ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 105/2006/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Điều 1. Nay ban hành quy định về việc khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Hội nông dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Việc ban hành Quy định này nhằm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung, phát triển bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, từng bước hình thành trung tâm giống cây trồng, vật nuôi cho cả khu vực.
2.1- Quy định này áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, bao gồm : trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, các ngành nghề nông thôn sử dụng nguyên liệu chính từ sản phẩm nông nghiệp trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
2.2- Thời gian thực hiện : từ ngày ban hành quy định nầy, đến ngày 31 tháng 12 năm 2010.
2.3- Thời gian được hưởng phần hỗ trợ lãi suất vay được áp dụng từ ngày phương án được giải ngân vốn vay từ tổ chức tín dụng.
Đối tượng được áp dụng bao gồm :
3.1- Các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân (sau đây gọi tắt là các tổ chức, cá nhân) trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố và có phương án, đề án, dự án (sau đây gọi tắt là phương án) đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông thôn phù hợp với mục tiêu của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố.
3.2- Các tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố và có phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có phương án tổ chức chế biến phù hợp với mục tiêu, và danh mục khuyến khích của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố.
3.3- Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất giống phù hợp với mục tiêu của chương trình giống cây, con chất lượng cao của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
3.4- Các tổ chức, cá nhân đã được hưởng ưu đãi theo Quyết định số 81/2001/QĐ-UB ngày 19 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không thuộc đối tượng áp dụng của quy định này.
Điều 4. Khuyến khích đầu tư hạ tầng, cải tạo đồng ruộng
Các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng để chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm : cải tạo đồng ruộng, xây dựng và nâng cấp bờ bao nội đồng, hệ thống tưới tiêu, đào ao, cải tạo ao, đầu tư chuồng trại, nhà lưới, nhà kính, thiết bị phục vụ sản xuất được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay.
4.1- Mức vay được hỗ trợ lãi vay : Tùy thuộc quy mô đầu tư của phương án.
4.2- Mức hỗ trợ lãi vay : Lãi suất vay vốn áp dụng theo nguyên tắc thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và chủ phương án. Mức hỗ trợ lãi vay được quy định dưới đây :
a) Ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay trên số dư nợ thực tế đối với những khoản vay tương đương định mức tối đa là 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng chẵn) cho một héc-ta đất, nhưng không thấp hơn 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng chẵn) trên một phương án.
b) Trường hợp nhu cầu vốn đầu tư vượt quá mức quy định tại điểm (a) trên đây, phần vốn vay vượt quá mức quy định sẽ được áp dụng mức hỗ trợ lãi vay như sau :
- Đối với những hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo nếu vay vốn của các tổ chức tín dụng được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay ở mức 10%/năm trên số dư nợ thực tế, nếu vay vốn từ Quỹ xóa đói giảm nghèo được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay ở mức 4%/năm trên số dư nợ thực tế. Phần chênh lệch với lãi suất thực vay hộ nông dân tự trả.
- Đối với những tổ chức, cá nhân khác được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay ở mức 6%/năm trên số dư nợ thực tế. Phần chênh lệch với lãi suất thực vay chủ phương án tự trả.
4.3- Thời hạn được ngân sách hỗ trợ lãi vay : không vượt quá 03 (ba) năm trên một phương án.
4.4- Nguồn vốn vay : Từ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.
4.5- Phương thức thanh toán vốn và lãi vay :
a) Các tổ chức tín dụng và chủ phương án tự thỏa thuận lịch giải ngân và trả nợ vốn vay, lãi vay, hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế của từng tổ chức, cá nhân xin vay và qui định của tổ chức tín dụng.
b) Căn cứ vào dư nợ của các phương án tại tổ chức tín dụng, lãi suất vay, ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay của phương án, thực hiện theo Điều 8 Chương III của quy định này.
5.1- Mức cho vay được hỗ trợ lãi vay : Tùy thuộc vào qui mô đầu tư, diện tích canh tác, loại cây trồng vật nuôi của chủ phương án.
5.2- Mức hỗ trợ lãi vay :
a) Lãi suất vay vốn áp dụng theo nguyên tắc thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và chủ phương án.
b) Đối với những hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo nếu vay vốn của các tổ chức tín dụng được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay ở mức 10%/năm trên số dư nợ thực tế, nếu vay vốn từ Quỹ xóa đói giảm nghèo được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay ở mức 4%/năm trên số dư nợ thực tế. Phần chênh lệch với lãi suất thực vay hộ nông dân tự trả.
c) Đối với những tổ chức, cá nhân khác được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay ở mức 6%/năm trên số dư nợ thực tế. Phần chênh lệch với lãi suất thực vay chủ phương án tự trả.
5.3- Thời hạn được ngân sách hỗ trợ lãi vay : không vượt quá thời hạn tối đa được quy định như dưới đây :
a) Đối với trường hợp chuyển sang nuôi trồng các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất dưới 12 tháng : thời hạn vay vốn lưu động được hỗ trợ lãi vay không quá 12 tháng trên một phương án.
b) Đối với trường hợp chuyển sang nuôi trồng các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất từ 12 tháng trở lên : thời hạn vay vốn lưu động được hỗ trợ lãi vay theo chu kỳ sản xuất nhưng không vượt quá 03 năm trên một phương án.
5.4- Nguồn vốn vay : Từ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, và những nguồn quỹ khác.
5.5- Phương thức thanh toán lãi và vốn vay :
a) Các tổ chức tín dụng và chủ phương án tự thỏa thuận lịch giải ngân và trả nợ vốn, lãi vay, hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế của từng tổ chức, cá nhân xin vay và quy định của tổ chức tín dụng.
b) Các chủ phương án tự thanh toán phần chênh lệch giữa lãi suất thực vay và phần hỗ trợ lãi vay cho tổ chức tín dụng.
c) Căn cứ vào dư nợ của các phương án tại tổ chức tín dụng, lãi suất vay, ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay của phương án, thực hiện theo Điều 8 Chương III của quy định này.
Điều 6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm
Các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, hoặc cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm và có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quy định tại khoản 3.2 Điều 3 được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay.
6.1- Mức cho vay được hỗ trợ lãi vay : Tùy thuộc vào qui mô đầu tư của từng phương án.
6.2- Mức hỗ trợ lãi vay : Lãi suất vay vốn áp dụng theo nguyên tắc thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và chủ phương án. Ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay ở mức 6%/năm trên số dư nợ thực tế. Phần chênh lệch với lãi suất thực vay chủ phương án tự trả.
6.3- Thời hạn hỗ trợ lãi vay : không vượt quá 03 (ba) năm trên một phương án.
6.4- Nguồn vốn vay : Từ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và các nguồn quỹ khác.
6.5- Phương thức thanh toán lãi và vốn vay :
a) Các tổ chức tín dụng và chủ phương án tự thỏa thuận lịch giải ngân và trả nợ vốn, lãi vay, hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế của chủ phương án xin vay và quy định của tổ chức tín dụng.
b) Căn cứ vào dư nợ của các phương án tại tổ chức tín dụng, Sở Tài chính cấp phát phần hỗ trợ lãi vay cho chủ phương án. Thực hiện theo Điều 8 Chương III dưới đây.
Điều 7. Khuyến khích đầu tư sản xuất giống
7.1- Ngân sách thành phố ưu tiên đầu tư cho giống mới phục vụ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 :
a) Các chương trình, dự án nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống.
b) Công nghệ sản xuất giống cây, con, đảm bảo chất lượng và yêu cầu của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
c) Xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông trình diễn và chuyển giao kỹ thuật về công nghệ sản xuất và chế biến giống, tiếp cận công nghệ sản xuất giống, thay đổi tập quán sử dụng giống từ giống OP sang giống F1.
d) Tư vấn thiết kế, xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu, chứng nhận thương hiệu giống cây, con.
e) Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành phục vụ chương trình giống và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
7.2- Hỗ trợ lãi vay vốn đầu tư :
a) Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất giống, có phương án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay.
b) Mức vay được hỗ trợ lãi vay : Tùy thuộc vào qui mô đầu tư của từng phương án sản xuất.
c) Mức hỗ trợ lãi vay : Lãi suất vay vốn áp dụng theo nguyên tắc thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và chủ phương án. Ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay (100% lãi suất) trên số dư nợ thực tế.
d) Thời hạn hỗ trợ lãi vay : không vượt quá 05 (năm) năm trên một phương án.
e) Nguồn vốn vay : Từ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.
f) Phương thức thanh toán vốn và lãi vay :
- Các tổ chức tín dụng và chủ các phương án tự thỏa thuận lịch giải ngân và trả nợ vốn vay, hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế của từng tổ chức, cá nhân xin vay và quy định của tổ chức tín dụng.
- Căn cứ vào dư nợ của các phương án tại tổ chức tín dụng, Sở Tài chính cấp phát phần hỗ trợ lãi vay cho chủ phương án. Thực hiện theo Điều 8 Chương III dưới đây.
7.3- Ưu đãi thuế :
Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất giống cây nông nghiệp, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp được áp dụng những ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
8.1- Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Ban Điều hành chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố; Ủy ban nhân dân các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp thành lập Ban Điều hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp quận - huyện.
8.2- Trách nhiệm Ban điều hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
a) Căn cứ vào kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đã được phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố giai đoạn 2006 - 2010, Ban điều hành các quận - huyện có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan chức năng, đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký chuyển đổi, tập huấn và lập phương án vay vốn theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
b) Hàng năm, Ban điều hành các quận - huyện xây dựng kế hoạch theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm các nội dung : tổng vốn đầu tư, kinh phí hỗ trợ phần lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đề xuất tổ chức tín dụng cho vay và gửi Ban điều hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu hàng năm trong nguồn ngân sách tập trung thuộc chương trình kích cầu.
8.3- Thẩm quyền xét duyệt vay vốn :
a) Các tổ chức tín dụng và Ban điều hành các quận - huyện có trách nhiệm thẩm định phương án, xác định nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
b) Các tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về việc xét duyệt, quyết định cho vay, và lập thủ tục cho vay trực tiếp với các tổ chức, cá nhân do Ủy ban nhân dân quận - huyện thông báo.
c) Đối với các phương án do các tổ chức, cá nhân xin vay vốn để đầu tư theo quy định tại khoản 3.2, khoản 3.3 Điều 3, được tổ chức tín dụng xác nhận đủ điều kiện vay vốn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định thông qua Ban điều hành chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
8.4- Thanh toán tiền hỗ trợ lãi vay :
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối đủ kinh phí hỗ trợ theo chỉ tiêu Ủy ban nhân dân thành phố giao hàng năm.
b) Đối với các trường hợp vay vốn đầu tư theo quy định tại khoản 3.1, Điều 3, hàng quý, Ủy ban nhân dân các quận - huyện tạm ứng ngân sách quận - huyện để trả tiền hỗ trợ lãi vay cho các tổ chức tín dụng. Việc chuyển trả tiền hỗ trợ lãi vay do Sở Tài chính thành phố chuyển đến Ủy ban nhân dân quận - huyện theo kế hoạch 06 tháng một lần và thực hiện quyết toán theo quy định.
c) Đối với các trường hợp vay vốn đầu tư theo quy định tại khoản 3.2, khoản 3.3 Điều 3, việc chuyển trả tiền hỗ trợ lãi vay do Sở Tài chính thành phố cấp phát trực tiếp đến các chủ phương án.
8.5- Trường hợp thực hiện phương án sản xuất kéo dài, không phải do thiên tai, bệnh dịch, ngân sách thành phố sẽ không xem xét để tiếp tục hỗ trợ lãi vay, chủ phương án vay vốn tự chịu trách nhiệm thanh toán phần lãi do nợ quá hạn.
9.1- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy định này.
9.2- Trong quá trình thực hiện, nếu có sự không phù hợp với thực tế, Ban điều hành thành phố có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
DANH MỤC
LĨNH VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I.- Khuyến khích đầu tư hạ tầng, cải tạo đồng ruộng và đầu tư sản xuất chuyển đối cơ cấu sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp sau đây :
1. Lĩnh vực trồng trọt :
1.1- Trồng rau tại các vùng được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn :
- Nhóm rau thủy sinh : cây sen
- Nhóm rau trồng trên cạn :
+ Các loại rau củ quả
+ Các loại rau ăn lá
+ Rau gia vị
+ Trồng tre điền trúc, lục trúc lấy măng.
Trong đó ưu tiên trồng các loại rau củ quả.
1.2- Nuôi trồng nấm các loại :
1.3- Nhóm hoa cây kiểng :
- Trồng cây hoa mai
- Trồng hoa lan
- Trồng các loại hoa nền
- Trồng hoa lài
1.4- Trồng cây ăn trái chuyên canh :
Trong đó các loại cây ăn trái ưu tiên là : Trồng măng cụt, sầu riêng, xoài, chanh limca, mãng cầu.
1.5- Nhóm cây thực phẩm chức năng.
1.6- Nhóm cây thức ăn chăn nuôi.
2. Lĩnh vực chăn nuôi :
- Chăn nuôi bò sữa.
- Chăn nuôi bò thịt, ưu tiên nuôi vỗ béo bò sữa lấy thịt.
- Chăn nuôi heo.
- Các loại vật nuôi thay thế gia cầm như thỏ, dê, …
3. Lĩnh vực thủy sản :
- Nuôi tôm.
- Nuôi cá.
- Nuôi nghêu, sò.
- Lập bè theo qui hoạch.
- Nuôi cua kết hợp với VAC.
- Cá cảnh.
- Nuôi ba ba.
4. Lĩnh vực lâm nghiệp, diêm nghiệp :
- Sản xuất muối
- Nuôi trăn
- Nuôi cá sấu.
II.- Khuyến khích đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, bảo quản và sản xuất giống :
1. Xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, bảo quản :
- Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nông sản thực phẩm trên địa bàn, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn.
- Đầu tư ứng dụng công nghệ, đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến, giết mổ bảo quản mới, hiện đại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc theo dây chuyền công nghệ tiên tiến trên thế giới được cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
- Đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu.
2. Sản xuất giống :
- Đầu tư ươm giống, sản xuất cây con, các loại giống rau, giống thủy sản.
- Đầu tư phục tráng giống địa phương.
- Đầu tư sản xuất giống phục vụ các chương trình nông nghiệp trọng điểm của thành phố.
III.- Các dự án khác ngoài danh mục này giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và ra quyết định.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
DANH MỤC
ĐỊA BÀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC ƯU TIÊN HƯỞNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2006/QĐ-UBND ngày tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
1. Lĩnh vực trồng trọt :
1.1- Trồng rau : tại các vùng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tại Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn.
1.2- Nuôi trồng nấm các loại : Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, Thủ Đức, quận 9, Nhà Bè, quận Bình Tân.
1.3- Nhóm hoa cây kiểng :
- Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, Thủ Đức, quận 9, quận Bình Tân.
- Trồng hoa lài : quận 12, Hóc Môn, Củ Chi.
1.4- Trồng cây ăn trái chuyên canh :
+ Các xã dọc theo sông Sài Gòn thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức; dọc sông Đồng Nai quận 9.
+ Các xã huyện Bình Chánh.
+ Các xã huyện Cần Giờ.
1.5- Nhóm cây thức ăn chăn nuôi thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
2. Lĩnh vực chăn nuôi :
- Chăn nuôi bò sữa : huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
- Chăn nuôi bò thịt, ưu tiên nuôi vỗ béo bò sữa lấy thịt : huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
- Chăn nuôi heo : huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
3. Lĩnh vực thủy sản :
- Nuôi tôm : Cần Giờ, Nhà Bè.
- Nuôi cá : Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, quận 8, quận 9, quận 12.
- Nuôi nghêu, sò : Cần Giờ.
- Lập bè theo qui hoạch : Cần Giờ, Nhà Bè, quận 9.
- Cá cảnh : Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, quận 8, quận 9, quận 12, Thủ Đức, Gò Vấp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.