ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111/2004/QĐ-UB | Bình Phước, ngày 24 tháng 11 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC: BAN HÀNH MỨC THU THUỶ LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
- Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 4/4/2001;
- Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điêù của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh tại Tờ trình số 687/SNN-CCTL ngày 21/10/2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quýêt định này bản qui định về mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 32/1998/QĐUB ngày 28/4/1998 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời mức thu thuỷ lợi phí trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Tư pháp, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi & PCLB; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Giám đốc DNNN hoạt động công ích Công ty Thuỷ nông Bình Phước và Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
MỨC THU THUỶ LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 111/2004/QĐ-UB ngày 24/11/2004 của UBND tỉnh).
Điều 1. Những quy định chung:
Quy định này quy định chi tiết về mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1- Đối tượng nộp thuỷ lợi phí, tiền nước:
Mọi tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là tổ chức hợp tác dùng nước) có nhu cầu sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi do Doanh nghiệp Nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh quản lý như: Tưới nước, cải tạo đất, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông thuỷ, sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, du lịch, cấp nước sinh hoạt phục vụ dân sinh, cải tạo môi trường sinh thái… phải ký hợp đồng và trả thuỷ lợi phí, tiền nước cho Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi đó.
2- Đối tượng thu thuỷ lợi phí, tiền nước:
+ Doanh nghiệp Nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.
+ Các tổ chức hợp tác dùng nước trong phạm vi hệ thống công trình thuỷ lợi do Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh quản lý.
3- Việc cấp nước cho các hộ dùng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi được hiểu như sau:
a- Tưới nước: Là lấy nước từ công trình thuỷ lợi (Đập dâng, cản dâng nước, kênh dẫn, lòng hồ, nước xả từ hồ vào suối) để tưới cho lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả… Tưới nước có các hình thức sau:
+ Tưới nước bằng trọng lực (tự chảy): là tưới nước bằng cách lấy trực tiếp từ công trình thuỷ lợi như hồ chứa, đập dâng, cản dâng nước, cống, kênh… tự chảy vào đồng ruộng mà không phải tác động bất cứ ngoại lực nào.
+Tưới nước bằng động lực: là sử dụng các trạm bơm (bơm điện hoặc bơm dầu) do Nhà nước đầu tư xây dựng để bơm nước từ sông, suối, ao hồ, kênh mương đẻ đưa nước vào ruộng.
+ Tạo nguồn tưới: Là nhà nước xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước như hồ chứaa, đập dâng, cản dâng nước… Các hộ dùng nước đầu tư xây dựng trạm bơm (bơm điện hoặc bơm dầu) để bơm nước trực tiếp từ các công trình thuỷ lợi tạo nguồn nước trên hoặc từ hệ thống kênh, suối phía hạ lưu được bổ sung nước từ hồ, đập tạo nguồn trên sử dụng cho tưới nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b- Làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi: Là Nhà nước xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước như hồ chứa, đập dâng, cản dân nước… Các hộ dùng nước sử dụng nguồn nước, mặt nước đó để sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình như: cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu, thủ, công nghiệp, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh du lịch, nghỉ mát, cải tạo môi trường sinh thái...
Điều 3. Mức thu thuỷ lợi phí đối với các tổ chức hợp tác dùng nước trồng lúa, rau, cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày:
1- Mức thu thuỷ lợi phí đối với đất trồng lúa là:
* Tưới nước bằng trọng lực (tự chảy):
+ Thu vụ đông xuân: 468.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 65 đ/m3.
+ Thu vụ hè thu: 360.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 65 đ/m3.
+ Thu vụ mùa: 290.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 65 đ/m3.
* Tưới nước bằng động lực ( bơm điện, bơm dầu):
+ Thu vụ đông xuân: 498.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 69 đ/m3.
+ Thu vụ hè thu: 390.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 69 đ/m3.
+ Thu vụ mùa: 340.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 69 đ/m3.
* Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu:
+ Thu vụ đông xuân: 234.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 33 đ/m3.
+ Thu vụ hè thu: 180.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 33 đ/m3.
+ Thu vụ mùa: 145.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 33 đ/m3.
2- Đối với diện tích trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông thì mức thu thuỷ lợi phí bằng 40% mức thu tưới lúa. Cụ thể:
* Tưới nước bằng trọng lực (tự chảy):
+ Thu vụ đông xuân: 187.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 65 đ/m3.
+ Thu vụ hè thu: 144.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 65 đ/m3.
+ Thu vụ mùa: 116.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 65 đ/m3.
* Tưới nước bằng động lực ( bơm điện, bơm dầu):
+ Thu vụ đông xuân: 199.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 69 đ/m3.
+ Thu vụ hè thu: 156.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 69 đ/m3.
+ Thu vụ mùa: 136.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 69 đ/m3.
* Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu:
+ Thu vụ đông xuân: 94.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 33 đ/m3.
+ Thu vụ hè thu: 72.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 33 đ/m3.
+ Thu vụ mùa: 58.000,0 đồng/ha-vụ hoặc 33 đ/m3.
Điều 4. Mức thu tiền nước đối với tổ chức hợp tác dùng nước sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi để phục vụ cho các mục đích khác:
1- Thu tiền tạo nguồn nước tưới đối vơi cây tiêu, cà phê, ca cao, hoa và cây dược liệu… mức thu là: 875.000 đồng/ha hoặc 350 đồng/m3.
2- Thu tiền tạo nguồn nước tưới đối vơi cây điều, cây ăn trải mức thu là: 595.000 đồng/ha hoặc 350 đồng/m3.
3- Nuôi trồng thuỷ sản trong hệ thống thuỷ nông: (cho thuê mặt nước hồ, mặt nước kênh, nuôi các bè): Mức thu như sau:
- Nuôi cá từ hồ chứa thuỷ lợi hoặc từ kênh, mức thu bằng 7-10% tổng giá trị sản lượng.
- Nuôi cá bè trong lòng hồ thuỷ lợi hoặc trong kênh mức thu là 8-10% tổng giá trị sản lượng.
4- Nuôi, trồng thuỷ sản ngoài hệ thống thuỷ nông (lấy nước tự chảy từ hồ, đập, kênh, cống hoặc suối phía hạ lưu được bổ sung từ nước từ hồ, đập tạo nguồn): Mức thu là: 100-800 đồng/m2- vụ hoặc từ 150-350 đồng/m3.
5- Thu tiền tạo nguồn cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi và dịch vụ khác: Mức thu là: 500,0 đồng/m3 nước tính tại vị trí nhận nước của hộ sử dụng nước.
6- Thu tiền tạo nguồn cấp nước công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Mức thu là 500,0 đồng/m3 nước tính tại vị trí nhận nước của hộ sử dụng nước.
7- Sử dụng công trình thuỷ lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí… mức thu từ 10-15% tổng giá trị doanh thu.
Điều 5. Mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước trong phạm vi phục vụ của tổ chức hợp tác dùng nước:
Tổ chức hợp tác dùng nước được phép thu thuỷ lợi phí trong phạm vi phục vụ của mình. Mức thu thuỷ lợi phí do tổ chức hợp tác dùng nước thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng nước nhưng không vượt quá 10% mức thu quy định tại các điều 3 và 4 Quy định này.
Điều 6. Các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn được miễn, giảm thuỷ lợi phí:
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn là địa bàn vùng dân tộc thiểu số; miền núi; vùng có kết cấu hạ tầng chưa phát triển; vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi đươc giảm 50% mức thuỷ lợi phí.
- Địa bàn có điêù kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là địa bàn vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao; vùng có kết cấu hạ tầng yếu kém; vùng có điều kiện tự nhiên rất không thuận lợi được miễn, không thu thuỷ lợi phí.
- Các xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, và đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới thuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) tại các Quyết định số 1232/ QĐ-TTg ngày 24/12/1999; Quyết định số 42/2000/QĐ-TTg ngày 26/3/2000 và Quyết định số 120/2002/QĐ-TTg ngày 18/9/2002.
Điều 7. Chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm:
- Nếu việc phục vụ các nhu cầu dùng nước đạt chất lượng cao, làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ dùng nước thi Doanh nghiệp Nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi được thưởng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.
- Nếu việc phục vụ các nhu cầu dùng nước không đạt tiêu chuẩn, định mức ghi trong hợp đồng, làm ảnh hưởng đến thu nhập của cá hộ dùng nước thì doanh nghiệp Nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi phải bồi thường thiệt hại tương ứng theo mức thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.
Các điều kiện khen thưởng và xử lý vi phạm nêu trên phải được ghi cụ thể trong hợp đồng do hai bên ký kết trước thời vụ sản xuất.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc thu, nộp thuỷ lợi phí được xét khen thưởng theo qui định về chế độ khen thưởng chung của Nhà nước.
- Hộ dùng nước không ký hợp đồng mà vẫn sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi hoặc có ký hợp đòng mà cố tình hoặc dây dưa không nộp thuỷ lợi phí, tiền nước với bất kỳ lý do gì đều bị xử lý theo pháp luật hiện hành. Hộ dùng nước đó phải chịu mọi phí tổn về kinh tế do sự sai trái của mình gây ra.
Điều 8. Điều khoản thi hành:
Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và áp dụng thống nhất trong địa bàn tỉnh Bình Phước. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.