tâm, phòng thí nghiệm có cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ cao ngang tầm khu vực và quốc tế.
2. Thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và đào tạo
2.1. Nghiên cứu cơ bản có định hướng
a) Bảo tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi
- Lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý, hiếm hiện có; điều tra, khảo sát, phát hiện và thu thập bổ sung nguồn gen; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục tráng các nguồn gen vật nuôi; bảo tồn an toàn nguồn gen theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ) và đánh giá kết quả bảo tồn.
- Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa).
- Xây dựng hệ thống quản lý và khai thác nguồn gen các giống đặc sản tại Việt Nam. Đẩy mạnh việc khai thác và phát triển các giống địa phương đã qua bảo tồn và các giống vật nuôi đã được giới thiệu trong Atlat các giống vật nuôi địa phương.
b) Nghiên cứu Công nghệ sinh học (CNSH)
- Nghiên cứu tạo phôi, tinh trùng phân biệt giới tính. Nghiên cứu biểu hiện gen trong quá trình hình thành và phát triển phôi invitro.
- Bảo tồn exsitu tế bào soma và tế bào sinh sản của các loài động vật quý hiếm; phát triển các nghiên cứu về tế bào gốc; nuôi cấy tế bào soma và nhân bản động vật.
- Ứng dụng kỹ thuật phân tử trong công tác quản lý đàn giống vật nuôi và kiểm tra nguồn gốc của các giống vật nuôi.
- Ứng dụng các kỹ thuật phân tử kiểm tra xác định thành phần loài trong hỗn hợp bột thịt xương, xác định mối quan hệ huyết thống và chẩn đoán một số bệnh trên đối tượng vật nuôi.
- Nghiên cứu xác định các gen và sản phẩm của gen liên kết các tính trạng quan trọng ở động vật nuôi như khả năng kháng bệnh, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi. Trước tiên nghiên cứu sử dụng các chỉ thị ADN để chọn lọc các dòng gà kháng bệnh và kháng nhiệt.
- Phối hợp nghiên cứu chọn lọc và lai tạo các vật nuôi dựa trên các kỹ thuật phân tử nhằm mục đích phục vụ trong y học.
c) Nghiên cứu cơ bản có định hướng trong dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi
- Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẵn có ở Việt Nam và ngoại nhập, tập trung vào thành phần các axít amin, các axít béo không no, vitamin, khoáng vi lượng và các độc tố. Nghiên cứu vai trò, tác dụng và ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Xác định nhu cầu dinh dưỡng tối ưu cho các loại động vật về năng lượng, protein, axít amin tổng số, axít amin tiêu hóa, vitamin, đa khoáng và vi khoáng.
- Xác định giá trị tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẵn có ở Việt Nam và các nguyên liệu thức ăn ngoại nhập, tập trung vào các axít amin không thay thế.
- Nghiên cứu các phương pháp chế biến, bảo quản dự trữ để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn thô xanh, phế phụ phẩm công nông nghiệp cho chăn nuôi gia súc nhai lại. Nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn mới.
- Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật để sản xuất các enzyme tiêu hóa, các probiotic dùng trong thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu phân lập, nuôi cấy các chủng vi sinh vật dùng để bảo quản thức ăn thô, xanh.
- Phát triển các phương pháp phân tích các loại kháng sinh phổ biến, vitamin nhóm B, vitamin A, D, E, thuốc trừ sâu và các loại độc tố nấm mốc.
2.2. Nghiên cứu di truyền, giống vật nuôi
a) Nghiên cứu di truyền, giống lợn
- Chọn lọc nhân thuần ổn định năng suất của 03 giống lợn thuần (Landrace, Yorkshire, Duroc) và 02 giống lợn nội (Móng Cái, VCN08). Lợn Landrace, Yorkshire, Móng Cái và VCN08 đạt trên 25 con cai sữa/nái/năm; lợn Duroc đạt trên 800gam tăng trọng/ngày, tỷ lệ nạc trên 60%.
- Ổn định năng suất của 05 dòng lợn có nguồn gốc PIC (VCN01; VCN02; VCN03; VCN04; VCN05): 03 dòng cái có số con sơ sinh sống trên 12 con/lứa, trên 24 con cai sữa/nái/năm; 02 dòng đực có khả năng tăng khối lượng 850 gam/ngày, tỷ lệ nạc trên 60%. Đến năm 2015, từng bước thay thế 05 dòng lợn trên bằng 03 giống Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietran để sản xuất lợn thương phẩm 3-4 giống.
- Lai tạo 03 dòng chuyên hóa năng suất sinh sản cao (02 dòng cái; 01 dòng đực: 02 dòng cái có số con sơ sinh sống trên 12 con/lứa, trên 25 con cai sữa/nái/năm; 01 dòng đực có khả năng tăng khối lượng trên 900 gam/ngày, tỷ lệ nạc 61%); 02 tổ hợp nái lai ngoại x ngoại: số con sơ sinh sống trên 12 con/lứa, số con cai sữa/nái/năm trên 25 con; 03 tổ hợp nái lai nội x ngoại: số con sơ sinh sống trên 12 con/lứa, số con cai sữa/nái/năm trên 26 con và 02 tổ hợp đực lai cuối cùng năng suất chất lượng cao: tăng khối lượng/ngày trên 800 gam, tỷ lệ nạc trên 60%.
b) Nghiên cứu di truyền, giống gia cầm
- Chọn lọc nhân thuần ổn định năng suất các dòng, giống gia cầm nhập nội nhằm đạt được một số chỉ tiêu sau:
+ Đối với gà hướng thịt: khối lượng cơ thể 42 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,4kg, tiêu tốn 1,8 - 1,9kg thức ăn/kg tăng trọng;
+ Gà hướng trứng: năng suất trứng 280 - 300 quả/mái/68 tuần tuổi, tiêu tốn 1,4 - 1,5kg thức ăn /10 quả trứng;
+ Đối với vịt hướng thịt: khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi đạt 3,3 - 3,4kg, tiêu tốn 2,3 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng;
+ Vịt hướng trứng: năng suất trứng đạt 285 - 290 quả/mái/52 tuần đẻ, tiêu tốn 1,9 - 2,0kg thức ăn/10 quả trứng;
+ Vịt kiêm dụng: năng suất đạt 220 - 230 quả trứng/mái/52 tuần đẻ, tiêu tốn 2,8 - 3,0kg thức ăn/10 quả trứng, khối lượng vịt đạt 2,5 - 2,7kg lúc 70 ngày tuổi, tiêu tốn 2,6 - 2,8 kg thức ăn/kg tăng trọng;
+ Đối với ngan: ngan thương phẩm 11 tuần tuổi đạt 3,5 - 3,7kg, tiêu tốn 2,8 - 2,9kg thức ăn/kg tăng trọng. Ngan bố mẹ có năng suất trứng đạt 205 - 210 quả/mái/2 chu kỳ đẻ; tiêu tốn 4,0 - 4,5kg thức ăn/10 quả trứng giống.
- Lai tạo được ít nhất 09 dòng gà lông màu, 08 dòng thủy cầm năng suất chất lượng cao phục vụ cho chăn nuôi trang trại, gia trại và nông hộ phù hợp cho trình độ chăn nuôi của từng vùng sinh thái, cụ thể:
+ Đối với gà lông màu hướng thịt: khối lượng cơ thể 9 tuần tuổi đạt 2,4 - 2,6kg, tiêu tốn 2,5 - 2,6kg thức ăn/kg tăng trọng;
+ Đối với gà lông màu hướng trứng: năng suất đạt 240 - 260 quả trứng/mái/52 tuần đẻ, tiêu tốn 2,2 - 2,3kg thức ăn/10 quả trứng;
+ Đối với nhóm gà lông màu phục vụ chăn nuôi công nghiệp: gà lông màu hướng thịt: khối lượng cơ thể 9 tuần tuổi đạt 2,4 - 2,6kg, tiêu tốn 2,5 - 2,6kg thức ăn/kg tăng trọng; gà lông màu hướng trứng: năng suất đạt 240 - 260 quả trứng/mái/52 tuần đẻ, tiêu tốn 2,2 - 2,3 kg thức ăn/10 quả trứng;
+ Đối với nhóm gà lông màu phục vụ chăn nuôi gia trại và nông hộ: gà lông màu hướng thịt: khối lượng cơ thể 9 tuần tuổi đạt 2,4 - 2,6kg, tiêu tốn 2,5 - 2,6kg thức ăn/kg tăng trọng; gà lông màu hướng trứng: năng suất đạt 240 - 260 quả trứng/mái/52 tuần đẻ, tiêu tốn 2,2 - 2,3kg thức ăn/10 quả trứng;
+ Đối với vịt chăn nuôi công nghiệp: vịt chuyên thịt có khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi đạt 3,3 - 3,4 kg, tiêu tốn 2,3 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng; vịt chuyên trứng đạt 285 - 290 quả năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ; tiêu tốn 1,9 - 2,0kg thức ăn/10 quả trứng; khối lượng trứng tăng 5%.
+ Đối với vịt chăn nuôi gia trại và nông hộ: năng suất đạt 230 - 240 quả trứng/mái/52 tuần đẻ; khối lượng vịt thương phẩm 70 ngày tuổi đạt 2,7 - 2,8kg; tiêu tốn 2,6 - 2,8kg thức ăn/kg tăng trọng;
+ Đối với ngan: thời gian 5% đàn đẻ là 167-170 ngày, năng suất đạt 202 - 206 quả trứng/mái/2 chu kỳ đẻ; tỷ lệ phôi đạt 92 - 93%, số ngan con/mái đạt 137 - 141 con; ngan thương phẩm có tỷ lệ nuôi sống đạt 96 - 97%, khối lượng cơ thể lúc giết thịt ở 11 tuần tuổi đạt 3,6 - 3,7 kg, tiêu tốn 2,8 - 2,9kg thức ăn/kg tăng trọng.
- Chọn lọc nhân thuần nâng cao năng suất một số giống gia cầm địa phương.
- Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất các dòng đà điểu và tạo các tổ hợp lai phù hợp điều kiện chăn nuôi tại một số vùng sinh thái.
c) Nghiên cứu di truyền, giống gia súc ăn cỏ
* Đối với bò sữa
- Đánh giá qua đời sau các bò đực giống thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng sữa và xây dựng chỉ số giá trị giống tổng hợp;
- Xây dựng mô hình ước tính giá trị kinh tế tương đối cho một số tính trạng năng suất của đàn bò sữa;
- Đánh giá di truyền bò cái sữa về các tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng sữa;
- Đánh giá di truyền thông qua hệ gen trong chọn tạo đực giống để nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian chọn lọc, tiết kiệm chi phí theo dõi kiểm tra bò đực giống qua đời sau;
- Xây dựng kế hoạch phối giống tại các cơ sở cho các cá thể bò đực và bò cái sữa có thông tin về giá trị giống và hệ phả.
* Đối với bò thịt
- Đánh giá qua đời trước và bản thân các bò đực giống chuyên thịt đang sử dụng và sẽ nhập nội thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng thịt;
- Nghiên cứu lai tạo bò thịt phù hợp cho từng vùng sinh thái;
- Đánh giá di truyền thông qua hệ gen trong chọn tạo bò đực giống để nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian chọn lọc;
- Ưu tiên nhập ngoại bò đực giống chuyên thịt cao sản từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt Việt Nam;
* Đối với trâu
- Đánh giá qua đời trước và bản thân trâu đực giống đang sử dụng và sẽ nhập nội thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng thịt;
- Nghiên cứu lai tạo và sử dụng các công thức lai giữa trâu ngoại và trâu nội theo hướng thịt;
- Nghiên cứu xây dựng các vùng giống trâu chủ yếu.
* Đối với ngựa
- Đánh giá qua đời trước và bản thân giống ngựa đang sử dụng và sẽ nhập nội thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng thịt;
- Nghiên cứu lai tạo các giống ngựa ngoại và ngựa nội theo hai hướng: (i) lai tạo các dòng ngựa theo hướng nâng cao năng suất làm việc (thồ, kéo, cưỡi) và năng suất thịt; (ii) lai tạo các dòng ngựa quý hiếm phục vụ du lịch và thể thao;
- Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen các dòng ngựa quý hiếm.
* Đối với dê, cừu và thỏ
- Đánh giá qua đời trước và bản thân dê, cừu và thỏ giống đang sử dụng thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng sữa, thịt;
- Nghiên cứu lai tạo các giống dê, cừu và thỏ phù hợp cho từng vùng sinh thái;
- Đánh giá di truyền thông qua hệ gen trong chọn tạo đực giống để nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian chọn lọc;
- Đánh giá qua đời sau giống dê sữa, thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng sữa.
2.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi
a) Về dinh dưỡng gia súc, gia cầm
- Đánh giá giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của nguồn thức ăn sẵn có bằng các phương pháp nghiên cứu hiện đại.
- Xác định nhu cầu dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng cho các loại vật nuôi trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng ở Việt Nam để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm an toàn.
b) Về chế biến thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu các phương pháp phân lập, nuôi cấy các chủng vi sinh vật, chế biến, bảo quản dự trữ để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn thô xanh, sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có từ phế phụ phẩm công nông nghiệp cho chăn nuôi gia súc nhai lại bằng kỹ thuật ủ chua có sử dụng các chế phẩm sinh học.
- Nghiên cứu khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) và khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men (FTMR) cho bò sữa, bò thịt; giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính ra môi trường.
- Nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại từng địa phương bằng các giải pháp thu gom, chế biến, dự trữ và nâng cao chất lượng thức ăn xanh, cỏ khô, để giải quyết thức ăn thô xanh cho mùa khô và mùa đông.
c) Về các chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi
Nghiên cứu sản xuất các chất bổ sung, các chế phẩm sinh học, premix, vitamin, khoáng; quy trình chiết xuất các loại thảo dược cho vật nuôi nhằm tăng cường tiêu hóa xơ ở dạ cỏ và cải thiện khả năng sinh sản của gia súc, nâng cao năng suất và chất lượng thịt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
2.4. Nghiên cứu về môi trường, tác động của biến đổi khí hậu
Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bằng các biện pháp di truyền, giống, dinh dưỡng, quản lý đàn, quản lý, chế biến và sử dụng chất thải chăn nuôi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
2.5. Nghiên cứu về sinh lý, sinh sản và tập tính vật nuôi
- Nghiên cứu sinh lý và tập tính sinh học của vật nuôi địa phương, quý hiếm làm cơ sở cho việc bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học;
- Nghiên cứu ứng dụng tập tính động vật trong việc phát triển chăn nuôi hữu cơ, nhằm giảm thiểu các tác động về stress trong quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi thâm canh đơn thuần sang chăn nuôi hữu cơ;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản gia súc (thụ tinh nhân tạo, sử dụng kích dục tố, sinh sản đồng loạt, cấy chuyển phôi, sản xuất phôi trong ống nghiệm, xác định trước giới tính tinh trùng, phôi) nhằm nhân nhanh các giống có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
2.6. Nghiên cứu chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất và bảo quản các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Nghiên cứu chế biến sản phẩm động vật, kỹ thuật bảo quản an toàn sản phẩm động vật trong quá trình vận chuyển và phân phối;
- Nghiên cứu ứng dụng quy trình VIETGAHP trong các cơ sở chăn nuôi.
2.7. Nghiên cứu về Kinh tế - Hệ thống chăn nuôi
- Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi có hiệu quả và bền vững; các mô hình tổ chức liên kết sản xuất - chế biến - thị trường các ngành hàng chăn nuôi ở các vùng chăn nuôi trọng yếu;
- Nghiên cứu dự báo phát triển nhu cầu và thị hiếu của thị trường sản xuất - chế biến - tiêu thụ của một số mặt hàng chính, tính hiệu quả và bền vững của các hệ thống chăn nuôi ở các vùng sản xuất trọng điểm và dự báo xu hướng phát triển;
- Nghiên cứu lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của các phương thức sản xuất trong chăn nuôi ở các vùng sinh thái;
- Nghiên cứu nguy cơ lây truyền các loại bệnh gia súc, gia cầm;
- Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật giữa mật độ chăn nuôi cấp trang trại và cấp xã đối với việc lây truyền dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và các biện pháp phòng trừ;
- Nghiên cứu hệ thống tổ chức sản xuất, ngành hàng chăn nuôi.
2.8. Nghiên cứu về ong mật
- Chọn lọc ổn định năng suất một số giống ong nhập nội;
- Chọn lọc nâng cao năng suất một số giống ong nội, có sức chống chịu bệnh tật tốt;
- Nghiên cứu lai tạo giữa ong nội và ong ngoại;
- Nghiên cứu các biện pháp phòng và trị bệnh cho ong;
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất, chế biến bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm ong mật;
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thụ tinh nhân tạo cho ong.
2.9. Nghiên cứu và phát triển công nghệ chăn nuôi
- Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng công nghệ về chuồng trại, thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và phương thức chăn nuôi;
- Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với các hệ thống chăn nuôi (công nghiệp, trang trại và nông hộ);
- Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với vùng sinh thái và phương thức chăn nuôi.
2.10. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cung cấp dịch vụ đào tạo
- Tiếp tục đẩy mạnh chương trình đào tạo tiến sỹ cho các cán bộ khoa học trong và ngoài Viện;
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học thông qua các chương trình đào tạo trong và ngoài nước (đào tạo sau tiến sỹ);
- Tổ chức đào tạo các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực di truyền giống, dinh dưỡng, công nghệ sinh học, .v.v.
- Mở rộng một số chuyên ngành đào tạo, nâng quy mô đào tạo sau đại học lên 10-20% vào năm 2020 so với hiện nay;
- Liên kết với các Trường, Viện trong và ngoài nước tổ chức đào tạo thạc sỹ;
- Mở một số lớp đào tạo trình độ sau đại học tại Viện chuyên bằng tiếng Anh;
- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi, chủ các trang trại;
- Tham gia đào tạo nghề cho nông dân và người chăn nuôi.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về tổ chức
- Rà soát, đánh giá hệ thống tổ chức bộ máy hiện nay của Viện và xây dựng đề án mô tả vị trí việc làm cho từng bộ phận trực thuộc Viện;
- Xây dựng phương án hoạt động cho từng đơn vị;
- Xây dựng đề án tái cơ cấu các đơn vị trực thuộc Viện theo các giai đoạn: năm 2014, giai đoạn 2015 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030 (chi tiết tại Phụ lục đính kèm);
- Nâng cao năng lực của các Phòng nghiệp vụ trên cơ sở điều chuyển cán bộ có năng lực, đủ sức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu tập trung đầu mối; đồng thời giảm thiểu tối đa bộ phận gián tiếp tại các đơn vị trực thuộc.
2. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao (Tiến sĩ và Thạc sĩ) thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ, sử dụng tốt các phương tiện thông tin, biết vận dụng lý thuyết với thực tiễn cho ngành chăn nuôi với chất lượng đạt yêu cầu trong khu vực và Quốc tế;
- Nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo thông qua tăng cường mối liên kết và hợp tác trong đào tạo sau đại học, cải tiến giáo trình, phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng giáo viên, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo;
- Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ khoa học trong và ngoài nước cho từng lĩnh vực nghiên cứu của Viện để đảm bảo mỗi lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành có ít nhất 2-3 tiến sỹ và đến năm 2030 có ít nhất 4-5 tiến sỹ có trình độ chuyên môn ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế;
- Cán bộ khoa học trẻ sẽ được tuyển dụng theo đúng yêu cầu của công việc trên cơ sở hợp đồng có thời hạn. Những cán bộ giỏi sẽ được thay thế dần số cán bộ khung của từng đơn vị trong Viện. Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ quản lý;
- Tạo mọi điều kiện để các nhà khoa học tham gia giảng dạy tại các Trường Đại học;
- Tăng cường nguồn lực từ hợp tác quốc tế, chủ yếu thông qua các dự án hợp tác song phương và đa phương để chuyên gia vào làm việc tại Việt Nam và cán bộ Việt Nam thực tập tại các phòng thí nghiệm nước ngoài. Tranh thủ mọi nguồn lực để có các tình nguyện viên đến làm việc cho Viện;
- Gắn nghiên cứu với đào tạo, khai thác hiệu quả nguồn lực và cơ sở vật chất của Viện, thí điểm thành lập Trung tâm đào tạo sau đại học để đào tạo những chuyên ngành mà xã hội yêu cầu. Nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đảm bảo sau 2015, 100% cán bộ sau Đại học phải đủ năng lực đọc tài liệu, trình bày báo cáo/chuyên đề tại các hội nghị, hội thảo quốc tế;
- Nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ thông qua đánh giá theo trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công việc của cán bộ công chức, viên chức.
3. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch
- Viện quản lý toàn diện công tác quy hoạch tại tất cả các đơn vị để đảm bảo đầu tư trên cơ sở quy hoạch tổng thể, có phương án khai thác, sử dụng gắn với chức năng, nhiệm vụ;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ phải thực hiện song song với đào tạo người sử dụng;
- Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn về hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh và chuyển giao TBKT vào sản xuất cho từng đơn vị, lĩnh vực chuyên môn.
4. Giải pháp về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
- Trên cơ sở kế hoạch trung và dài hạn về hoạt động khoa học công nghệ, Viện sẽ định hướng các mục tiêu cho từng lĩnh vực chuyên môn và điều chỉnh hàng năm theo nguyên tắc sản phẩm cụ thể và hiệu quả ứng dụng;
- Hàng năm, Viện chủ động đặt hàng các nhiệm vụ và sản phẩm khoa học và công nghệ trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ, chiến lược, định hướng của Bộ, kế hoạch trung, dài hạn của Viện và thực tế sản xuất;
- Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Viện để phát huy sức mạnh của từng đơn vị nhằm tạo ra công nghệ đồng bộ có giá trị thực tiễn cao thay vì các đề tài nghiên cứu nhỏ lẻ do từng đơn vị thực hiện;
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng cường giám sát, đánh giá một cách công khai, minh bạch từ đề xuất, tuyển chọn, kiểm tra và nghiệm thu đề tài/dự án; ứng dụng có hiệu quả công nghệ tin học trong quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ trong toàn Viện;
- Xây dựng các kế hoạch đầu tư bám thị trường lâu dài nhằm phát triển và hoàn thiện các công nghệ mũi nhọn của Viện, từng bước xây dựng thương hiệu các công nghệ của Viện;
- Lập hồ sơ các công nghệ đã ứng dụng có hiệu quả, đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành;
- Liên doanh, liên kết với các cơ quan, địa phương, các doanh nghiệp nhằm huy động các nguồn vốn phát triển và đầu tư cho công nghệ theo yêu cầu của ngành, địa phương và thực tế sản xuất;
- Hàng năm, mỗi đơn vị thuộc Viện phải có kết quả nghiên cứu mới. Mỗi Tiến sỹ trở lên phải có bài báo, đóng góp mới có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ;
- Hàng năm rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ của Viện.
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức KH&CN nước ngoài và tổ chức quốc tế, bao gồm cả các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Nâng cao năng lực tư vấn và đầu tư quốc tế.
- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và đào tạo thông qua thực hiện các dự án quốc tế phối hợp và cùng chia sẻ kinh phí.
- Xây dựng quy chế quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế.
6. Giải pháp về cải tiến cơ chế điều hành
- Tiến hành đánh giá thường xuyên hệ thống tổ chức nhằm phát hiện những bất cập về mô hình cũng như cơ chế điều hành để đề xuất phương án điều chỉnh thích hợp;
- Viện Chăn nuôi quản lý tổng thể công tác quy hoạch, kế hoạch, công tác cán bộ, điều phối hoạt động thống nhất trong toàn khối Viện; đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân hoạt động có hiệu quả trong khuôn khổ quy định của Nhà nước và của Viện;
- Tổ chức nhóm nghiên cứu theo nguyên tắc liên kết theo chuỗi, đảm bảo những nhà khoa học xuất sắc nhất trong Viện được tập hợp để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu. Nhóm công tác được hình thành ngay từ khi chuẩn bị đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ được thực hiện tại các vùng sinh thái cần khai thác tối đa nguồn lực của các trung tâm, phân Viện;
- Tăng cường hợp tác với địa phương để tạo điều kiện mở rộng nghiên cứu, chuyển giao kết quả vào sản xuất, nhất là các trung tâm trực thuộc tại mỗi vùng;
- Công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra phải được tổ chức liên tục, tránh tập trung vào thời gian ngắn cuối năm để đảm bảo thực hiện hiệu quả các ưu tiên được nêu trong Chiến lược phát triển của Viện. Nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài, dự án bằng hình thức tư vấn chuyên gia là chủ yếu, hạn chế thành lập các Hội đồng.
7. Giải pháp về thông tin, chuyển giao công nghệ và khuyến nông
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua trang thông tin điện tử và tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi của Viện, các hoạt động khuyến nông, các cuộc họp báo, hội chợ, triển lãm và các kênh thông tin đại chúng khác;
- Xây dựng 01 phần mềm để quản lý thống nhất trong toàn khối Viện về nhân sự, khoa học công nghệ và tài chính;
- Củng cố thư viện hiện có và xây dựng thư viện điện tử, kết nối với các Trung tâm khoa học lớn trong nước và quốc tế.
8. Giải pháp về tài chính
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Viện sẽ huy động các nguồn tài chính và thực hiện biện pháp quản lý tài chính sau:
a) Nguồn kinh phí
- Nguồn ngân sách cấp: lương và hỗ trợ hoạt động bộ máy; kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ; dự án giống, khuyến nông;
- Nguồn hợp tác với các đối tác trong nước;
- Nguồn thu từ dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;
- Nguồn kinh phí từ hợp tác quốc tế.
b) Quản lý tài chính
- Rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phần mềm kế toán trong toàn khối Viện;
- Minh bạch hóa các hoạt động thu, chi tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Viện;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về tài chính tại các đơn vị trực thuộc Viện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Viện Chăn nuôi có trách nhiệm
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện Chiến lược;
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và trình Viện trưởng phê duyệt Chiến lược phát triển của đơn vị giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030;
c) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ về kết quả thực hiện Chiến lược của Viện và của các đơn vị trực thuộc.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Viện Chăn nuôi thực hiện tốt Chiến lược.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện trưởng Viện Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM BAN HÀNH KÈM THEO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2014-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 113/QĐ-BNN-KHCN ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì thực hiện | Người phê duyệt | Thời gian hoàn thành |
I | Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng chiến lược của các tổ chức trực thuộc |
|
|
|
1 | Xây dựng và trình Bộ phê duyệt đề án tổ chức lại một số tổ chức thuộc Viện | Viện trưởng Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | Quý I/2014 |
2 | Xây dựng đề án vị trí việc làm của Viện và các đơn vị thuộc Viện | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2014-2015 |
3 | Xây dựng trình Bộ trưởng để trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổ chức lại Viện Chăn nuôi thành Viện khoa học xếp hạng đặc biệt | Viện Chăn nuôi | Thủ tướng Chính phủ | 2016-2020 |
4 | Xây dựng Chiến lược phát triển của các đơn vị trực thuộc Viện giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030. | Các đơn vị trực thuộc Viện | Viện trưởng Viện Chăn nuôi | 2014-2015 |
II | Cơ chế quản lý, phát triển nguồn lực |
|
|
|
1 | Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực của Viện | Viện Chăn nuôi | Viện trưởng Viện Chăn nuôi | 2014-2015 |
III | Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật |
|
|
|
1 | Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu khoa học tại khu Văn phòng Viện | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2015-2016 |
2 | Xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể các đơn vị thuộc Viện tại Hà Nội, Thái Nguyên, Quy Nhơn, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2015-2016 |
3 | Xây dựng trụ sở làm việc của Phân viện chăn nuôi Nam Bộ | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2015-2016 |
4 | Xây dựng Trung tâm nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Đồng bằng sông Cửu Long tại Sóc Trăng | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2015-2016 |
5 | Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của một số đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2017-2020 |
IV | Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ |
|
|
|
1 | Xây dựng đề án nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của Viện | Viện Chăn nuôi | Viện trưởng Viện Chăn nuôi | 6/2014 |
2 | Xây dựng đề án nghiên cứu và phát triển một số giống vật nuôi chủ lực của Viện | Viện Chăn nuôi | Viện trưởng Viện Chăn nuôi | Quý I/2014 |
3 | Xây dựng các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng tâm | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2014-2015 |
3.1 | Nghiên cứu di truyền, giống vật nuôi a) Đối với lợn: - Chọn lọc nhân thuần ổn định năng suất của 03 giống lợn ngoại thuần và 02 giống lợn nội; - Ổn định năng suất của 05 dòng lợn có nguồn gốc PIC (VCN01; VCN02; VCN03; VCN04; VCN05); - Lai tạo 03 dòng chuyên hóa năng suất sinh sản cao (02 dòng cái; 01 dòng đực). b) Đối với gia cầm: - Chọn lọc nhân thuần ổn định được năng suất các dòng, giống gia cầm nhập nội; - Lai tạo được ít nhất 09 dòng gà lông màu, 08 dòng thủy cầm năng suất chất lượng cao phục vụ cho chăn nuôi trang trại, gia trại và nông hộ phù hợp cho trình độ chăn nuôi của từng vùng sinh thái; - Chọn lọc nhân thuần nâng cao năng suất một số giống gia cầm địa phương; - Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất các dòng đà điểu và tạo các tổ hợp lai phù hợp điều kiện chăn nuôi tại một số vùng sinh thái. c) Đối với gia súc ăn cỏ: * Đối với bò sữa: - Đánh giá qua đời sau các bò đực giống thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng sữa và xây dựng chỉ số giá trị giống tổng hợp; - Xây dựng mô hình ước tính giá trị kinh tế tương đối cho một số tính trạng năng suất của đàn bò sữa; - Đánh giá di truyền bò cái sữa về các tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng sữa; - Đánh giá di truyền thông qua hệ gen trong chọn tạo đực giống để nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian chọn lọc, tiết kiệm chi phí theo dõi kiểm tra bò đực giống qua đời sau; * Đối với bò thịt: - Đánh giá qua đời trước và bản thân các bò đực giống chuyên thịt đang sử dụng và nhập nội thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng thịt; - Nghiên cứu lai tạo bò thịt phù hợp cho từng vùng sinh thái; - Đánh giá di truyền thông qua hệ gen trong chọn tạo bò đực giống để nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian chọn lọc. * Đối với trâu: - Đánh giá qua đời trước và bản thân trâu đực giống đang sử dụng và trâu nhập nội thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng thịt; - Nghiên cứu lai tạo và sử dụng các công thức lai giữa trâu ngoại và trâu nội theo hướng thịt; - Nghiên cứu xây dựng các vùng giống trâu chủ yếu. * Đối với ngựa: - Đánh giá qua đời trước và bản thân giống ngựa đang sử dụng và nhập nội thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng thịt; - Nghiên cứu lai tạo các giống ngựa ngoại và ngựa nội; - Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen các dòng ngựa quý hiếm. * Đối với dê, cừu và thỏ: - Đánh giá qua đời trước và bản thân dê, cừu và thỏ giống đang sử dụng thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng sữa, thịt; - Nghiên cứu lai tạo các giống dê, cừu và thỏ phù hợp cho từng vùng sinh thái; - Đánh giá di truyền thông qua hệ gen trong chọn tạo đực giống để nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian chọn lọc; - Đánh giá qua đời sau giống dê sữa, thông qua giá trị giống ước tính về các nhóm tính trạng năng suất, sinh sản và chất lượng sữa. | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
|
3.2 | Nghiên cứu dinh dưỡng, thức ăn vật nuôi: a) Về dinh dưỡng gia súc, gia cầm: - Đánh giá giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của nguồn thức ăn sẵn có bằng các phương pháp nghiên cứu hiện đại; - Xác định nhu cầu dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng cho các loại vật nuôi trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng ở Việt Nam để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm an toàn. b) Về chế biến thức ăn chăn nuôi: - Nghiên cứu các phương pháp phân lập, nuôi cấy các chủng vi sinh, chế biến, bảo quản dự trữ để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn thô xanh, sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có từ phế phụ phẩm công nông nghiệp cho chăn nuôi gia súc nhai lại bằng kỹ thuật ủ chua có sử dụng các chế phẩm sinh học. - Nghiên cứu khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) và khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men (FTMR) cho bò sữa, bò thịt nhằm giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính ra môi trường. - Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thức ăn mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương bằng các giải pháp thu gom, chế biến, dự trữ và nâng cao chất lượng thức ăn xanh, cỏ khô, để giải quyết thức ăn thô xanh cho mùa khô và mùa đông. c) Về các chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi: Nghiên cứu sản xuất các chất bổ sung, các chế phẩm sinh học, premix, vitamin, khoáng. Chiết xuất các loại thảo dược cho lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt… nhằm tăng cường tiêu hóa xơ ở dạ cỏ và cải thiện khả năng sinh sản của gia súc, nâng cao năng suất và chất lượng thịt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
|
3.3 | Nghiên cứu về môi trường, tác động của biến đổi khí hậu: Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bằng các biện pháp di truyền, giống, dinh dưỡng, quản lý đàn, quản lý, chế biến và sử dụng chất thải chăn nuôi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, giảm thiểu phát thải ra ngoài môi trường. | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
|
3.4 | Nghiên cứu về sinh lý, sinh sản và tập tính vật nuôi: - Nghiên cứu sinh lý và tập tính sinh học của vật nuôi địa phương, quý hiếm làm cơ sở cho việc bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học; - Nghiên cứu ứng dụng tập tính động vật trong việc phát triển chăn nuôi hữu cơ, nhằm giảm thiểu các tác động về stress trong quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi thâm canh đơn thuần sang chăn nuôi hữu cơ; - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản gia súc, thụ tinh nhân tạo, sử dụng kích dục tố, sinh sản đồng loạt, cấy chuyển phôi, sản xuất phôi trong ống nghiệm, xác định trước giới tính tinh trùng, phôi) nhân nhanh các giống có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất. | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
|
3.5 | Nghiên cứu chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi: - Nghiên cứu chế biến sản phẩm động vật, kỹ thuật bảo quản sản phẩm động vật trong quá trình vận chuyển, phân phối; - Nghiên cứu ứng dụng quy trình VIETGAHP trong các cơ sở chăn nuôi. | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
|
3.6 | Nghiên cứu về Kinh tế - Hệ thống chăn nuôi: - Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi có hiệu quả và bền vững; các mô hình tổ chức liên kết sản xuất - chế biến - thị trường các ngành hàng chăn nuôi ở các vùng chăn nuôi trọng yếu; - Nghiên cứu dự báo phát triển nhu cầu và thị hiếu của thị trường sản xuất - chế biến - tiêu thụ của một số mặt hàng chính, tính hiệu quả và bền vững của các hệ thống chăn nuôi ở các vùng sản xuất trọng điểm và dự báo xu hướng phát triển; - Nghiên cứu lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của các phương thức sản xuất trong chăn nuôi ở các vùng sinh thái; - Nghiên cứu nguy cơ lây truyền các loại bệnh gia súc gia cầm; - Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế-kỹ thuật giữa mật độ chăn nuôi cấp trại và cấp xã đối với việc lây truyền dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và các biện pháp phòng trừ; - Nghiên cứu hệ thống tổ chức sản xuất, ngành hàng chăn nuôi. | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
|
3.7 | Nghiên cứu về ong mật: - Chọn lọc ổn định năng suất một số giống ong nhập nội; - Chọn lọc nâng cao năng suất một số giống ong nội, có sức chống chịu bệnh tật tốt; - Nghiên cứu lai tạo giữa ong nội và ong ngoại; - Nghiên cứu các biện pháp phòng và trị bệnh cho ong; - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất, chế biến bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm ong mật; - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thụ tinh nhân tạo cho ong. | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
|
3.8 | Nghiên cứu và phát triển công nghệ chăn nuôi: - Nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng công nghệ về chuồng trại, thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và phương thức chăn nuôi; - Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với các hệ thống chăn nuôi (công nghiệp, trang trại và nông hộ); - Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với vùng sinh thái và phương thức chăn nuôi. | Viện Chăn nuôi | Bộ trưởng Bộ NN&PTNT |
|
V | Hợp tác quốc tế về KHCN |
|
|
|
| Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đào tạo của Viện | Viện Chăn nuôi | Viện trưởng Viện Chăn nuôi | Quý II/2014 |
VI | Cơ chế tài chính |
|
|
|
| Rà soát sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các quy định quản lý tài chính của Viện | Viện Chăn nuôi | Viện trưởng Viện Chăn nuôi | Quý II/2014 |
VII | Đào tạo, thông tin, tuyên truyền |
|
|
|
| Xây dựng kế hoạch đề án tăng cường chất lượng, quy mô đào tạo sau đại học, công nghệ thông tin, truyền thông của Viện | Viện Chăn nuôi | Viện trưởng Viện Chăn nuôi | 2014-2015 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.