THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ****** | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 104-TTg | Hà Nội , ngày 08 tháng 03 năm 1976 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC VỀ YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG LÚA NƯỚC.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-07-1960;
Căn cứ và Nghị định số 123-CP ngày 24-08-1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
Xét đề nghị của Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước và Ủy ban Nông nghiệp trung ương trong công văn số 682-LB/NN/KHKT/CV ngày 01-07-1975,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1776-76 về yêu cầu chất lượng hạt giống lúa nước.
Điều 2.- Tiêu chuẩn Nhà nước về yêu cầu chất lượng hạt giống lúc nước phải được thực hiện trong tất cả các ngành, các địa phương bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 năm 1976.
Điều 3.- Ủy ban Nông nghiệp trung ương có trách nhiệm tổ chức hệ thống sản xuất và quản lý giống bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn đã ban hành; phối hợp với Ủy ban Khoa và kỹ thuật Nhà nước hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng tiêu chuẩn này trong sản xuất sử dụng, xuất nhập khẩu giống lúa.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC TCVN 1776 – 76 Viện tiêu chuẩn | Lúa nước HẠT GIỐNG Yêu cầu chất lượng |
| ||
Nhóm N | ||||
Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng cho mọi lô thóc giống thuộc các cơ sở Nhà nước làm nhiệm vụ lai tạo giống, chọn lọc giống, nhân giống và kinh doanh thóc giống để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Tiêu chuẩn này khuyến khích áp dụng cho mọi lô thóc giống thuộc các cơ sở sản xuất nông nghiệp của Nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp và các lô thóc giống dùng để xuất khẩu, nhập khẩu. 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Mọi ruộng lúa giống thuộc các cơ sở Nhà nước, các hợp tác xã nhân giống cho Nhà nước phải được kiểm nghiệm trên đồng ruộng và phải có biên bản kiểm tra chất lượng giống ngoài đồng của cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cùng với cơ sở sản xuất giống tiến hành. 1.2. Mọi lô thóc giống dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm chất lượng. Riêng những lô thóc giống dùng để gieo trồng do Nhà nước quản lý, ngoài việc phải tiến hành kiểm nghiệm chất lượng hạt giống còn phải có giấy chứng nhận phẩm chất giống cây trồng do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp mới được xuất kho gieo trồng. 1.3. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất giống cây trồng cho những lô thóc giống có đủ những điều kiện sau đây: a) Hạt các giống lúc cổ truyền ở địa phương hoặc các giống lúc mới chọn lọc, lai tạo, nhập nội đã được Ủy ban Nông nghiệp trung ương cho phép gieo trồng; b) Có biên bản kiểm tra chất lượng giống ngoài đồng; c) Có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này. | ||||
Ủy ban Nông nghiệp trung ương đề nghị | Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo quyết định số 104-TTg ngày 08-03-1976 | Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 1976 | ||
|
|
|
|
|
1.4. Cấm giao nộp, thu nhận, trao đổi, mua bán, biếu tặng, nhập nội và gieo trồng các lô thóc giống có mang sâu bệnh, cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của nước Việt-nam dân chủ cộng hoà và có mang sâu bệnh, cỏ dại nguy hại mà vùng sản xuất ấy chưa có.
1.5. Khi xử lý thóc giống bằng hoá chất, phải ghi rõ vào đơn xin kiểm nghiệm và phiếu xuất hạt giống; tên hoá chất, nồng độ, thời gian, nhiệt độ đã xử lý và những điều cần thiết khác để tránh làm hỏng hạt giống và để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người.
1.6. Phải bảo vệ dấu niêm phong, cặp chì và bảo quản tốt lô thóc giống từ sau khi cơ quan kiểm nghiệm lấy mẫu cho tới lúc xuất kho hoặc lấy mẫu lần sau. Cơ quan kiểm nghiệm chỉ bảo hành chất lượng đối vối những lô thóc giống còn dấu niêm phong, cặp chì.
2. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
2.1. Phải có biên bản kiểm tra chất lượng giống ngoài đồng lần cuối cùng xác nhận độ thuần giống không thấp hơn 97% số cây, tỷ lệ khác giống không cao quá 1% số bông.
2.2. Hạt giống phải khô dòn, có màu sắc và mùi vị bình thường mà giống lúa ấy vốn có trong tiêu bản do Ủy ban Nông nghiệp trung ương cấp hoặc được mọi người công nhận; không có hiện tương ẩm ướt, bốc nóng, mối mọt, mốc mục.
2.3. Khối lượng một nghìn hạt lúa giống không được thấp hơn mức quy định của Ủy ban Nông nghiệp trung ương cho giống lúa ấy.
2.4. Tỷ lệ hạt đúng giống của từng cấp được quy định theo bảng 1. Bảng 1 chỉ áp dụng cho hạt giống đã qua lai tạo hoặc chọn dòng để nhân lên từ cấp nguyên chủng đến cấp III – cấp nhân cuối cùng để đưa hạt giống vào sản xuất đại trà.
Bảng 1
Chỉ tiêu | Cấp chất lượng | |||
Cấp nguyên chủng | Cấp I | Cấp II | Cấp III | |
Hạt đúng giống không thấp hơn (% số hạt)... | 99,99 | 99,75 | 99,5 | 99,0 |
2.5. Chất lượng gieo trồng của từng loại được quy định theo bảng 2.
Bảng 2
Chỉ tiêu | Loại chất lượng | ||
Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 | |
1. Khả năng nẩy mầm không ít hơn (% số hạt)... 2. Độ sạch không ít hơn (% khối lượng)... Trong đó hạt không hoàn thiện không nhiều hơn (% khối lượng)... 3. Tạp chất không nhiều hơn (% khối lượng)... Trong đó hạt cỏ dại không nhiều hơn (hạt/kilôgam giống)... 4. Hạt mang vết bệnh không nhiều hơn (% số hạt)... 5. Sâu mọt sống không nhiều hơn (con/kg hạt giống)... 6. Độ ẩm hạt giống không nhiều hơn (% khối lượng)... | 96,0
99,5
0,7 0,5
0
22,0
0,0 12,5
| 93,0
99,0
2,0 1,0
5
26,0
2,0 13,0
| 90,0
98,0
2,0 2,0
10
30,0
4,0 13,0 |
2.6. Cho phép giảm bớt khả năng nẩy mầm 10% ở từng loại quy định trong bảng 2 đối với những giống lúa mà hạt giống chóng mất khả năng nẩy mầm. Danh sách của các giống lúa này do Ủy ban Nông nghiệp trung ương quy định.
2.7. Tỷ lệ hạt đúng giống và chất lượng gieo trồng quy định trong tiêu chuẩn này là quy định khi xuất kho để gieo trồng.
3. SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG
3.1. Tùy theo nhiệm vụ được giao và mục đích sản xuất, phải phân phối hoặc sử dụng những lô thóc giống có chất lượng quy định ở bảng 3.
BẢNG 3
Mục đích sản xuất | Chất lượng phải đạt | |
Cấp chất lượng | Loại chất lượng | |
1. Hạt nguyên chủng 2. Hạt nhân cấp I 3. Hạt nhân cấp II 4. Hạt nhân cấp III | Nguyên chủng Cấp I Cấp II Cấp III | Loại 1 Loại 2 Loại 2 Loại 3 |
3.2. Chỉ được phân phối và sử dụng hạt nguyên chủng và hạt nhân cấp I, bị hạ một cấp chất lượng hoặc một loại chất lượng để tiếp tục sản xuất hạt nhân cấp I và hạt nhân cấp II khi được Ủy ban Nông nghiệp trung ương cho phép.
3.3. Chỉ được phân phối và sử dụng hạt nhân cấp II bị hạ xuống cấp III hoặc loại 3 để tiếp tục sản xuất hạt nhân cấp III khi được Ủy ban nông nghiệp tỉnh cho phép.
3.4. Khi gặp thiên tai lớn hoặc trong những trường hợp đặc biệt khác, được Ủy ban Nông nghiệp trung ương cho phép dùng thóc thường để làm giống, thì thóc ấy phải đạt các yêu cầu sau:
a) Hạt khác giống không nhiều hơn 8%,
b) Khả năng nẩy mầm không giảm quá 15% so với loại 3 quy định trong tiêu chuẩn này,
c) Không có sâu bệnh, cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Việt-nam dân chủ cộng hoà và sâu bệnh, cỏ dại nguy hại mà vùng sản xuất ấy chưa có.
3.5. Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này phải được hiểu thống nhất theo TCVN 1699 – 75.
3.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn này phải theo TCVN 1700 – 75.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.