BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1119/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2017 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Truyền thông về Quản lý chất thải y tế, giai đoạn 2017 - 2021 với các nội dung chủ yếu sau đây:
Nâng cao nhận thức và tăng cường thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế và xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp.
a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo ngành Y tế, Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế (QLCTYT), đảm bảo nguồn lực cho các cơ sở y tế (CSYT) thực hiện QLCTYT.
Chỉ tiêu:
- 100% lãnh đạo địa phương, ngành Y tế chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch, đảm bảo nguồn lực cho các CSYT thực hiện công tác QLCTYT và xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp.
- 100% lãnh đạo ngành Y tế, ngành Tài nguyên và Môi trường, chính quyền các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát công tác QLCTYT của các CSYT.
b) Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm QLCTYT, tăng cường chỉ đạo và quản lý của cán bộ lãnh đạo tại các CSYT đối với công tác QLCTYT.
Chỉ tiêu:
- 100% lãnh đạo CSYT thực hiện chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện công tác QLCTYT, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp.
- 100% lãnh đạo các khoa phòng của các CSYT thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về QLCTYT.
- 100% CSYT áp dụng các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong thực hiện các quy định về QLCTYT.
c) Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm QLCTYT và cải thiện thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế (CTYT) của nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên vận hành hệ thống xử lý CTYT tại các CSYT.
Chỉ tiêu:
- 100% nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên vận hành hệ thống xử lý CTYT của các CSYT thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế đúng quy định.
d) Mục tiêu 4: Nâng cao nhận thức và tăng cường thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường của bệnh nhận, người nhà bệnh nhân và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ tại các CSYT và cộng đồng sống xung quanh CSYT.
Chỉ tiêu:
- 100% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ được cung cấp thông tin và thực hiện thải bỏ chất thải đúng nơi quy định, thực hiện nội quy và giữ gìn vệ sinh môi trường tại CSYT.
- 100% cộng đồng sống xung quanh CSYT được cung cấp thông tin và phối hợp tham gia bảo vệ môi trường cơ sở y tế.
e) Mục tiêu 5: Tăng cường sự tham gia giám sát thực hiện QLCTYT của cộng đồng đối với các CSYT nhằm đẩy mạnh hiệu quả bảo vệ môi trường.
Chỉ tiêu:
- 100% CSYT thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo về kết quả QLCTYT, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp với các cơ quan quản lý cấp trên.
- 100 % CSYT tuyến trung ương, 80% CSYT tuyến tỉnh và 50% CSYT tuyến huyện thực hiện cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan truyền thông đại chúng về việc thực hiện các quy định QLCTYT và xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp.
- 80% CSYT cung cấp thông tin tại các hội nghị, hội thảo của các ban ngành và tổ chức xã hội, doanh nghiệp... về kiến nghị, đề xuất hỗ trợ và kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ xử lý CTYT.
f) Mục tiêu 6: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ, nâng cao năng lực truyền thông và tăng cường thực hiện công tác truyền thông về QLCTYT tại các CSYT góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường an toàn.
Chỉ tiêu:
- 100% CSYT có phân công nhân sự và được tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về QLCTYT.
- Các hoạt động truyền thông về QLCTYT tại các cơ sở y tế được thực hiện theo quy trình, được giám sát hỗ trợ.
a) Giải pháp về chuyên môn
- Truyền thông thay đổi hành vi tới nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên vận hành hệ thống xử lý CTYT tại các CSYT thực hiện hành vi quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế.
- Truyền thông vận động cán bộ lãnh đạo ngành y tế, lãnh đạo địa phương và các cơ quan, bộ ngành liên quan chỉ đạo và đảm bảo các điều kiện về thể chế và nguồn lực cho công tác quản lý chất thải y tế và xây dựng CSYT xanh - sạch - đẹp.
- Quản lý thông tin về quản lý chất thải y tế.
- Tổ chức thực hiện công tác truyền thông về QLCTYT trong cơ sở y tế và nâng cao năng lực truyền thông cho đội ngũ thực hiện truyền thông.
b) Giải pháp về tài chính
Đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước và huy động nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn xã hội hóa để có kinh phí thực hiện cho các hoạt động nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch truyền thông về QLCTYT.
a) Truyền thông thay đổi hành vi
- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm QLCTYT và cải thiện thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTYT của nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý CTYT tại các CSYT; Nâng cao nhận thức về trách nhiệm QLCTYT, tăng cường chỉ đạo và quản lý của cán bộ lãnh đạo tại các CSYT đối với công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTYT thông qua các hoạt động truyền thông trực tiếp tới cán bộ y tế và nhân viên của các khoa phòng và triển khai các hình thức truyền thông rộng rãi như phát động cuộc thi, xây dựng đơn vị điển hình tiên tiến thực hiện QLCTYT và nhân rộng, bệnh viện kiểu mẫu xanh - sạch - đẹp và nhân rộng, hội thảo, tập huấn về lập kế hoạch, hỗ trợ chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức và quản lý thực hiện công tác QLCTYT.
- Nâng cao nhận thức và tăng cường thực hành giữ vệ sinh môi trường của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ tại các CSYT và cộng đồng sống xung quanh CSYT bằng hình thức hướng dẫn và khuyến khích thực hiện.
b) Truyền thông vận động chính sách và nguồn lực cho các CSYT thực hiện QLCTYT dưới các hình thức như hội thảo, diễn đàn, đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện công tác QLCTYT.
c) Chia sẻ thông tin minh bạch và huy động sự tham gia của cộng đồng và các cơ quan truyền thông trong giám sát thực hiện QLCTYT.
d) Tổ chức thực hiện công tác truyền thông về QLCTYT trong cơ sở y tế và nâng cao năng lực truyền thông cho đội ngũ thực hiện truyền thông thông qua các hoạt động hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ, thực hiện công tác truyền thông về QLCTYT tại các CSYT, tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho mạng lưới truyền thông về QLCTYT trong cơ sở y tế, triển khai giám sát và đánh giá hiệu quả công tác truyền thông về QLCTYT.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện như sau:
1. Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế
a) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các Sở Y tế tỉnh, thành phố, các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông về QLCTYT giai đoạn 2017 - 2021;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch truyền thông về QLCTYT giai đoạn 2017 - 2021, gắn với công tác thi đua khen thưởng của ngành.
2. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế
Phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổng kết và đánh giá việc thực hiện kế hoạch truyền thông về QLCTYT của các bệnh viện và cơ sở y tế có giường bệnh.
3. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổng kết và đánh giá việc thực hiện kế hoạch truyền thông về QLCTYT của các các cơ sở y tế dự phòng.
4. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế
a) Phối hợp với Cục Quản lý Môi trường y tế và các đơn vị liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông về QLCTYT giai đoạn 2017 - 2021;
b) Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương và các Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố thực hiện hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật truyền thông cho các Sở Y tế, các cơ sở y tế;
c) Làm đầu mối truyền thông về QLCTYT tới các cơ quan thông tin đại chúng và công chúng.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông về QLCTYT trên địa bàn tỉnh, thành phố.
6. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Đưa nội dung truyền thông về QLCTYT vào Kế hoạch QLCTYT của tỉnh và trình lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt;
b) Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn xây dựng Kế hoạch truyền thông về QLCTYT của đơn vị;
c) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện truyền thông về QLCTYT;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết và thi đua, khen thưởng việc thực hiện công tác truyền thông về QLCTYT;
đ) Báo cáo UBND tỉnh, thành phố và Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác truyền thông về QLCTYT.
7. Các cơ sở y tế
a) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông về QLCTYT hàng năm của đơn vị;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, thi đua, khen thưởng, sơ kết, tổng kết và báo cáo theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.