UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2012/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 27 tháng 4 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2012 – 2015.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Quyết định số: 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm;
Căn cứ Nghị quyết số 55/2011/NQ-HĐND ngày 26/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 23/TTr-SNN ngày 12/4/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 -2015 gồm những nội dung sau:
1. Đối tượng áp dụng:
a) Các hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc (gọi chung là chủ chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức và cá nhân chăn nuôi quy mô trang trại không thuộc đối tượng điều chỉnh của chính sách này;
b) Những người có nhiệm vụ trực tiếp tham gia xử lý rủi ro gia súc chết do tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc;
c) Trưởng Thú y, Thú y viên xã, phường và thị trấn (gọi chung là Thú y viên) bị tai nạn trong khi tiêm phòng. Tai nạn trong khi tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc bao gồm bị vật nuôi gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng như bị húc, cắn, đá, xô, đẩy.
2. Phạm vi điều chỉnh và thời gian áp dụng:
a) Áp dụng trong khi tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc đối với các bệnh sau:
- Tiêm phòng trâu, bò: Vắc xin phòng bệnh nhiệt thán; vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng; vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng;
- Tiêm phòng cho lợn: Vắc xin phòng bệnh dịch tả, vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng; vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng, vắc xin phòng bệnh tai xanh;
b) Thời gian áp dụng kể từ ngày Quyết định này được ban hành có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
3. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Đối với chủ chăn nuôi: Được hỗ trợ khi có gia súc chết do tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc đối với các trường hợp sau:
- Tiêm phòng trâu, bò: Vắc xin phòng bệnh nhiệt thán; vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng;
- Tiêm phòng cho lợn: Vắc xin phòng bệnh dịch tả; vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng;
(Gia súc chết do tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh thực hiện hỗ trợ theo quy định của Chính phủ);
- Chấp hành tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung do cơ quan Thú y tổ chức triển khai theo kế hoạch tiêm phòng hàng năm và tiêm phòng khẩn cấp bao vây các ổ dịch; chấp hành tiêu hủy gia súc theo quy định và hướng dẫn của cơ quan Thú y;
- Gia súc sau khi tiêm phòng bắt buộc, bị chết trong vòng 72 giờ do phản ứng với vắc xin thì chủ chăn nuôi được hỗ trợ. Ngoài thời gian này và những nguyên nhân khác làm gia súc chết không được hỗ trợ.
b) Thú y viên được phân công nhiệm vụ, trong khi tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, thao tác tiêm vắc xin đúng kỹ thuật, nếu bị tai nạn thì được hỗ trợ chi phí điều trị, mai táng.
4. Nội dung và mức hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc:
a) Đối với chủ chăn nuôi: Khi có gia súc chết do tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc, phải tiêu hủy gia súc được hỗ trợ mức tương đương 50% giá trị gia súc thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ trực tiếp cho chủ chăn nuôi có gia súc tiêu hủy theo giá cả thị trường tại thời điểm tiêm phòng.
b) Hỗ trợ cho cán bộ thú y, thú y viên, trưởng thôn hoặc phó trưởng thôn, cán bộ UBND xã (04 người) được hưởng tiền công hướng dẫn, giám sát tiêu hủy, xử lý gia súc chết, chi theo số ngày công thực tế, mức hỗ trợ 70.000 đồng/người/ngày công đối với ngày làm việc và 120.000 đồng/người/ngày công đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.
c) Chi kinh phí tiêu hủy gia súc chết do tiêm phòng vắc xin theo chi phí thực tế bao gồm chi phí tiền công đào hố, vận chuyển, đốt, chôn lấp, phun khử trùng tiêu độc; chi phí hóa chất để khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho người tham gia xử lý.
d) Chi phí hỗ trợ Thú y viên (những người không thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước) bị tai nạn trong tiêm phòng vắc xin bắt buộc cho gia súc gồm:
- Trường hợp bị thương được Nhà nước hỗ trợ 80% chi phí khám chữa bệnh;
- Trường hợp bị chết được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền mai táng mức bằng 10 tháng lương tối thiểu theo quy định của Bảo hiểm xã hội.
5. Nguồn kinh phí: Kinh phí hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc do ngân sách tỉnh bảo đảm.
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý việc thực hiện chính sách này.
Sở Tài chính cân đối kinh phí, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành chức năng; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.