BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10116/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CUNG CẤP ĐIỆN VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN NĂM 2014
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Xét đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại văn bản số 4926/EVN-KH-KTSX-ĐĐQG ngày 20 tháng 12 năm 2013 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2014;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2014 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập với các nội dung như sau:
1. Tổng sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2014 là 143,619 tỷ kWh, tăng 9,57% so với năm 2013, trong đó mùa khô là 68,946 tỷ kWh và mùa mưa là 74,673 tỷ kWh.
2. Công suất cực đại (Pmax) toàn quốc năm 2014 là 22.829 MW.
3. Cơ cấu sản xuất điện theo các loại nguồn điện năm 2014 như sau:
a) Sản lượng thủy điện cả năm là 59,479 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 24,083 tỷ kWh và mùa mưa là 35,395 tỷ kWh;
b) Sản lượng nhiệt điện than cả năm là 35,208 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 18,865 tỷ kWh và mùa mưa là 16,343 tỷ kWh;
c) Sản lượng nhiệt điện tua bin khí cả năm là 45,082 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 23,671 tỷ kWh và mùa mưa là 21,411 tỷ kWh;
d) Sản lượng nhiệt điện dầu cả năm là 0,681 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 0,535 tỷ kWh và mùa mưa là 0,145 tỷ kWh;
đ) Sản lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc là 2,460 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 1,440 tỷ kWh và mùa mưa là 1,02 tỷ kWh.
4. Dự kiến điện năng sản xuất của các nhà máy điện và điện nhập khẩu các tháng của năm 2014 trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này. Cụ thể như sau:
a) Phụ lục 1 là tổng hợp điện năng sản xuất theo loại nguồn điện và nhập khẩu của toàn hệ thống điện quốc gia năm 2014;
b) Phụ lục 2 là dự kiến điện năng sản xuất của từng nhà máy điện hàng tháng trong năm 2014. Các nhà máy điện chủ động thực hiện công tác chuẩn bị phát điện, bao gồm đảm bảo công suất sẵn sàng của các tổ máy và chuẩn bị nhiên liệu sơ cấp (than, khí, dầu) cho phát điện hàng tháng trong năm 2014. Sản lượng mua bán điện của các nhà máy điện (theo hợp đồng mua bán điện - PPA, Phương án giá điện) sẽ được xác định theo các quy định liên quan về giá điện và thị trường điện.
5. Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện mới được đưa vào vận hành năm 2014 là 4.230 MW, bao gồm 13 nhà máy điện và các nguồn điện nhỏ khác. Danh mục và tiến độ các dự án nhà máy điện mới được đưa vào vận hành năm 2014 trong Phụ lục 3 kèm theo Quyết định này.
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp điện tháng, tuần trong năm 2014 cho toàn hệ thống dựa trên Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2014 được duyệt và diễn biến thực tế của phụ tải điện, các điều kiện vận hành hệ thống điện và thị trường điện; chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực xây dựng kế hoạch cung cấp điện tháng, tuần để thực hiện. Thường xuyên theo dõi, cập nhật các yếu tố liên quan đến sản xuất điện và lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện quốc gia; báo cáo Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực khi phát sinh các yếu tố bất thường gây ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch cung cấp điện để xem xét, chỉ đạo kịp thời.
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Ủy ban nhân dân các tỉnh có hồ thủy điện để xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ thủy điện đảm bảo đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phát điện năm 2014 đặc biệt là đối với các hồ thủy điện khu vực miền Trung.
c) Phối hợp với các đơn vị phát điện quản lý các nhà máy nhiệt điện dầu FO để đảm bảo khả năng sẵn sàng huy động và thực hiện yêu cầu vận hành; phối hợp với các đơn vị phát điện quản lý các nhà máy điện tua bin khí Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch, Cà Mau đảm bảo khả năng sẵn sàng chuyển đổi sang phát điện bằng dầu DO đáp ứng nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia khi thiếu khí cho phát điện.
d) Ưu tiên huy động cao nhất khả năng phát điện của cụm nhà máy điện Cà Mau với lượng khí được cung cấp từ nguồn khí PM3-CAA có tính đến điều kiện kinh tế - kỹ thuật của hệ thống cung cấp khí, hệ thống điện quốc gia và tình hình thủy văn năm 2014. Chi phí tăng thêm do huy động nhà máy điện Cà Mau sẽ được xem xét, chấp nhận là các chi phí phát sinh hợp lý, nhằm sử dụng tối ưu tài nguyên khí của quốc gia.
đ) Nâng cao công suất khả dụng các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý vận hành kể cả các nguồn điện chạy dầu (FO, DO), các nguồn điện dự phòng của khách hàng sử dụng điện đảm bảo công suất sẵn sàng của các tổ máy để nâng cao độ tin cậy cung ứng điện năm 2014.
e) Chỉ đạo các Tổng công ty Phát điện tập trung hoàn thiện và củng cố các thiết bị để vận hành ổn định các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc ngay từ đầu năm 2014. Tập trung đưa các tổ nhiệt điện than mới vào vận hành ổn định (Quảng Ninh 2 - 2x300 MW, Hải Phòng 2 - 2x300 MW, Nghi Sơn 1 - 2x300 MW, Vĩnh Tân 2 - 2x600 MW).
g) Chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) tập trung nguồn lực để đưa vào vận hành các công trình điện trọng điểm tăng cường cung cấp điện cho lưới điện miền Nam và các công trình nâng cấp lưới điện truyền tải miền Nam đúng tiến độ, đặc biệt là đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông.
h) Chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) phối hợp với NPT và các Tổng công ty Điện lực rà soát phương án vận hành lưới điện truyền tải 500-220kV đặc biệt là hệ thống điện miền Nam; rà soát lại hệ thống rơ le sa thải phụ tải theo tần số thấp (F81), kiểm tra lại chỉnh định sa thải tổ máy phát điện, kiểm tra các hệ thống thống sa thải đặc biệt trên toàn hệ thống điện, đặc biệt là trong hệ thống điện miền Nam, nhằm ứng phó với tình huống sự cố mất cả hai mạch đường dây 500kV Bắc - Nam khi đang truyền tải cao, đảm bảo các hệ thống điện miền không bị tan rã và rút ngắn được thời gian khôi phục sau sự cố.
i) Chỉ đạo Tổng công ty điện lực miền Nam, Tổng công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh rà soát, nghiên cứu, đề xuất các phương án tiết giảm nhu cầu điện tập trung vào các hộ sử dụng nhiều điện (sắt thép, xi măng v.v...) để đối phó với trường hợp có khả năng mất cân đối cung - cầu điện hệ thống điện miền Nam.
k) Báo cáo Bộ Công Thương kế hoạch đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy cho thành phố Hà Nội trong năm 2014 và các năm sau, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị các giải pháp để thực hiện.
l) Đẩy mạnh tuyên truyền về kế hoạch cung cấp điện năm 2014, những khó khăn trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt cho miền Nam năm 2014 để toàn xã hội hiểu, chia sẻ khó khăn với ngành điện, thực hiện tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đảm bảo an toàn công trình lưới điện cao áp, chỉ đạo NPT và các Tổng công ty Điện lực thường xuyên kiểm tra hành lang lưới điện để kịp thời phát hiện nguy cơ sự cố cũng như thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
m) Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm.
n) Khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình lưới điện cao áp và vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại văn bản số 482/BCT-ĐTĐL ngày 19 tháng 6 năm 2013.
o) Giám sát việc thực hiện cung cấp điện của các Tổng công ty Điện lực. Lập báo cáo định kỳ gửi Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực về kết quả thực hiện kế hoạch cung cấp điện, vận hành hệ thống điện, cắt giảm điện (nếu có) theo quy định.
2. Các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực có trách nhiệm:
a) Căn cứ kế hoạch cung cấp điện hàng tháng của EVN, các Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cung cấp điện hàng tháng cho Tổng công ty Điện lực.
b) Căn cứ kế hoạch cung cấp điện hàng tháng của các Tổng công ty Điện lực, các Công ty Điện lực trực thuộc có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cung cấp điện hàng tháng cho Công ty Điện lực.
c) Để đối phó với trường hợp có khả năng mất cân đối cung - cầu hệ thống điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, lập kế hoạch cung ứng điện theo quy định tại Thông tư số 34/2011/TT-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.
3. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo PVGas lập kế hoạch và thực hiện cung cấp khí, điều phối khí cho phát điện theo nguyên tắc phối hợp, tuân thủ nghiêm lệnh điều độ của A0 để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện quốc gia.
b) Chỉ đạo Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas) đảm bảo duy trì sản lượng khí Nam Côn Sơn, PM3-CAA ở mức cao để cung cấp khí cho các nhà máy điện tuabin khí vận hành phát điện năm 2014 theo kế hoạch huy động các nhà máy và kế hoạch cung cấp khí đã công bố. Trong trường hợp thiếu khí, ưu tiên sử dụng khí cho phát điện, cần thiết có thể giảm sản lượng khí cấp cho các hộ tiêu thụ khác (khí cấp cho nhà máy đạm, hộ thấp áp...) để đáp ứng nhu cầu khí cho phát điện.
c) Chỉ đạo PVGas phối hợp với A0 để sử dụng khí PM3-CAA một cách hợp lý trong điều kiện kỹ thuật cho phép của hệ thống cung cấp khí và vận hành an toàn hệ thống điện, hạn chế phải huy động các nguồn điện giá cao, cũng như vận hành an toàn hệ thống cung cấp khí.
d) Chuẩn bị phương án chuyển đổi chạy dầu các tổ máy tuabin khí do Tập đoàn đầu tư, quản lý theo chỉ huy, điều độ của A0.
đ) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ đưa nhà máy điện Vũng Áng I vào vận hành để bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia. Chỉ đạo, đôn đốc để vận hành ổn định các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý trong năm 2014.
e) Phối hợp chặt chẽ với EVN để bố trí hợp lý lịch sửa chữa các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý trong năm 2014.
4. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm:
a) Căn cứ kế hoạch huy động các nhà máy nhiệt điện than trong hệ thống điện quốc gia để điều chỉnh việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện than cho phù hợp. Đảm bảo cung cấp than đầy đủ, liên tục cho các nhà máy nhiệt điện than ở miền Bắc để đảm bảo phát điện tối đa năm 2014.
b) Chỉ đạo, đôn đốc để vận hành ổn định, nâng cao công suất khả dụng các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý trong năm 2014.
c) Phối hợp chặt chẽ với EVN để bố trí hợp lý lịch sửa chữa các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý trong năm 2014.
5. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tiết kiệm điện trong phạm vi cả nước, đặc biệt tại miền Nam trong năm 2014.
b) Phối hợp với NPT, Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tại địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo đúng thẩm quyền quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
c) Giám sát việc thực hiện cung cấp điện của Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tại địa phương, giải quyết các khiếu nại của khách hàng sử dụng điện về tình trạng cung cấp điện không tuân thủ các quy định trên địa bàn.
d) Phối hợp với các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tại địa phương để tổ chức và giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện của khách hàng sử dụng điện tại địa phương.
đ) Lập báo cáo định kỳ gửi Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực theo quy định tại Thông tư số 34/2011/TT-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2011 quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.
6. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp điện của EVN và các Tổng công ty Điện lực; giám sát tình hình cung cấp nhiên liệu sơ cấp (than, khí, dầu) cho phát điện, báo cáo Bộ Công Thương kết quả thực hiện.
b) Báo cáo Bộ Công Thương trong trường hợp nhu cầu điện tăng cao đột biến hoặc xảy ra các yếu tố bất thường gây ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch cung cấp điện để Bộ xem xét, chỉ đạo kịp thời.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Vụ trưởng các Vụ có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi Nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.