BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1039/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 282/QĐ-TTg NGÀY 24 THÁNG 2 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 48-CT/TW NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2010 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (được ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ);
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Thủ trưởng và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 282/QĐ-TTg NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 48-CT/TW NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2010 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1039/QĐ-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Tổ chức triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998) trong các hoạt động của Bộ Nội vụ và thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm trong các ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
2. Nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ trong phòng, chống tội phạm; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện, phát sinh, phát triển tội phạm; tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm để từng bước kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Tăng cường và cải tiến hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, hậu quả do tội phạm gây ra và sự cần thiết phải tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới cho cán bộ, đảng viên của Bộ Nội vụ. Lồng ghép việc phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2. Đặt nhiệm vụ phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nội vụ. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức, đoàn thể các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm. Kịp thời động viên, khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân tiêu biểu, điển hình có thành tích nổi bật trong thực hiện phòng, chống tội phạm. Tích cực phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.
3. Thể chế hóa quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng, chống tội phạm, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm. Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi trình cấp có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản pháp luật trong các ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới nhằm góp phần phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Việc tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tội phạm
- Vụ Pháp chế tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm tại cơ quan Bộ;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm quán triệt nội dung các văn bản nêu trên đến cán bộ, công chức trong đơn vị.
- Tạp chí Tổ chức nhà nước, Trung tâm thông tin tổ chức tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm trên tạp chí và trang web của Bộ; khuyến khích các công chức thuộc cơ quan Bộ Nội vụ tham gia thông qua các bài viết, tư liệu gửi tạp chí và trang web của Bộ.
- Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên Bộ Nội vụ tổ chức phát động phong trào quần chúng tham gia công tác phòng, chống tội phạm.
2. Việc thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phân công
- Vụ Công chức - Viên chức chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến các hành vi phạm tội hoặc theo mức độ liên đới đến vợ (hoặc chồng), con bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Vụ Tổ chức - Biên chế, vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính… rà soát, bố trí đủ đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác phòng, chống tội phạm.
- Vụ Tổ chức - Biên chế, vụ Chính quyền địa phương phối hợp các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn tổ chức, tăng cường cán bộ theo dõi và thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ở các ngành, các cấp, nhất là tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về các loại tội phạm theo phân cấp quản lý cán bộ công chức.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm của Bộ Nội vụ.
2. Các Thứ trưởng theo các lĩnh vực được phân công phụ trách có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ triển khai kế hoạch này.
3. Thanh tra Bộ làm đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Giúp Bộ trưởng thanh tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng về công tác phòng, chống tội phạm và việc thực hiện kế hoạch này. Kiến nghị với Bộ trưởng các biện pháp, giải pháp nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác phòng, chống tội phạm của Bộ.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các cơ quan bảo vệ pháp luật để thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm.
c) Theo dõi, tổng hợp trình Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình phòng, chống tội phạm của các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ.
4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức thuộc, trực thuộc Bộ trong phạm vi trách nhiệm của mình chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm ở cơ quan, đơn vị; định kỳ 6 tháng, hàng năm sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo công tác phòng, chống tội phạm về Thanh tra Bộ để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.