BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1047/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 1047/QĐ-BYT NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BỆNH VIỆN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2005-2010
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68-CP ngày 11-10-1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 3-1-1998 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương và Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT- BTCCBCP ngày 27-6-1998 của Bộ Y tế và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ;
Căn cứ Văn bản số 7689/BKH -VCLPT ngày 6-11-1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23-9-1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 3402/QĐ-BYT ngày 29-9-2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Dự án Nghiên cứu Quy hoạch phát triển mạng lười bệnh viện Việt Nam giai đoạn II;
Căn cứ Biên bản cuộc họp nghiệm thu kết quả nghiên cứu xây dựng Định hướng Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện trong toàn quốc từ năm 2001-2010 của Hội đồng chuyên môn được thành lập theo Quyết định số 219-QĐ-BYT ngày 24-1-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Điều trị, Kế hoạch, Tổ chức - Cán bộ Y tế;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện Việt Nam đến năm 2005 và 2010 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu quy hoạch
1.1. Mục tiêu chung
Thực hiện quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển hệ thống bệnh viện một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ và cả nước, thực hiện mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh theo định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 1996-2000 và 2020 theo Nghị quyết số 37/CP ngày 20-6-1996 của Chính phủ và Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19-3-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Đảm bảo cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc có chất lượng tại các bệnh viện; đến năm 2010, đạt tỷ lệ 18-20 giường bệnh viện trên 10.000 dân.
b. Đảm bảo tính hệ thống và liên tục trong điều trị chuyên môn theo bậc thang điều trị và sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa chuyên ngành sâu.
c. Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống bệnh viện, tính toán khả năng cung cấp ngân sách, quản lý và đào tạo cán bộ, nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống bệnh viện, cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phát triển chuyên môn kỹ thuật, ngang tầm với các nước trong khu vực trong giai đoạn 10 năm tới.
2. Nội dung và định hướng quy hoạch
2.1. Các bệnh viện được xây dựng và tổ chức để đảm bảo tính hệ thống và yêu cầu phục vụ theo địa bàn cụm dân cư.
. Mỗi bệnh viện phụ trách một cụm dân cư xác định, nhiều bệnh viện trong một vùng lãnh thổ xác định thành một cụm kỹ thuật theo hạng và tuyến bệnh viện, từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu đến chuyên sâu, hỗ trợ nhau về kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với điều kiện về địa lý, giao thông, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, những tỉnh, huyện có địa bàn rộng nhưng dân số thưa, đường giao thông còn nhiều khó khăn và mô hình bệnh tật của từng vùng.
. Tổ chức tuyến điều trị theo 3 cấp độ chuyên môn từ thấp đến cao trong bậc thang điều trị vừa đảm bảo sự phân cấp để đáp ứng các yêu cầu chăm sóc sức khoẻ khác. Cụ thể là:
a. Tuyến 1 (tuyến chăm sóc sức khoẻ cơ bản ban đắn hay Tuyến huyện): thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ cơ bản, mang tính đa khoa;
b. Tuyến 2 (tuyến tỉnh): chăm sóc sức khoẻ với các kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính chuyên khoa chuyên ngành; là tuyến kỹ thuật cao hơn Tuyền 1 và tiếp nhận người bệnh do Tuyến 1 chuyên đến.
c. Tuyến 3 (tuyến Trung ương): tuyến cuối cùng trong bậc thang điều trị, thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu và tiếp nhận người bệnh từ tuyến dưới chuyển đến.
2.2. Các bệnh viện được xây dựng và tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng, chất lượng và hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
. Các bệnh viện (BV) được bố trí trên cơ sở đảm bảo sự tiếp cận của nhân dân một cách công bằng, kể cả ở thành thị cũng như vùng sâu, vùng xa. Quy mô BV được tính toán phù hợp với nhu cầu của nhân dân trong địa bàn và đảm bảo công suất sử dụng giường bệnh của BV.
. Các BV có cùng chức năng nhiệm vụ sẽ được đầu tư như nhau để đảm bảo thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình, đạt hiệu quả cả về chất lượng điều trị và lợi ích kinh tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong cơ chế thị trường, thời bình và thời chiến.
. Trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh và bệnh viện chuyên khoa (BVCK) tỉnh (nếu có) là các cơ sở cao nhất về kỹ thuật, phục vụ cho nhân dân trong địa bàn;
. Trong phạm vi vùng (nhiều tỉnh): sẽ hình thành các Trung tâm Y tế Vùng theo các Vùng để đầu tư thích dáng, nhằm giải quyết những chăm sóc điều trị chuyên sâu mà các BV tỉnh không giải quyết được, đảm bảo công bằng, chất lượng và hiệu quả. Các BV tham gia trung tâm y tế chuyên sâu sẽ là các BV thực hành của các Trường Đại học Y - Dược.
2.3. Phát triển mạng lưới bệnh viện theo hướng đa dạng hoá các loại hình khám chữa bệnh, khuyến khích thành lập các bệnh viện bán công, dân lập, tư nhân, có vốn đầu tư của nước ngoài nhưng bệnh viện công vẫn giữ vai trò chủ đạo.
. Khuyến khích hình thành các BV tư, BV bán công, dân lập, BV có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là BV chuyên khoa nhằm thực hiện chính sách xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế. Tuy nhiên, hệ thống BV công vẫn đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là phát triến các kỹ thuật cao, đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
2.4. Các bệnh viện chuyên khoa
. Thành phố hạng I trực thuộc Trung ương, các tỉnh có dân số lớn, có khả năng đảm bảo ngân sách: được thành lập các BV chuyên khoa.
. Thành phố hạng II và các tỉnh có từ trên một triệu dân, có các bệnh viện chuyên khoa: Lao, Tâm thần, Phụ Sản, Nhi.
. Các BV chuyên khoa cấp tỉnh được thành lập với quy mô nhỏ và trung bình để đáp ứng nhu cầu phát trên sự nghiệp kỹ thuật chuyên khoa, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
. Các bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng (PHCN): những tỉnh đã có BV Điều dưỡng - PHCN hay cơ sở Điều dưỡng thì thực hiện việc chuyển đổi chức năng và nhiệm vụ cho phù hợp. Những tỉnh, thành phố chưa hình thành loại hình này thì củng cố và mở rông phạm vi điều trị của Khoa Phục hồi chức năng trong các bệnh viện đa khoa.
. Các khu diều trị Phong: chuyển đổi dần thành bệnh viện Phong và Da liễu hoặc chỉ hình thành Phòng khám đa khoa theo xu thế giảm dần của bệnh phong.
2.5. Bệnh viện Y học cổ truyền
. Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT): mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một bệnh viện YHCT. Những tỉnh đã có bệnh viện YHCT cần tiếp tục củng cố về mọi mặt để nâng cao chất lượng điều trị, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân trong tỉnh.
2.6. Các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành khác (không kể các bệnh viện thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, TBXH)
. Nguyên tắc chung để sắp xếp quy hoạch các bệnh viện thuộc các Bộ, Ngành là theo cụm dân cư, chuyển giao dần các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành khác cho địa phương quán lý; các Trung tâm Điều dưỡng - PHCN sẽ được xem xét để chuyển đổi thành bệnh viện Điều dưỡng - PHCN để đáp ứng nhu cầu điều trị phục hồi sức khoẻ cho công nhân mang tính dặc thù của ngành trong và sau quá trình lao động, sản xuất.
. Đối với một số ngành có đặc thù riêng (như cao su, cà phê, giao thông, bưu điện...) có nhiều công nhân và gia đình họ cùng sinh sống, địa bàn làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, khó tiếp cận với hệ thống y tế địa phương thì có thể vẫn duy trì các bệnh viện riêng, nhưng cần xem xét cụ thể về nhu cầu khám chữa bệnh; quy mô, địa điểm bệnh viện, chất lượng và phạm vi đối tượng phục vụ. Quá trình sắp xếp sẽ tiến hành từng bước, có sự phối hợp và thống nhất giữa địa phương và Bộ, Ngành chủ quản của bệnh viện, vừa đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của công nhân vừa đảm bảo thực hiện chính sách đối với cán bộ y tế.
2.7. Quy mô, tổ chức khoa phòng và phân hạng của các bệnh viện
. Phân hạng của các loại bệnh viện được thực hiện theo Quy chế bệnh viện đã ban hành (3 hạng, từ Hạng I đến Hạng III; Hạng I là cao nhất). Để thực hiện việc phân hạng theo đúng Quy chế bệnh viện, các cơ sở chưa có tên là "Bệnh viện" cần đổi tên để thống nhất gọi chung là "Bệnh viện".
. Các BV huyện và một số BV Bộ, ngành có phạm vi phục vụ hẹp: thực hiện quy mô từ 30 đến 150 giường bệnh và tổ chức khoa phòng như quy định đối với BVĐK hạng III theo Quy chế BV.
. Các BV đa khoa khu vực thuộc tỉnh, thành phố và một số BV thuộc các Bộ ngành có chức năng tương đương: quy mô từ 150-400 giường; tổ chức khoa phòng trên cơ sở như với BVĐK hạng II, có thể kết hợp các khoa để giảm đầu mối các khoa lâm sàng cho phù hợp với quy mô giường bệnh.
. Các BVĐK trung tâm tỉnh, thành phố: quy mô từ 300 đến 700 giường; tổ chức khoa phòng như với BVĐK hạng I hoặc hạng II.
. Các BVĐK thuộc Bộ Y tế, các BVĐK trong các Trung tâm y tế chuyên sâu mang tính chất vùng: quy mô từ 500-1500 giường; tổ chức các khoa phòng như với bệnh viện hạng I và có tổ chức các khoa mang tính chuyên khoa sâu theo sự phát triến của mỗi bệnh viện.
. Các bệnh viện chuyên khoa thuộc tỉnh: quy mô từ 50 đến 500 giường tuy theo tính chất chuyên khoa và phạm vi dân số;
. Các bệnh viên chuyên khoa thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện chuyên khoa của các thành phố lớn được giao chức năng phục vụ cho một vùng, một khu vực: quy mô từ 100 đến 1000 giường, tuỳ theo tính chất chuyên khoa và chức năng nhiệm vụ của từng bệnh viện.
. Tổ chức khoa phòng của các bệnh viện chuyên khoa dựa trên chức năng nhiệm vụ của từng bệnh viện và tính chất của từng chuyên khoa. Một số khoa phòng có chức năng chung của các bệnh viện thì tổ chức như với các BVĐK tương ứng. Các khoa lâm sàng sẽ được tổ chức theo chuyên ngành sâu của chuyên khoa để phát triển kỹ thuật chuyên sâu.
3. Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới bệnh viện Việt Nam đến năm 2005 và 2010
3-1. Tống số bệnh viện và giường bệnh giai đoạn 2002 -2005
. Đến năm 2005, tổng số cơ sở bệnh viện là 1027, bao gồm tất cả các loại hình bệnh viện (bệnh viện của nhà nước, bệnh viện bán công, bệnh viện tư nhân, bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số giường bệnh vào cuối năm 2005 là 134.707 (tăng 18.654 giường bệnh so với hiện tại). Số giường bệnh viện bình quân trên 10.000 dân của cả nước vào năm 2005 là 15,65 giường.
3.2. Tổng số bệnh viện và giường bệnh giai đoạn 2006-2010
Đến năm 2010, tổng số các loại bệnh viện là 1049, với tổng số giường bệnh là 160.905, (tăng 43.343 giường so với hiện nay và tăng 27.818 giường so với dự kiến vào năm 2005). Số giường bệnh viện bình quân trên 10.000 dân của cả nước vào năm 2010 là 17,59 giường.
3.3. Tổ chức hệ thống
Sau quy hoạch, hệ thống bệnh viện Việt Nam sẽ bao gồm các loại hình bệnh viện và được tổ chức như sau:
. Hình thành tuyến điều trị với 3 cấp độ về chuyên môn kỹ thuật từ thấp đến cao; Tuyến 1, Tuyến 2 và Tuyến 3.
. Các loại hình bệnh viện theo tinh chất chuyên môn và cấp quản lý như sau:
- BVĐK quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện).
- BVĐK khu vực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- BVĐK trung tâm tỉnh
- BVĐK trực thuộc Bộ Y tế
- BV chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- BV chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế
- BV Y học cổ truyền
- BV thuộc các Bộ, ngành (chủ yếu là đa khoa và Điều dưỡng - Phục hồi chức năng)
- Một số BVĐK lớn thuộc Bộ Y tế hoặc thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng của Tuyến 3 cho một số tỉnh trong khu vực sẽ gọi là bệnh viện Vùng.
. Các bệnh viện chuyên khoa, chuyên ngành bao gồm: các bệnh viện phục vụ các đối tượng người bệnh cần điều trị dài ngày như Tâm thần, Lao, Phong, Da liễu, Phục hồi chức răng và bệnh nghề nghiệp; các bệnh viện chuyên ngành chuyên khoa sâu như Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Mắt, Tai-Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Da liễu, Ung thư, Nội tiết, Phục hồi chức năng, Phẫu thuật, Chấn thương chỉnh hình, Tim mạch.
. Các bệnh viện YHCT: khám chữa bệnh bằng các phương pháp chữa bệnh truyền thống theo y học cổ truyền.
. Các bệnh viện huyện, một số bệnh viện thuộc các Bộ ngành có phạm vi phục vụ hẹp: chủ yếu là bệnh viện thuộc Tuyến 1 có quy mô từ 30 đến 150 giường bệnh dân số trong phạm vi phục vụ là của huyện và xung quanh; thực hiện chức năng của tuyến đầu và là cơ sở tiếp nhận, điều trị nội trú đầu tiên trong bậc thang điều trị của hệ thống bệnh viện. Bệnh viện huyện đóng vai trò hỗ trợ hệ thống y tế huyện, bao gồm: bệnh viện huyện, các cơ sở mang tính dự phòng, Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm y tế cơ sở, Y tế thôn, bản và các Phòng khám tư nhân. Các khoa chuyên môn ở các bệnh viện này bao gồm: Nội, Ngoại, Sản-Phụ, Nhi, Truyền nhiễm, liên khoa Tai - Mũi họng-Mắt, Răng Hàm Mặt, Labo xét nghiệm chung và chấn đoán hình ảnh.
. Các bệnh viện đa khoa khu vực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số bệnh viện thuộc các Bộ ngành có phạm vi phục vụ rộng như các bệnh viện thuộc Bộ Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v.v... sẽ thực hiện chức năng của Tuyến 2, có quy mô từ 150-400 giường, phục vụ cho nhân dân trong phạm vi một số huyện của tỉnh.
. Các bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: có quy mô từ 300 đến 700 giường; thực hiện chức năng kỹ thuật của tuyến 2 và một phần tuyến 3 cho nhân dân trong tỉnh và lân cận.
. Các bệnh viện đa khoa thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện đa khoa trong các Trung tâm y tế chuyên sâu các Vùng: có quy mô từ 500-1500 giường; thực hiện chức năng kỹ thuật của tuyến điều trị cuối cùng (Tuyến 3), kết hợp với nghiên cứu, giảng dạy của các trường Đại học Y - Dược (sẽ được giao chức nàng là bệnh viện vùng).
. Các BVCK thuộc tỉnh: có quy mô từ 50 đến 300 giường; bao gồm các chuyên khoa: Phụ Sản, Lao và Bệnh Phổi, Nhi khoa, Tâm thần, Điều dưỡng - PHCN, Mắt, Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng.
. Các bệnh viện chuyên khoa, chuyên ngành trực thuộc Bộ Y tế và trực thuộc các thành phố lớn, mang tính khu vực: có quy mô từ 100 đến 1000 giường, bao gồm các chuyên khoa: Ngoại khoa, Phụ sản, Lao và Bênh Phổi, Nhi khoa, Ung bướu, Mắt Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Tâm thần, Chấn thương-chỉnh hình, Bỏng, Tim mạch, Lão khoa, Nội tiết, Thận học và Lọc máu, Huyết học và Truyền máu, Da liễu, Truyền nhiêm, Điều dưỡng - PHCN;
. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, thành phố: có quy mô từ 100 đến 300 giường bệnh, thực hiện chức năng kỹ thuật của Tuyến 2 và một phần chức năng của Tuyến 3.
. Các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành: với đặc thù riêng, một số BVĐK và các cơ sở Điều dưỡng - PHCN thuộc các Bộ ngành vẫn do Bộ, ngành chủ quản quản lý, phục vụ cho cán bô, công nhân viên và thân nhân cán bộ nhân viên của ngành và nhân dân trên dịa bàn. Các Bộ ngành sẽ tiếp tục quản lý 72 cơ sở đến năm 2005 (gồm 39 BVĐK và 33 cơ sở Điều dưỡng - PHCN) và tiếp tục quản lý 56 cơ sở đến năm 2010 (gồm 30 BVĐK và 26 cơ sở Điều dưỡng - PHCN).
. Các bệnh viện ngoài công lập: bao gồm cả BVĐK và chuyên khoa, dự kiến vào năm 2005, số BV ngoài công lập sẽ tăng và chiếm tỷ lệ 6-7% tổng số BV của cả nước với 3000-3500 giường bệnh (chiếm khoảng 2,5% tổng số giường bệnh); vào năm 2010, tổng số giường bệnh ngoài công lập vào khoảng 6000 giường (chiếm khoảng 3,5% tổng số giường bệnh).
3.4. Các Trung tâm y tế Vùng
Địa điểm và các đơn vị hạt nhân cần đầu tư của các Vùng như sau:
. Vùng I - Đồng bằng Sông Hồng: Hà Nội. Hải Phòng, bao gồm một số BVĐK và chuyên khoa thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và một số BV của Hà Nội; một số BV của Hải Phòng (Việt - Tiệp, Phụ Sản, Nhi);
. Vùng II - Đông Bắc: Thái Nguyên và Quảng Ninh, bao gồm BVĐK TW Thái Nguyên, BVĐK Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và BVĐK tỉnh Quảng Ninh;
. Vùng III - Tây Bắc : Hạt nhân là BVĐK tỉnh Sơn La;
. Vùng IV- Bắc Trung Bộ : Hạt nhân là BVTW Huế thuộc Bộ Y tế;
. Vùng V - Nam Trung Bộ : TP Đà Nẵng, TP Quy Nhơn, thành phố Nha Trang;
. Vùng VI - Tây Nguyên: Hạt nhân là BVĐK tỉnh Đắk Lắk;
. Vùng VII: Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các BV thuộc Bộ Y tế (Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt, Thống nhất) và một số BVĐK và chuyên khoa của thành phố Hồ Chí Minh: Phụ Sản Từ Dũ, Nhi đồng, Ung bướu, Chấn thương - Chỉnh hình, Viện Tim, Mắt...;
. Vùng VIII: Cần Thơ, bao gồm BVĐK tỉnh Cần Thơ và các bệnh viện chuyên khoa của khu vực sẽ hình thành (Phụ Sản, Nhi, Ung bướu, Tim mạch...).
3.5. Định hướng phát triển cụ thể của từng bệnh viện; từng tỉnh, thành phố theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết đinh này.
Điều 2. Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch
1. Trong khi chờ quyết định phê duyệt tổng thể của Thủ tướng Chính phủ. giao Vụ Kế hoạch chủ trì phối hợp với các Vụ: Điều trị, Y học cổ truyền, Tổ chức - Cán bộ, Trang thiết bị và Công trình y tế, chịu trách nhiệm thực hiện quy hoạch đối với các bệnh viện. Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; xây dựng các kế hoạch đầu tư cho các bệnh viện và các đề án phát triển các Trung tâm y tế chuyên sâu, Trung tâm Y tế Vùng để trình Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh các định hướng đã được phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch chủ trì phối hợp với các Vụ tập hợp, nghiên cứu, đề xuất và báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý và tổ chức triển khai quy hoạch đối với các bệnh viện trong phạm vi tỉnh, thành phố. Trên cơ sở các định hướng, Sở Y tế phối hợp với các ngành liên quan, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triến cho từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh, Sở Y tế trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xem xét quyết định và báo cáo Bộ Y tế.
3. Y tế các Bộ ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể, trình lãnh đạo Bộ, ngành chủ quản xem xét, quyết định.
4. Nguồn vốn đầu tư và quy trình thực hiện:
- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vốn đầu tư theo các hình thức liên doanh, hợp đồng BOT và các nguồn vốn khác.
- Quy trình và thủ tục đầu tư thực hiện theo quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Trên cơ sở các định hướng dã được phê duyệt theo Quyết định này, giao Vụ trưởng Vụ Kế hoạch chủ trì phối hợp với các Vụ: Điều trị, Tổ chức - cán bộ, Trang thiết bị và Công trình y tế, Pháp chế và các Vụ có liên quan, tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể mạng lưới bệnh viên Việt Nam đến năm 2005 và 2010.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các Ông, bà, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế; Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Đỗ Nguyên Phương (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.