UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2008/QÐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 24 tháng 7 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU VỀ ÁP DỤNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND CẤP HUYỆN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2007/QĐ-UBND NGÀY 07/6/2007 CỦA UBND TỈNH BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 07/6/2007 về việc áp dụng cơ chế một cửa tại UBND cấp huyện như sau:
I. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Cấp lại bản chính giấy khai sinh trong trường hợp còn lưu trữ được sổ đăng ký khai sinh:
1. Hồ sơ gồm có:
Người yêu cầu cấp lại bản chính giấy khai sinh phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có)
2. Thời hạn giải quyết: Trong ngày.
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
II. Khoản 1, khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).
- Bản sao (có công chứng) một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình, mặt bằng móng công trình, sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; với công trình cải tạo sửa chữa yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng. Đối với công trình đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở thì chủ đầu tư nộp kết quả thẩm định thiết kế cơ sở thay cho các tài liệu ở phần này.
2. Thời hạn giải quyết: 20 ngày. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn không quá 15 ngày.
III. Tiết a, tiết b, điểm 1.1, khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Hồ sơ gồm có:
1.1. Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng:
a, Đối với cá nhân trong nước:
Một là: Đối với công trình xây dựng được tạo lập từ trước ngày Nghị định số 95/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn).
- Bản sao một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy phép xây dựng công trình xây dựng đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính đối với công trình xây dựng được xây dựng trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2004);
+ Giấy tờ về giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
+ Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; giấy tờ về nhà đất do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI "về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991", Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội "quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991";
+ Giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân từ cấp xã trở lên; giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở đã được hai bên ký kết;
+ Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận có một trong những giấy tờ quy định ở trên nhưng không đứng tên trong các giấy tờ đó thì trong đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc tạo lập công trình xây dựng do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận không có một trong những giấy tờ quy định ở trên thì phải có giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không có tranh chấp về sở hữu và được xây dựng trước khi có quy hoạch xây dựng đối với trường hợp đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng theo quy định sau đây:
Bản vẽ sơ đồ phải thể hiện được vị trí trên thửa đất, hình dáng và ghi tên cấp công trình, diện tích, công suất của từng hạng mục công trình. Trong trường hợp có những hạng mục xây dựng nhiều tầng thì vẽ sơ đồ mặt bằng các tầng và ghi diện tích sàn xây dựng của từng tầng. Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng phải do các tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng thực hiện.
Trường hợp trong các giấy tờ quy định ở trên đã có bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng và trên thực tế không có thay đổi thì không phải đo vẽ lại.
Hai là: Đối với công trình xây dựng được tạo lập từ ngày Nghị định số 95/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn).
- Bản sao các giấy tờ sau:
+ Công trình được tạo lập thông qua việc xây dựng mới thì phải có giấy phép xây dựng. Trường hợp không phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất.
+ Công trình được tạo lập thông qua việc mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình của bên chuyển quyền sở hữu;
- Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng theo quy định sau đây:
Bản vẽ sơ đồ phải thể hiện được vị trí trên thửa đất, hình dáng và ghi tên cấp công trình, diện tích, công suất của từng hạng mục công trình. Trong trường hợp có những hạng mục xây dựng nhiều tầng thì vẽ sơ đồ mặt bằng các tầng và ghi diện tích sàn xây dựng của từng tầng. Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng phải do các tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng thực hiện.
Trường hợp trong các giấy tờ quy định ở trên đã có bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng và trên thực tế không có thay đổi thì không phải đo vẽ lại.
b. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài phải có bản sao các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn).
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ chứng minh đối tượng thuộc diện được tạo lập hợp pháp công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
+ Đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân. Đối với người nước ngoài thì phải có hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài kèm theo visa lưu trú tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, giấy tờ về thừa kế công trình xây dựng hoặc các giấy tờ tạo lập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình xây dựng và biên lai nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định 95/2005/NĐ-CP .
IV. Khoản 1, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Hồ sơ gồm có:
- Giấy dề nghị ĐKKD hộ kinh doanh (theo mẫu của phụ lục I-6 Thông tư 03/2006/TT-BKHDT ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
- Bản sao chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc của người đại diện hộ gia đình.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình (đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề).
- Đối với ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
V. Khoản 1, Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị của đương sự (có xác nhận của UBND xã, phường thị trấn nơi cư trú).
- Bản sao sổ hộ khẩu nơi cư trú mới.
VI. Khoản 1, Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Hồ sơ gồm có:
- Hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê lại đất theo mẫu quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
- Trích sao hồ sơ địa chính;
- Các chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất (nếu có).
VII. Khoản 1, Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Hồ sơ gồm có:
- 02 bộ hồ sơ gồm đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất theo mẫu 4a/ĐK Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trích lục bản đồ địa chính khu đất hoặc trích đo địa chính thửa đất có xác nhận của cơ quan Tài nguyên và môi trường.
- Một trong các loại giấy tờ theo quy định:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Những giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai trong từng thời kỳ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, cho thuê đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đến nay.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
+ Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất mà người đó vẫn liên tục sử dụng đất từ đó đến nay và không có tranh chấp.
+ Giấy tờ về thừa kế, tặng, cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được UBND cấp xã xác nhận và đất đó không có tranh chấp.
+ Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
+ Giấy giao nhà tình nghĩa.
+ Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND cấp xã thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND cấp xã.
+ Giấy tờ của HTX sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho hộ gia đình, xã viên HTX từ trước ngày 28/6/1971 (ngày ban hành Nghị quyết số 125/CP của Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất).
+ Giấy tờ về thanh lý hoá giá nhà theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có);
VIII. Khoản 1, Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin đăng ký biến động theo mẫu quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT , ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Các giấy tờ pháp lý có liên quan đến việc đăng ký biến động về sử dụng đất;
- Trích sao hồ sơ địa chính hoặc trích đo thửa đất địa chính có biến động.
IX. Khoản 1, Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện việc nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, thì tiến hành tiếp nhận, vào sổ và viết giấy biên nhận có hẹn ngày trả kết quả; đối với các loại công việc quy định giải quyết trong ngày làm việc thì không ghi giấy hẹn mà tiếp nhận và giải quyết ngay để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
X. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Sở Nội vụ có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa" tại UBND cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật, đạt kết quả cao; tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện cơ chế "một cửa" tại UBND cấp huyện, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
XI. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, UBND cấp huyện kịp thời báo cáo Sở Nội vụ để xem xét, giải quyết, hoặc trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ và các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UBND TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.