ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1031/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 07 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI, DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2020”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020”;
Căn cứ Công văn số 3421/BYT-TCDS ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 80/TTr-SYT ngày 27 tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020” với các nội dung chính như sau:
1. Quan điểm, mục tiêu
1.1. Quan điểm
Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) là mục tiêu, là động lực, là chính sách lâu dài cho sự phát triển bền vững của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ). Xã hội hóa là tăng đầu tư của xã hội trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.
1.2. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai (PTTT), hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, tính bền vững của chương trình DS - KHHGĐ.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đa dạng hóa PTTT và hàng hóa KHHGĐ/SKSS theo phân khúc thị trường, chú trọng vào các PTTT hiện đại có tác dụng lâu dài và hiệu quả.
- Tăng cường tiếp cận dịch vụ KHHGĐ/SKSS của người dân.
2. Phạm vi và đối tượng
2.1. Phạm vi thực hiện
Đề án được triển khai tại 6 huyện, thành phố và 116 xã, phường, thị trấn (chú trọng khu vực nông thôn phát triển, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu du lịch và khu dịch vụ/thương mại khác).
2.2. Đối tượng của Đề án
- Đối tượng tác động: Doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân phân phối, cung ứng PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS; cơ sở y tế trong và ngoài công lập cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Đối tượng thụ hưởng: Người làm việc, người sinh sống tại địa bàn của Đề án, ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên.
3. Nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu
3.1. Đa dạng hóa PTTT và hàng hóa KHHGĐ/SKSS theo phân khúc thị trường, chú trọng vào các PTTT hiện đại có tác dụng lâu dài và hiệu quả.
3.2. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ/SKSS của người dân.
3.3. Tạo hành lang, cơ sở pháp lý; nâng cao năng lực quản lý nhà nước; thúc đẩy phát triển thị trường PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS và thị trường cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
4. Lộ trình thực hiện
4.1. Giai đoạn 1 (2015 - 2017)
Thực hiện triển khai thí điểm; ban hành các kế hoạch tổng thể, chính sách khuyến khích xã hội hóa theo từng phân khúc thị trường.
4.2. Giai đoạn 2 (2018 - 2020)
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 2015 - 2017, điều chỉnh chính sách phù hợp, triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án.
5. Kinh phí và nhân lực
5.1. Kinh phí thực hiện Đề án
Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm kinh phí từ ngân sách Trung ương, một phần kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng).
Kinh phí trung ương: 4.000.000.000 đồng
Kinh phí địa phương: 1.000.000.000 đồng
5.2. Nhân lực thực hiện Đề án
Lãnh đạo cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp chỉ đạo, quản lý Đề án. Cán bộ lãnh đạo, chuyên môn, kỹ thuật của các cơ quan y tế, dân số tại địa bàn thực hiện Đề án.
Người cung cấp dịch vụ, lãnh đạo của các cơ sở thực hiện xã hội hóa cung ứng PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
Ngoài ra, căn cứ vào từng hoạt động, từng giai đoạn, từng địa bàn, cơ quan quản lý Đề án địa phương sẽ huy động nhân lực tại chỗ tham gia thực hiện Đề án.
6. Hiệu quả kinh tế xã hội của Đề án
Đề án đã góp phần trực tiếp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, dân số. Đối tượng thụ hưởng của Đề án được mở rộng đa dạng, ngoài các đối tượng chính sách được thụ hưởng từ Chương trình, chính sách của Nhà nước. Những đối tượng có nhu cầu sử dụng PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS được tiếp cận và lựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ, tạo sự thỏa mãn, tăng tính bền vững.
Tạo điều kiện đảm bảo thực hiện Chương trình DS - KHHGĐ và các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân khác trong khi nguồn lực từ ngân sách Nhà nước hạn chế.
Điều 2. Sở Y tế là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện Đề án; thành lập Ban Quản lý Đề án cấp tỉnh (do Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ làm Trưởng ban).
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; thủ trưởng các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.