NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112-NH/QĐ | Hà Nội , ngày 19 tháng 11 năm 1987 |
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Chỉ thị số 291-CT ngày 10-10-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường và thực hiện những biện pháp quản lý đồng bộ đối với việc sử dụng, chi tiêu ngoại tệ của các cơ quan và người nước ngoài tại nước ta.
| Lê Hoàng (Đã Ký) |
THANH TOÁN BẰNG SÉC NGOẠI TỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 112-NH/QĐ ngày 19-11-1987 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
- Tất cả các tổ chức, cơ quan nước ngoài thường trú tại Việt Nam và những người nước ngoài làm việc tại các tổ chức, cơ quan đó, có mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ thuộc loại Tài khoản không cư trú tại các cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt nam;
- Những người nước ngoài là chuyên gia hay công nhân kỹ thuật đến làm việc dài hạn hay ngắn hạn tại Việt Nam, thu nhập của họ do tổ chức kinh tế Việt Nam, hay nước ngoài đài thọ, bao gồm những người làm việc tại các xí nghiệp liên doanh Việt Nam với nước ngoài hoặc các xí nghiệp của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Những người nước ngoài khác đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau, với thời hạn lưu trú ngắn hay dài hạn tại Việt Nam;
- Việt kiều ở nước ngoài về thăm đất nước hay công tác;
- Những công dân Việt Nam có nguồn ngoại tệ hợp pháp ký gửi tại các cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
a) Séc phát hành trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ Ngân hàng được ghi bằng đôla Mỹ hoặc được ghi bằng Đồng Việt Nam có nguồn gốc từ ngoại tệ tự do chuyển đổi gọi tắt là Đồng A;
b) Séc phát hành trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam gốc ngoại tệ thanh toán phi mậu dịch giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Đồng B.
c) Séc định mức phát hành trong phạm vi số tiền định mức được ấn định sẵn trên từng quyển séc, ghi bằng đôla Mỹ hoặc bằng Đồng A và Séc định mức ghi bằng Đồng B.
- Nếu giá cả hàng hoá hay dịch vụ định bằng đôla Mỹ, thì yêu cầu người mua phát hành Séc ghi bằng đôla Mỹ để thanh toán.
- Nếu giá cả hàng hoá hay dịch vụ bằng đồng Việt Nam thì yêu cầu người mua phát hành Séc ghi bằng đồng Việt Nam, tức bằng Đồng A hay Đồng B để thanh toán.
Chủ tài khoản tiền gửi ngoại tệ tự do chuyển đổi và tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam loại A, được sử dụng loại Séc "Đồng A hoặc ngoại tệ".
Chủ tài khoản tiền gửi ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam loại B, được sử dụng loại Séc "Đồng B".
Chủ tài khoản chỉ được phép phát hành Séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi. Trường hợp phát hành Séc vượt quá số dư, thì chủ tài khoản trả lãi phạt trên số tiền vượt quá số dư, theo mức "lãi suất vượt số dư" (Overdraft) do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam quy định. Tuy nhiên, nếu trong thời gian 3 tháng liên tục, việc phát hành Séc vượt số dư tài khoản từ 3 lần trở lên, thì Ngân hàng nơi mở tài khoản thu lại sổ Séc đã nhượng bán chưa sử dụng và sẽ chuyển sang áp dụng loại Séc định mức nói ở điều 7 dưới đây đối với chủ tài khoản đó.
Loại Séc định mức cũng áp dụng đối với Việt kiều về nước và các công dân Việt Nam có nguồn thu nhập ngoại tệ hợp pháp.
Để được nhận Séc định mức (quyển Séc gồm nhiều tờ) các đối tượng khách hàng nói trên phải ký gửi vào cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hay Phòng Ngoại hối số ngoại tệ tương đương với số tiền định mức ghi trên tờ đầu của quyền Séc, trong đó:
- Séc định mức ghi bằng đôla Mỹ, khách hàng phải ký gửi bằng đôla Mỹ hoặc bằng các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác, tính theo tỷ giá chuyển đổi giữa ngoại tệ ấy với đôla Mỹ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố.
- Séc định mức ghi bằng Đồng A, khách hàng phải ký gửi bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tính theo tỷ giá chính thức hiện hành của đồng Việt Nam so với ngoại tệ ấy do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
- Séc định mức ghi bằng Đồng B, khách hàng phải ký gửi bằng đồng Việt Nam loại B được áp dụng trong thanh toán về phi mậu dịch giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.
Người có Séc định mức chỉ được phát hành Séc trong phạm vi số tiền định mức của quyển Séc.
Séc hợp lệ là tờ Séc do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ấn hành; các yếu tố trên Séc phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không sửa chữa, tẩy xoá; số tiền ghi bằng số và bằng chữ phải khớp nhau.
Cơ sở Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng Séc, sau khi kiểm tra mọi yếu tố trên tờ Séc xem là hợp lệ, thì thanh toán ngay cho đơn vị hưởng Séc:
- Nếu Séc phát hành ghi bằng Đồng A hoặc Đồng B, thì thanh toán cho đơn vị hưởng số tiền Việt Nam ghi trên tờ Séc.
- Nếu Séc phát hành ghi bằng đôla Mỹ thì thanh toán cho đơn vị hưởng số đổi giá tiền Việt Nam của số tiền đôla mỹ ghi trên tờ Séc, theo tỷ giá kết toán nội bộ hiện hành.
Trường hợp đơn vị hưởng Séc có tài khoản ngoại tệ mở tại cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hay phòng ngoại hối thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, và việc thanh toán Séc cần được xử lý hạch toán vào tài khoản ngoại tệ để được cấp quyền sử dụng ngoại tệ theo chế độ quy định, thì đơn vị hưởng Séc không nộp Séc vào cơ sở Ngân hàng Nhà nước phục vụ mình để thanh toán, mà phải chuyển nộp Séc vào cơ sở Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hay phòng ngoại hối nơi phục vụ mở tài khoản ngoại tệ của đơn vị mình để thanh toán Séc.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.