BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/QĐ-ĐT | Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 1992 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH "ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI"
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
- Căn cứ Nghị định số 59/HĐBT ngày 14/4/1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11/12/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền vụ, quyền hạn, và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
- Căn cứ Quyết định số 132/CT ngày 18/4/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng mặt bằng Thủ đô Hà Nội;
- Căn cứ vào thỏa thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ( văn bản số 1104/CV-UB ngày 6/6/1992) về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng tại thành phố Hà Nội;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1
Nay ban hành "Điều lệ quản lý xây dựng tại Thành phố Hà Nội ".
Điều 2
Bản điều lệ này được thi hành thống nhất trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
ĐIỀU LỆ
QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
( Ban hành kèm theo quyết định số 106/QĐ-ĐT ngày 20 tháng 6 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng )
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Việc xây dựng và cải tạo các công trình ở thành phố Hà Nội phải theo đúng quy hoạch chung,quy hoạch chi tiết và thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, đảm bảo mỹ quan đô thị, trật tự an toàn xã hội và không gây tác động xấu đến môi trường
Điều 2
Các cơ quan nhà nước (cả trung ương và địa phương tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,các đơn vị vũ trang và mọi cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo sửa chữa hoặc phá dỡ các công trình trên mặt đất và công trình ngầm bằng mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài đều phải xin phép sử dụng đất, xin phép xây dựng hoặc phá dỡ và phải tuân theo các quy định về xây dựng của Nhà nước.
Các công trình được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công trình bí mật quốc gia, thì không phải làm thủ tục xin phép xây dựng nhưng khi khởi công phải trình quyết định này cho Ủy ban nhân dân thành phố biết.
Điều 3
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quyền quản lý nhà nước về xây dựng trên toàn địa bàn thành phố dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng và sự hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thành phố giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ trên.
Hội đồng kiến trúc - quy hoạch thành phố làm nhiệm vụ tư vấn giúp chính quyền thành phố quản lý việc xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và hướng dẫn quy chế hoạt động của Hội đồng.
Điều 4
Để việc quản lý xây dựng tại thành phố có hiệu quả, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các vi phạm.Đồng thời phải đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy tắc và luật pháp về quản lý xây dựng và công bố các quy hoạch được duyệt, nhất là các quy định về lộ giới, chiều cao công trình để các cơ quan, tổ chức xã hội và nhân dân biết để tự giác chấp hành.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ XÂY DỰNG THỦ ĐÔ
Điều 5
Đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng Thủ đô được duyệt là cơ sở để quản lý xây dựng thành phố, lập các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng.... và được xem xét điều chỉnh khi cần thiết cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng trong các đô thị nhất thiết phải phù hợp với các quy định của quy hoạch tổng thể và phải được Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt.
Điều 6
Thủ đô Hà Nội trong ranh giới thiết kế quy hoạch khoảng 100 km2 bao gồm các khu trung tâm, dân cư, di tích thắng cảnh, công nghiệp, kho bãi, các công trình kỹ thuật đầu mối và các khu đặc biệt khác.
Điều 7
Khu trung tâm Hoàn kiếm bao gồm khu vực quanh Hồ Hoàn kiếm, được thể hiện trên bản đồ mặt bằng tổng thể xây dựng thủ đô (sau đây gọi tắt là mặt bằng tổng thể).
Khu vực này ưu tiên dành để xây dựng trụ sở cơ quan thành phố, ngân hàng, các công trình thương mại, dịch vụ, khách sạn du lịch, nhà khách cao cấp và các công trình văn hóa, công cộng toàn thành phố.
Việc cải tạo và xây dựng ven hồ Hoàn kiếm phải bảo đảm giữ nguyên hình dạng và diện tích hiện có của hồ, giữ gìn cây xanh, bảo tồn các di tích lịch sử đã được xếp hạng, đồng thời công trình phải có tỷ lệ, hình khối, mầu sắc, chiều cao hợp lý không lấn át, vi phạm cảnh quan trung của hồ. Trong mọi trường hợp chiều cao tối đa các công trình ven hồ tại chỉ giới xây dựng không được vượt quá 16 mét.
Điều 8
Khu trung tâm Ba đình:có ranh giới được thể hiện trên mặt bằng tổng thể là trung tâm hành chính, chính trị của thủ đô.
Khu này ưu tiên để xây dựng các trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng và các công trình văn hóa công cộng có ý nghĩa toàn thành phố, quốc gia và quốc tế.
Thiết kế cải tạo và xây dựng các công trình tại khu vực tiếp giáp với Quảng trường Ba đình phải được Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Bộ Xây dựng thẩm định trước khi Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.
Điều 9
Khu trung tâm Hồ Tây bao gồm khu vực quanh Hồ Tây, Hồ Trúc bạch có ranh giới được thể hiện trên mặt bằng tổng thể.
Khu vực này được ưu tiên để xây dựng các công trình hội nghị, báo chí, giao dịch quốc tế, dịch vụ lớn, các khách sạn, các viện nghiên cứu khoa học quốc gia. Riêng phía tây khu vực ưu tiên để xây dựng các trung tâm thể dục thể thao, các khu văn hóa, các khách sạn du lịch quốc gia, quốc tế và bắc khu vực ưu tiên đẻ xây dựng các làng du lịch, các trung tâm nghỉ dưỡng, các khách sạn kết hợp với công viên và làng hoa truyền thống.
Các công trình được cải tạo và xây dựng trên khu vực này phải có tỷ lệ, hình khối kiến trúc, màu sắc và chiều cao thích hợp không gây tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Thiết kế các công trình làm biến đổi hình dạng và diện tích của Hồ phải được Hội đồng Kiến trúc - quy hoạch thành phố thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền.
Điều 10
Khu thành cổ có ranh giới được thể hiện trên mặt bằng tổng thể. Việc cải tạo và xây dựng các công trình tại đây phải đảm bảo giữ gìn các di tích văn hóa, kiến trúc lịch sử đã được xếp hạng, thiết kế cải tạo và xây dựng các công trình phải đảm bảo tỷ lệ, hình khối kiến trúc, màu sắc, chiều cao hợp lý và phải được Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch liên ngành thẩm định trước khi trình Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt.
Điều 11
Khu phố cổ (36 phố phường) có ranh giới được thể hiện trên mặt bằng tổng thể. Việc cải tạo và xây dựng khu phố cổ phải đảm bảo giữ lại hình dáng lề đường phố cũ, giữ gìn hình ảnh và phong cách khu phố cổ truyền thống và hiện đại hóa hạ tầng cơ sở. Các di tích lịch sử - văn hóa được nhà nước xếp hạng, các công trình kiến trúc cổ có giá trị được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận dù thuộc quyền sở hữu của nào khi cải tạo phải được Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố thẩm định thiết kế trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các công trình được phép cải tạo và xây dựng tại đây có chiều cao không vượt quá 3 tầng (không kể gác lửng ở tầng trên, mái ngói, mặt đứng hướng ra đường phố phải được thiết kế chỉnh trang các trang trí họa tiết màu sắc và vật liệu hoàn thiện phải sử dụng thích hợp với đặc điểm của phố truyền thống.
Mặt hàng các ngôi nhà hình ống được phép cải tạo hiện đại hóa các trang bị nội thất trên cơ sở giữ được sân trong và bố cục không gian truyền thống hợp lý với lối sống mới.
Các dự án đầu tư cải tạo, khai thác khu phố cổ phải có biện pháp cụ thể để không tăng hệ số chiếm đất và mật độ xây dựng hiện có, đồng thời giữ được mật độ dân cư thích hợp.
Điều 12
Khu phố cổ bao gồm phía nam hồ Hoàn Kiếm, khu vực Ba Đình, ranh giới khu phố cổ thể hiện trên mặt bằng tổng thể. Việc cải tạo, xen cấy, hoặc phá bỏ để xây mới các công trình trong khu vực khu phố cũ phải đảm bảo kết hợp hài hòa với khung cảnh chung, gắn kết với tổng thể kiến trúc và giữ được qũy cây xanh hiện có.
Những biệt thự và các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và thẩm mỹ được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận dụ thuộc sở hữu nào khi cải tạo xây dựng đểu phải giữ lại đặc điểm kiến trúc riêng của công trình, kể cả hình dáng, chiều cao hàng rào, cống và sân vườn.
Thiết kế cải tạo và xây dựng các công trình tại đây phải đảm bảo ranh giảm bớt số hộ trong một ngôi nhà giữ được hệ số đất hiện có và phải được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép.
Điều 13
Các khu chung cư xây dựng sau 1954 các khu nhà mới tập trung ở Nghĩa Đô, Yên Hòa, Hào Nam, Thành Công, Đuôi cá, Mai đồng, Gia lâm... được phép cải tạo như nâng tầng, xen, ghép, hợp phối, cải tạo mặt bằng thành hộ khép kín, hoàn thiện sân vườn, chỉnh trang mạng lưới hạ tầng, phố hoặc một số trục đường có điều kiện trong khu ở. Tuy nhiên việc cải tạo xây dựng và các công trình tại đây phải đảm bảo tỷ lệ tầng cao, mật độ và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật do quy hoạch khống chế.
Việc cải tạo và xây dựng tại đây phải được tiến hành trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt giấy phép xây dựng và hướng dẫn thực hiện của thành phố.
Điều 14
Tại các khu ở do dân tự xây dọc theo các đường phố, việc cải tạo và xây dựng phải tuân theo quy hoạch, quy tắc, quy chế, luật lệ của Nhà nước và quy định của Ủy ban nhân dân thành phố, nhằm tạo bộ mặt kiến trúc đô thị khang trang, sạch đẹp, cải thiện điều kiện ở và sản xuất kinh doanh, thương nghiệp và dịch vụ.
Đối với các nhà ở được xây dựng trong các ngõ phố, việc cải tạo thực hiện theo hướng khuyến khích nâng tầng, tăng mật độ xây dựng, giữ hoặc giảm hệ số chiếm đất, tăng cường không gian để trồng cây xanh và mở rộng các đường phố, tăng mật độ giao thông cải thiện trang thiết bị hạ tầng, đảm bảo thông thoáng vệ sinh, cải thiện môi trường khu vực và tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy... giải tỏa bớt một số nhà ổ chuột nằm sâu trong các ô phố trung tâm.
Điều 15
Đối với các nhà ở xây dựng trái phép trong giới hạn đất lưu không, tại các khu vực đất ven đê và trên đê, vùng bảo vệ ven sông, hồ các nơi dành cho các hoạt động lợi ích công cộng. Thành phố sẽ thu hồi đất bị chiếm dụng trái phép sử dụng phù hợp với quy hoạch.
Điều 16
Các làng xóm trong và ven đô được cải tạo xây dựng theo hướng đô thị hóa, từng bước tạo thành các khu phố -vườn hoa hòa nhập vào môi trường đô thị, cải thiện điều kiện ở, điều kiện hạ tầng, phổ cập lối sống đô thị, giữ gian, tôn tạo và khai thác các đình, chùa, miếu mạo, lũng tâm... có giá trị văn hóa, lịch sự và kiến trúc hướng dẫn xây dựng nhà ở theo quy hoạch.
Đối với các làng truyền thống như Kim Liên, làng Ngọc Hà, Trích Sài, Nghi Tàm, Quảng bá, Nhật tân... việc cải tạo và xây dựng phải thực hiện trên cơ sở các dự án quy hoạch bảo tồn và tôn tạo được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 17
Nhà ở xen lẫn trong các cơ quan xí nghiệp, kho tàng, trường học hoặc khu quân sự, phải được tách ra thành các khu dân cư riêng và từng bước chuyển giao cho thành phố quản lý theo quy chế thống nhất.
Điều 18
Các khu di tích thắng cảnh của thủ đô bao gồm du lịch Hồ tây, khu di tích Văn Miếu, gò Đống đa, các công viên thành phố như Lê Nin, Thủ Lệ, Thanh Nhàn, Đống đa, Giảng Võ.... và các vùng bảo vệ thiên nhiên khác.
Với cải tạo và xây dựng ở các khu này phải tuyệt đối giữ gìn giá trị của di tích, cảnh quan thiên nhiên. Các quy hoạch và thiết kế công trình phải được kiểm tra chặt chẽ về tỉ lệ, hình khối trang trí mỹ thuật và phải được Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân thành phố duyệt.
Điều 19
Các khu công nghiệp, kho bãi hiện có được cải tạo phát triển trên cơ sở đầu tư chỉnh trang thống nhất và đồng bộ các công trình hạ tầng, kỹ thuật ngoài hàng rào nhà máy, di chuyển những xí nghiệp gây độc hại ra khỏi khu dân cư, đưa các công trình nhà ở không đúng chức năng quy định ra ngoài khu sản xuất, kết hợp sắp xếp lại các lô đất nhà máy, hợp thức hóa quyền sử dụng nhà xưởng và đất đai, đồng thời ban hành quy chế quản lý thống nhất từng khu.
Các khu dự kiến phát triển đầu tư chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, lập quy hoạch phân chia lô đất, gọi vốn đầu tư xây dựng quy chế quản lý thống nhất.
Điều 20
Các công trình kỹ thuật đầu mối đô thị gồm: Sân bay quốc tế Nội bài - Sân bay nội địa Gia Lâm, mạng lưới đường sắt thành phố và các ga hành khách quốc tế và nội địa, ga hàng hóa - hệ thống giao thông thủy, sông Hồng, sông Đuống và các cảng Phà Đen, Khuyến Lương. Hệ thống các đường cáp dây và trạm biến thế cao áp 220 KV hoặc 110KV. Hệ thống các nhà máy nước xử lý phân rác, nước bẩn. Các trạm bơm lớn. Các trung tâm thông tin, bưu điện và các hành lang kỹ thuật, đường ống, cáp ngầm, dây các loại.v..v...
Việc cải tạo và xây dựng các công trình trên phải tiến hành trên cơ sở các dự án đầu tư hoặc thiết kế cụ thể phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước và phải được Uỷ ban nhân dân thành phố cho phép.
Điều 21
Việc cải tạo và xây dựng các công trình trong khu quân sự, an ninh đều phải được thiết kế, thẩm định theo đúng quy định của Nhà nước, trừ những trường hợp đã nêu ở điều 2 của điều lệ này.
Điều 22
Việc cải tạo và xây dựng các công trình ở khu đất dự trữ phát triển đô thị trong giới hạn quy hoạch đều phải tiến hành trên cơ sở quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư xây dựng được duyệt, đồng thời phải có thiết kế được thẩm quyền phê duyệt và phải được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép.
Chương III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÂY DỰNG
Điều 23
Mọi trường hợp dùng đất để xây dựng tại thành phố Hà Nội đều phải có giấy phép sử dụng đất. Giấy phép sử dụng đất không thay thế cho giấy phép xây dựng.
Nếu xây dựng trên đất đang có quyền sử dụng hợp pháp, đúng chức năng thì chỉ cần có giấy phép xây dựng.
Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng là đầu mối quản lý đất xây dựng trên địa bàn thành phố giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước đối với đất xây dựng.
Điều 24
Việc cấp giấy phép sử dụng đất để xây dựng phải theo đúng luật đất đai, điều lệ về chọn địa điểm xây dựng công trình và quản lý đất đô thị, điều lệ quản lý xây dựng cơ bản và bản điều lệ này.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ra quyết định cho sử dụng đất để xây dựng. Nếu dưới mức quy định theo khoản 3 điều 13 luật đất đai thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố mới có thẩm quyền.
Ngoài những quy định trên mọi cấp chính quyền, đơn vị hay cá nhân không được cấp cho mượn, cho thuê hoặc nhượng đổi, bán ruộng đất để xây dựng dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc giao đất cho dân làm nhà ở phải được chuẩn bị mặt bằng, đầu mối công trình kỹ thuật hạ tầng.
Điều 25
Việc sử dụng đất xây dựng phải hợp lý và hết sức tiết kiệm, người sử dụng đất xây dựng phải nộp thuế lệ phí và bồi thường thiệt hại theo quy định của nhà nước và thành phố, tiến hành giải phóng mặt bằng và làm thủ tục đăng ký địa chính tại cơ quan có thẩm quyền.
Tổ chức và cá nhân được giao đất để xây dựng công trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ cần ưu tiên tuyển dụng lao động của địa phương giao đất.
Điều 26
Đất đã giao để xây dựng chỉ được sử dụng vào mục đích đã ghi trong giấy phép, không được chuyển giao cho người khác, cơ quan khác dưới bất kỳ hình thức nào, phần đất được cấp nếu không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi.
Khi có sự thay đổi về mục đích sử dụng đất phải làm lại giấy phép sử dụng.
Giấy phép sử dụng đất có giá trị trong 06 tháng, kể từ ngày ký, quá hạn không sử dụng cơ quan cấp đất sử dụng sẽ quyết định thu hồi.
Điều 27
Đất xây dựng các công trình quốc phòng và an ninh phải được thể hiện trong đồ án quy hoạch thành phố. Việc sử dụng đất để xây dựng các khu và công trình dân dụng của cơ quan quốc phòng và an ninh phải tuân theo luật quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 28
Khi cần sử dụng đất cho nhu cầu Nhà nước hoặc của xã hội để thực hiện quy hoạch thành phố được duyệt. Nhà nước sẽ thu hồi đất đã giao sử dụng người đang sử dụng đất phải chấp hành và được hưởng quyền lợi theo khoản 8 điều 14 và khoản 5 điều 49 của luật đất đai.
Khi muốn sử dụng đất để làm công trình tạm thời nếu thời gian sử dụng vượt quá 90 ngày và dưới 5 năm thì phải xin giấy phép sử dụng đất tạm thời.
Điều 29
Việc cấp giấy phép sử dụng đất và giao đất xây dựng cho người nước ngoài được thực hiện theo luật đầu tư nước ngoài và quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
Chương IV.
QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
Điều 30
Quản lý xây dựng các công trình (trên mặt đất, công trình ngầm) tại thành phố Hà Nội căn cứ vào quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, luận chứng kinh tế, kỹ thuật đồ án thiết kế công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, luật đất đai và các tiêu chuẩn - quy phạm, quy định hiện hành của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Điều 31
Quản lý xây dựng các công trình tại Hà Nội thông qua qua việc cấp giấy phép xây dựng và thanh tra, kiểm tra việc xây dựng theo giấy phép.
Quản lý xây dựng công trình bao gồm: quản lý địa điểm và đất xây dựng, quản lý tổng mặt bằng, tổ chức không gian, giải pháp kiến trúc, các đầu mối hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị.
Điều 32
Khi xây dựng mới, cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng, trang trí mặt ngoài (kể cả cổng, tường rào) của các công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật đều phải xin cấp giấy phép xây dựng, trừ các công trình quy định ở điều 2 của điều lệ này.
Khi xin cấp giấy phép xây dựng phải lập hồ sơ thiết kế và thủ tục theo quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố. Đối với các công trình quan trọng, công trình trên hạn ngạch, công trình xây dựng ở vị trí đặc biệt (theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) trước khi lập hồ sơ xin phép cấp giấy phép xây dựng phải được cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thỏa thuận về địa điểm, không gian xây dựng và yêu cầu kiến trúc.
Điều 33
Việc cấp giấy phép xây dựng phải căn cứ vào hồ sơ hợp pháp về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, phải đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, không gian đô thị và thẩm mỹ kiến trúc, về các mặt tiện, bất tiện và an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường sống, cảnh quan đô thị. Các chủ đầu tư và tổ chức thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng bền vững, an toàn của công trình và không gây ảnh hưởng xấu tới các công trình lân cận.
Điều 34
Giấy phép xây dựng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng được ủy quyền xét cấp.
Nếu cấp giấy phép xây dựng sai hoặc cấp không đúng thẩm quyền thì người ký và những người liên đới trách nhiệm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và cơ quan cấp giấy phép xây dựng có quyền thu hồi giấy phép đã cấp.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp sai giấy phép thì cơ quan cấp trên một số cấp có quyền hủy bỏ giấy phép đã cấp.
Điều 35
Các chủ đầu tư ( kể cả đối với công trình dân dụng của lực lượng an ninh, quốc phòng) dù xây dựng, trừ các công trình quy định ở điều 2 của điều lệ này.
Trước khi khởi công, chủ đầu tư phải xuất trình giấy phép xây dựng với Ủy ban nhân dân phường, xã nơi xây dựng và thông báo thời gian khởi công, hoàn thành. Trong quá trình thì công tác công trình quan trọng, công trình trên hạn ngạch đơn vị thi công phải có biển báo cố định tại điểm thi công. Biển báo phải ghi rõ tên công trình, tên đơn vị thi công, số giấy phép, thời hạn thi công. Yêu cầu về biển báo do Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
Thời hạn thi công các công trình phải theo đúng quy định trong giấp phép. Nếu quá thời hạn quy định của đầu tư sẽ bị xử lý theo quy định của nhà nước và phải xin cấp giấy phép xây dựng lại.
Điều 36
Việc phá dỡ toàn bộ hoặc một phần công trình phải có giấy phép phá dỡ của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thành phố biết để xóa bỏ đăng ký.
Các trường hợp sau đây được miễn giấy phép phá dỡ:
- Phá vỡ công trình cũ để xây dựng công trình mới đã có giấy phép xây dựng.
- Phá dỡ công trình tạm thời đã hết niên hạn sử dụng.
- Phá dỡ do vi phạm hoặc không có giấy phép xây dựng.
- Phá dỡ để thi hành quyết định của Tòa án.
- Phá dỡ trong trường hợp khẩn cấp khi có thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn.
Điều 37
Khi thi công các công trình tiếp giáp với đường phố chính, nơi đông dân cư, đơn vị thi công phải có biện pháp che chắn chống rác, bụi và đảm bảo an toàn cho giao thông, sinh hoạt công cộng. Không được để vật liệu và gia công trên vỉa hè, nơi sinh hoạt công cộng, phế thải xây dựng, không đổ ra vỉa hè và làm ảnh hưởng xấu tới hệ thống thoát nước, phải được vận chuyển tới bãi đổ theo quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng vỉa hè thì phải xin cấp giấy phép của cơ quan giao thông công chính có thẩm quyền và phải có biện pháp che chắn, đảm bảo an toàn. Khi thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp nước....) có ảnh hưởng đến giao thông công cộng chỉ được tiến hành từ 19h đến 6h sáng và phải có biển báo, báo hiệu theo quy định về an toàn giao thông, trong trường hợp cần thiết phải thi công ngoài quy định trên thì phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và phải thi công ít nhất 2 ca liên tục.
Điều 38
Trong quá trình thi công nếu có khả năng gây ô nhiễm, tiếng ồn, khói bụi, độc hại thì đơn vị thi công phải có trách nhiệm khử độc hại, làm giảm tiếng ồn dưới mức quy định. Nếu xây dựng gây ô nhiễm nguy hiểm cho hoạt động của con người hoặc làm giảm về đẹp, cảnh quan đô thị thì chủ đầu tư và đơn vị thi công tuy theo mức độ vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự.
Điều 39
Mọi phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công phải tuần theo quy định của UBND thành phố.
Điều 40
Các công trình xây dựng xong, trước khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, đơn vị thi công phải thu dọn công trình, dỡ bỏ lán trại, hoàn thiện lại mặt bằng nơi thi công. Chủ đầu tư phải lập hồ sơ hoàn công theo quy định của Nhà nước và làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà đất của thành phố (nếu là công trình xây dựng) hoặc với cơ quan giao thông công chính (nếu là công trình hạ tầng kỹ thuật) để đăng ký địa chỉ va xác nhận quyền sở hữu.
Chương V
THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ LÝ VI PHẠM.
Điều 41
Nội dung thanh tra, kiểm tra việc xây dựng bao gồm: phát hiện các vi phạm thực hiện giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng, giấy phép sử dụng, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật và điều lệ này.
Điều 42
Phân công trách nhiệm kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm xây dựng.
+ Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi chung là chính quyền cơ sở) thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đôn đốc hoạt động của các tổ chức đô thị, tổ chức việc thi hành, xử lý cưỡng chế khi quyết định sử dụng có hiệu lực mà đương sự không tự nguyện thi hành.
+ Cảnh sát trật tự đô thị có trách nhiệm tuần tra phát hiện, phòng ngừa kịp thời các vi phạm trật tự và ngăn chặn mọi thủ đoạn, hành vi không chế để cố ý vi phạm tiếp và sử dụng vi phạm theo điều 19 pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
+ Thanh tra chuyên ngành xây dựng nhà đất là tổ chức hoạt động theo khoản 1 điều 5 của Nghị định 224/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và điều 12,17,19 pháp lệnh xử phạt hành chính về thẩm quyền xử phạt.
+Ủy ban nhân dân quận huyện là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo xử lý các vi phạm về quản lý đất đai, quản lý xây dựng đô thị theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố.
+ Các cơ sở chuyên ngành giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước về XDCB và quản lý đô thị có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ tới các cấp và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của ngành trên địa bàn thành phố.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44
Bản điều lệ này được áp dụng trên toàn thành phố Hà Nội và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây trái với bản điều lệ này đều bị bãi bỏ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.