BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1121/QĐ-BXD | Hà nội, ngày 02 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 926/QĐ-BXD ngày 16/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao cho Vụ Kinh tế xây dựng làm chủ Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực Quản lý Hợp đồng xây dựng”;
Căn cứ Quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 05/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban quản lý Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực Quản lý Hợp đồng xây dựng” do Ngân hàng thế giới (WB) viện trợ không hoàn lại;
Xét đề nghị của Giám đốc Ban quản lý Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực Quản lý Hợp đồng xây dựng” và đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực Quản lý Hợp đồng xây dựng”;
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng, Giám đốc Ban quản lý Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực Quản lý Hợp đồng xây dựng”, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG”
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 1121 /QĐ-BXD Ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Điều 1. Ban quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng” (sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng) được thành lập theo Quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 05/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng có chức năng thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng”do Ngân hàng thế giới (WB) viện trợ không hoàn lại;
Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng là đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, được sử dụng con dấu của Văn phòng Bộ Xây dựng, được mở mới tài khoản đặc biệt (ngoại tệ) tại ngân hàng theo quy định của pháp luật để thực hiện vốn ODA do Ngân hàng thế giới (WB) chuyển trả; vốn đối ứng trong nước thực hiện qua tài khoản Kho bạc nhà nước của Văn phòng Bộ Xây dựng;
Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng có tên giao dịch quốc tế là: Capacity Building for the Managemen of The Construction Constracts;
Trụ sở của Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng đặt tại 37 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng
1. Tổ chức triển khai thực hiện dự án theo nội dung Văn kiện dự án được phê duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành vủa Việt Nam về quản lý dự án ODA và các quy định của nhà tài trợ;
2. Tổ chức đánh giá, kiểm tra việc thực hiện dự án; đồng thời định kỳ báo cáo Bộ Xây dựng về kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quá trình thực hiện dự án để kịp thời tháo gỡ, đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao;
3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Xây dựng cung cấp, hỗ trợ các nguồn lực để giúp Ban quản lý dự án thực hiện tốt nhiệm vụ được giao (như cung cấp các thông tin liên quan, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, giới thiệu và điều động chuyên gia tư vấn, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật; cung cấp trang thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc, phòng làm việc, v.v…(nếu cần thiết) );
4. Tổ chức các hoạt động của Dự án theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền được giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Dự án; tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản của Dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy định tại Văn kiện Dự án.
5. Là đầu mối liên hệ với các cơ quan của Bộ Xây dựng và Ngân hàng thế giới (WB) trong quá trình tổ chức triển khai Dự án.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban quản lý dự án theo quy định tại Văn kiện dự án hoặc do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng
Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng có Giám đốc Dự án, 02 Phó giám đốc Dự án, Phụ trách kế toán và 08 thành viên giúp việc (toàn bộ số cán bộ này hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm)
1. Giám đốc Dự án là Công chức nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm; Giám đốc Dự án chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng phụ trách chung các lĩnh vực công tác của Ban quản lý dự án về tổ chức, quản lý, chỉ đạo các thành viên trong Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ được giao;
2. Phó Giám đốc Dự án là Công chức nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm: có 02 Phó Giám đốc dự án:
- 01 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện dự án; chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch công tác chuyên môn;
- 01 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc việc tuyển chọn tư vấn, mua sắm trang thiết bị và các công tác hành chính, tài chính của Dự án;
3. Phụ trách kế toán Dự án là Công chức nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm; Phụ trách kế toán chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục thanh toán trong khuôn khổ Dự án phù hợp với quy định của pháp luật và quy định tại Văn kiện dự án, bao gồm cả công việc cùng ký với Giám đốc Dự án ở tài khoản Dự án;
4. Bảy (07) thành viên trong Ban quản lý lý Dự án là Công chức nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của Giám đốc Ban quản lý dự án và các Phó Giám đốc Ban quản lý dự án.
Điều 4. Chế độ tài chính
1. Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng tiếp nhận 02 nguồn kinh phí:
- Nguồn tài trợ chính là của Ngân hàng thế giới (WB) là 298.000 USD, trong đó:
+ Dịch vụ tư vấn (chuyên gia): 212.448 USD
+ Hàng hoá, thiết bị: 12.552 USD
+ Đào tạo, hội thảo: 73.000 USD
- Nguồn kinh phí đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 60.000 USD, trong đó:
+ Chi phí quản lý dự án: 31.514 USD
+ Chi phí thực hiện dự án: 27.722 USD
+ Chi khác và dự phòng: 764 USD
2. Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng chịu trách nhiệm quản lý các nguồn vốn do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ và kinh phí đối ứng do Bộ Xây dựng đóng góp, đó là những cung cấp về tiện nghi văn phòng, thời gian đối ứng của cán bộ, thời gian cán bộ là học viên, đi lại trong nước, hỗ trợ hành chính và đóng góp bằng tiền mặt để bù khoản tài chính còn thiếu của tham quan khảo sát.
Điều 5. Chế độ theo dõi, quản lý
1. Chế độ theo dõi, quản lý ở cấp Ban quản lý dự án:
- Theo dõi, cập nhật tình hình thực hiện dự án bao gồm: tiến độ thực hiện dự án; khối lượng thực hiện; chất lượng; chi phí; các thay đổi có liên quan.
- Theo dõi, cập nhật tình hình quản lý chương trình, dự án bao gồm: Lập và chi tiết hoá kế hoạch triển khai các nội dung của công tác chương trình, dự án; Cập nhật tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch; Cập nhật tình hình đảm bảo chất lượng và hiệu lực của công tác quản lý chương trình, dự án.
- Theo dõi, cập nhật tình hình xử lý phản hồi thông tin dự án bao gồm: tình hình đảm bảo thông tin báo cáo; tình hình xử lý thông tin báo cáo; tình hình và kết quả giải quyết khó khăn, vướng mắc.
2. Chế độ theo dõi, quản lý ở cấp Chủ dự án:
- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra tính đầy đủ, tính cập nhật và tính chính xác của các nguồn thông tin theo dõi chương trình, dự án do Ban quản lý dự án thực hiện;
- Bố trí các nguồn lực cần thiết đảm bảo cho công tác theo dõi ở Ban quản lý dự án;
- Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án;
- Báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền của chủ dự án để Bộ Xây dựng kịp thời ra các quyết định giải quyết các vướng mắc trong thực hiện dự án;
3. Chế độ theo dõi, quản lý ở cấp Cơ quan chủ quản (Bộ Xây dựng):
- Kiểm tra tính đầy đủ, cập nhật và tính chính xác của các thông tin theo dõi do chủ dự án cung cấp;
- Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền;
- Giám sát và theo dõi những thay đổi về tiến độ thực hiện, về tình hình giải ngân, đấu thầu, v.v… của dự án;
- Báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Xây dựng để các cơ quan có liên quan kịp thời ra quyết định giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án;
- Xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin, các quy định theo dõi và quản lý dự án trong phạm vi quản lý.
Điều 6. Chế độ kiểm tra, báo cáo của dự án
- Hàng năm sẽ có 02 báo cáo tiến độ của dự án (6 tháng 1 lần);
- Thường xuyên có báo cáo với Bộ Xây dựng và Ngân hàng thế giới (WB);
Điều 7. Thời hạn hoạt động
Thời hạn hoạt động của Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng từ ngày 05/11/2009 đến ngày 31/12/2011 là thời điểm kết thúc dự án. Thời hạn trên có thể kéo dài sau thời hạn kết thúc Dự án để giải quyết các công việc còn tồn đọng khi kết thúc dự án.
Trước khi kết thúc dự án Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng có trách nhiệm lập kế hoạch bàn giao toàn bộ dự án trình Bộ Xây dựng và Ngân hàng thế giới (WB) xem xét, quyết định.
Điều 8. Điều chỉnh Quy chế
Quy chế này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng.
Khi có yêu cầu cần điều chỉnh nội dung bản Quy chế này, Giám đốc Ban quản lý dự án tăng cường năng lực quản lý hợp đồng xây dựng báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.