ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1044/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 02 tháng 4 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH THIẾT KẾ MẪU, THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH ĐỐI VỚI KÊNH ỐNG NHỰA KÍN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN33-2006;
Căn cứ Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của HĐND tỉnh khóa VIII về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 160/2010/NQ-HĐND ngày 22/4/2010 về tiếp tục phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi đất màu và kiên cố kênh mương trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2015;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 86/TTr-SNN&PTNT ngày 24/3/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với kênh ống nhựa kín trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với các nội dung sau:
1. Công trình: Kiên cố kênh mương bằng Ống nhựa kín trên địa bàn tỉnh;
2. Đơn vị chủ trì lập thiết kế mẫu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3. Giải pháp thiết kế: Dẫn nước tưới bằng ống nhựa kín và các hạng mục phụ trên tuyến đường ống.
4. Quy định hướng dẫn áp dụng thiết kế mẫu: (Kèm theo Quy định)
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn cho UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Nam; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THIẾT KẾ MẪU, THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH ĐỐI VỚI THIẾT KẾ KÊNH ỐNG NHỰA KÍN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1044 /QĐ-UBND, ngày 02 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Quy định hướng dẫn áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với thiết kế kênh ống nhựa kín, cụ thể như sau:
1. Về điều kiện áp dụng
Quy định này áp dụng theo các điều kiện cụ thể như sau:
- Khuyến khích áp dụng đối với các cánh đồng mẫu, đã dồn điền đổi thửa, và các cánh đồng khác có diện tích tưới ≤ 15ha;
- Chênh lệch cột nước tính từ đáy cửa nhận nước đầu kênh và khu tưới cuối kênh là phải ≥ 1m; trên toàn tuyến không có vị trí nào quá cao hơn so với đáy cửa nhận nước đầu kênh.
- Tuyến kênh tương đối thẳng và có chiều dài đường ống chính ≤ 1km.
- Tuyến kênh qua khu vực có nền địa chất tương đối tốt và dễ thực hiện.
- Tuyến kênh không nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống.
2. Tính toán chọn đường ống:
- Các thông số kỹ thuật:
+ L: chiều dài toàn tuyến đường ống
Dh: chênh cao cột nước giữa cao trình mực nước đầu tuyến và cao trình mặt ruộng khống chế tưới
+ Ftưới: Diện tích tưới thiết kế
+chiều dày đường ống
+ Dn: đường kính ngoài đường ống được chọn
- Cách xác định độ chênh cao mực nước Dh: Có thể xác định bằng 1 trong 2 cách sau:
+ Bằng máy thủy chuẩn.
+ Bằng ống Ti ô (ống nước): Đóng cọc cố định với khoảng cách 10-20m; Dùng ống nước để dẫn chuyền và xác định chiều cao chênh lệch (Dh) giữa cọc đầu và cọc cuối kênh (lấy mặt ruộng cao nhất cần tưới làm cao trình chuẩn).
- Bảng tra lựa chọn các thông số thiết kế đường ống:
(Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 33-2006)
(Kèm theo Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5: Bảng tra thông số đường kính ống và chiều dày ống ứng với các diện tích tưới từ <=2ha đến 15 ha)
3. Các hạng mục kèm theo trên tuyến đường ống.
Các hạng mục cần thiết có thể phải bố trí trên tuyến đường ống, bao gồm: Bể thu đầu tuyến kênh, mố đỡ lơi, mố đỡ tê, mố đỡ ống, hố van xả cặn, xả khí, bùn cát, cống thép qua đường….và tùy vào tình hình thực tế bố trí các hạng mục này hợp lý trên tuyến, ngoài ra còn chú ý các vấn đề sau:
- Hố van xả khí:
+ Đặt tại các vị trí địa hình có sự thay đổi (cao độ thay đổi), khuyến nghị nên đặt tại vị trí cao nhất của chỗ thay đổi.
+ Nếu là đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, thì trung bình 300m-400m đặt 1 hố van xả khí.
- Hố van xả cặn:
+ Đặt tại các vị trí thấp nhất, những chỗ có khả năng lắng cặn lại.
+ Nếu là đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, thì trung bình 300m-500m đặt 1 hố van xả cặn.
+ Cuối tuyến đường ống, nên đặt van đóng ngắt, kết hợp xả cặn.
- Độ sâu chôn ống không nhỏ hơn 0,5m tính từ mặt đất (mặt đường) đến đỉnh ống.
- Đối với nơi tuyến đường ống chạy qua đoạn cong thì phải bố trí mố đỡ để đảm bảo an toàn cho toàn tuyến.
4. Các bản vẽ mẫu, thiết kế điển hình.
(Kèm theo Phụ lục 6: Các bản vẽ mẫu trong thiết kế kênh ống nhựa kín)./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.