ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2019/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 09 tháng 4 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT, CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU KIỂU MẪU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 5 năm 2013;
Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tại Tờ trình số 82 /TTr- UBND ngày 19 tháng 02 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định các tiêu chí và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2019 và thay thế Quyết định số 488/2014/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 của UBND tỉnh Quy định các tiêu chí kiểu mẫu và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước giai đoạn 2014-2020 và Quyết định số 349/2017/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi cụm từ “Công dân gương mẫu” tại Quy định các tiêu chí kiểu mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 488/2014/QĐ- UBND ngày 17/02/2014 của UBND tỉnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC TIÊU CHÍ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT, CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU KIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09 /2019/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về các tiêu chí và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu.
2. Đối tượng áp dụng
a) Công dân từ 18 tuổi trở lên sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh;
b) Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh có tư cách pháp nhân và có tổ chức công đoàn cấp cơ sở trở lên;
c) Đối với lực lượng vũ trang, đối tượng tập thể thực hiện theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về đơn vị văn hóa;
d) Các hộ gia đình; các thôn, bản, tổ dân phố (khu phố, khối phố, tiểu khu...); xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố;
e) Tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện xét công nhận các danh hiệu kiểu mẫu.
1. Việc thẩm định và xét công nhận danh hiệu kiểu mẫu cho tập thể, hộ gia đình, công dân phải theo đúng quy định về tiêu chí kiểu mẫu, trình tự, thủ tục và đảm bảo công khai, dân chủ, tránh hình thức, bệnh thành tích.
2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xét và công nhận danh hiệu kiểu mẫu.
3. Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì cấp đó có trách nhiệm xét, công nhận danh hiệu và trình cấp trên xét, công nhận danh hiệu kiểu mẫu đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
Các danh hiệu kiểu mẫu gồm:
1. “Công dân kiểu mẫu”;
2. “Gia đình kiểu mẫu”;
3. “Thôn, bản, tổ dân phố kiểu mẫu”;
4. “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”;
5. “Doanh nghiệp kiểu mẫu”;
6. “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”;
7. “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”.
Điều 4. Tiêu chí “Công dân kiểu mẫu”
1. Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nội quy, quy định của cơ quan nơi công tác và địa phương nơi cư trú.
2. Yêu Tổ quốc, yêu quê hương, sống có lý tưởng cách mạng; có lối sống văn hóa lành mạnh, văn minh, trung thực, nhân nghĩa, đoàn kết; năng động, sáng tạo, có tri thức; thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức công vụ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; có tinh thần hợp tác quốc tế.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có ý thức tập thể, có tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung; có ý chí vươn lên trong học tập, công tác, sản xuất, kinh doanh và làm giàu chính đáng.
4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Điều 5. Tiêu chí “Gia đình kiểu mẫu”
1. Đã được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”.
2. Có 70% trở lên thành viên gia đình thuộc đối tượng tại Điểm a Khoản 2 Điều 1 Quy định này đạt danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”.
Điều 6. Tiêu chí “Thôn, bản kiểu mẫu”
Là thôn, bản đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Điều 7. Tiêu chí “Tổ dân phố kiểu mẫu”
1. Đã được công nhận danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” và “Cộng đồng học tập” cấp thôn, bản, tổ dân phố.
2. Đến thời điểm xét công nhận không còn hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo); tỷ lệ người dân có việc làm trên tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động đạt từ 95% trở lên.
3. Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.
4. Cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; đảm bảo quy định pháp luật về xây dựng, quy hoạch, kiến trúc đô thị; thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy, nổ; 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó nước sạch đạt 98% trở lên theo chuẩn mới; 100% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
5. Trong năm xét công nhận, Chi bộ được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể của tổ dân phố xếp loại xuất sắc.
6. Trong 3 năm liên tục đến năm xét công nhận, an ninh trật tự, an toàn xã hội ổn định, không để xảy ra trọng án, không có tội phạm, tệ nạn xã hội, vụ việc nổi cộm, phức tạp về an ninh trật tự; không có người phạm tội bị khởi tố, truy tố, xét xử; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật.
7. Đến thời điểm xét công nhận, có 70% trở lên số gia đình đạt danh hiệu “Gia đình kiểu mẫu”.
Điều 8. Tiêu chí “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”
1. Đã được công nhận “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá”.
2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3. Có 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ đạt chuẩn trở lên theo vị trí việc làm.
4. Trong năm xét công nhận, tổ chức Đảng được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức chính trị - xã hội được xếp loại xuất sắc.
5. Đến thời điểm xét công nhận, có 40% trở lên số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang đạt danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”.
Điều 9. Tiêu chí “Doanh nghiệp kiểu mẫu”
1. Đã được công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá” hoặc “Doanh nghiệp Thanh Hoá tiêu biểu”.
2. Đến thời điểm xét công nhận có 40% trở lên số người lao động đạt danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”.
Điều 10. Tiêu chí “Xã kiểu mẫu”
1. Đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và đạt chuẩn “Cộng đồng học tập” cấp xã.
2. Đến thời điểm xét công nhận, có 70% trở lên gia đình đạt danh hiệu “Gia đình kiểu mẫu”.
Điều 11. Tiêu chí “Phường, thị trấn kiểu mẫu”
1. Đã được công nhận “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” và đạt chuẩn “Cộng đồng học tập” cấp xã.
2. Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo); tỷ lệ người dân có việc làm trên tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động đạt từ 95% trở lên.
3. Các trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 75% trở lên, trong đó cấp bằng, chứng chỉ đạt ít nhất 30%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.
4. Có 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó nước sạch đạt từ 98% trở lên theo chuẩn mới; 100% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định; rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 60% trở lên; nghĩa trang nhân dân được xây dựng theo quy hoạch; mai táng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
5. Công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo đúng quy định; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính.
6. Có đủ tổ chức trong hệ thống chính trị và duy trì hoạt động thường xuyên theo quy định; đến năm xét công nhận, Đảng bộ, chính quyền được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xếp loại xuất sắc; 100% cán bộ, công chức phường, thị trấn đạt chuẩn theo quy định.
7. Trong 3 năm liên tục đến năm xét công nhận, an ninh trật tự, an toàn xã hội ổn định, không để xảy ra trọng án, không có tội phạm, tệ nạn xã hội, vụ việc nổi cộm, phức tạp về an ninh trật tự; không có người phạm tội bị khởi tố, truy tố, xét xử; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật.
8. Đến thời điểm xét công nhận, có 80% trở lên tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đạt chuẩn văn hoá, trong đó có 60% trở lên tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố kiểu mẫu” và 60% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kiểu mẫu”.
Điều 12. Tiêu chí “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”
1. Đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
2. Đến thời điểm xét công nhận, có 70% trở lên xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”; “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu mẫu”.
Điều 13. Hình thức ghi nhận, biểu dương
1. Huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, công dân đạt danh hiệu kiểu mẫu được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu số 01, 02, 03 kèm theo Quy định này.
2. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh xét chọn tối đa 10 Công dân kiểu mẫu thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 1 quy định này để tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Vào năm tròn (là năm có chữ số cuối cùng là “0”) và năm lẻ 5 (là năm có chữ số cuối cùng là “5”) kỷ niệm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20 tháng 2), Ủy ban nhân dân tỉnh xét chọn tối đa 10 công dân; 10 hộ gia đình, 10 cơ quan, đơn vị; 10 doanh nghiệp; 10 thôn, bản; 10 xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố đạt danh hiệu kiểu mẫu trong 5 năm để tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho tập thể, hộ gia đình, công dân và tặng Huy hiệu cho công dân tại hội nghị biểu dương của tỉnh.
4. Tập thể, hộ gia đình, công dân được xét chọn tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải đạt các tiêu chí: đã được công nhận danh hiệu kiểu mẫu; có thành tích xuất sắc tiêu biểu, điển hình trên từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, ngoại giao, quốc phòng - an ninh hoặc các lĩnh vực khác, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh và của cộng đồng.
5. Các danh hiệu kiểu mẫu được công nhận lại sau 05 năm kể từ ngày có quyết định công nhận lần trước.
THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ
Điều 14. Thẩm quyền quyết định
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định công nhận danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”, “Gia đình kiểu mẫu”.
2. Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp; Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quyết định công nhận danh hiệu “Công dân kiểu mẫu” đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang, sinh viên thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định công nhận danh hiệu “Tổ dân phố kiểu mẫu” thuộc phạm vi quản lý.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu mẫu”, “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”, “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”.
Điều 15. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”, “Gia đình kiểu mẫu”
1. Xét công nhận danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”
1.1. Trình tự, thủ tục
a) Hội đồng thi đua - Khen thưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức họp, bình xét danh hiệu và lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 14 Quy định này) xét công nhận danh hiệu “Công dân kiểu mẫu” cho các công dân; cụ thể như sau:
- Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc họp, bình xét và lập hồ sơ đề nghị Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đoàn thể; Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp xem xét, quyết định.
- Các cơ sở giáo dục và đào tạo:
Các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quản lý họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, bình xét và lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyết định.
Các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, bình xét và lập hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
Các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp họp, bình xét và lập hồ sơ đề nghị Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định.
- Các thôn, bản, tổ dân phố họp khu dân cư bình xét và lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định.
b) Cuộc họp bình xét ở khu dân cư được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự. Cuộc họp bình xét ở các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc được tiến hành khi đạt 70% trở lên số người được triệu tập tham dự.
c) Việc bình xét, công nhận danh hiệu “Công dân kiểu mẫu” ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành trong tháng 12 hàng năm; đối với cơ sở giáo dục và đào tạo, hoàn thành trong tháng 6 hàng năm.
1.2. Hồ sơ nộp về cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố 01 bộ gồm:
- Văn bản đề nghị của đơn vị trình;
- Biên bản họp bình xét ở khu dân cư, phòng, ban, đơn vị trực thuộc kèm theo danh sách (Phải đảm bảo từ 70% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của công dân.
2. Xét công nhận danh hiệu “Gia đình kiểu mẫu”
2.1. Trình tự, thủ tục
a) Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức họp khu dân cư bình xét danh hiệu “Gia đình kiểu mẫu” và lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định.
b) Cuộc họp bình xét ở khu dân cư được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự.
c) Việc bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình kiểu mẫu” hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
2.2. Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 01 bộ gồm:
- Biên bản họp bình xét ở khu dân cư (Phải đảm bảo từ 70% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của hộ gia đình.
Điều 16. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Tổ dân phố kiểu mẫu”, “Thôn, bản kiểu mẫu”
1. Xét công nhận danh hiệu “Tổ dân phố kiểu mẫu”
1.1. Trình tự, thủ tục
a) Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức họp khu dân cư xét danh hiệu và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xét. Cuộc họp được tiến hành khi có 60% trở lên số người được triệu tập tham dự.
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng xã, phường, thị trấn xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trình cấp có thẩm quyền.
c) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành thẩm định (có biên bản) trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố họp xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
d) Việc bình xét, công nhận danh hiệu “Tổ dân phố kiểu mẫu” hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
1.2. Hồ sơ
a) Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 01 bộ gồm:
- Biên bản họp bình xét ở khu dân cư (Phải đảm bảo từ 70% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của tổ dân phố.
b) Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố 01 bộ gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng xã, phường, thị trấn (Phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của tổ dân phố.
2. Đối với thôn, bản: trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định về thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu
1. Xét công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu” cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành cấp tỉnh
1.1. Trình tự, thủ tục
a) Hội đồng thi đua - Khen thưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức họp xét danh hiệu và lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
b) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của các cơ quan, đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo, bộ phận Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành tiến hành thẩm định trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
c) Việc bình xét danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu” cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành cấp tỉnh hoàn thành trong tháng 12 hàng năm; đối với đơn vị trực thuộc ngành giáo dục và đào tạo hoàn thành trong tháng 6 hàng năm.
1.2. Hồ sơ
a) Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành 01 bộ gồm:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị trình (Các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích cơ quan, đơn vị.
b) Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Hành chính công) 01 bộ gồm:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã,
thành phố, sở, ban, ngành (Các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của cơ quan, đơn vị trực thuộc.
2. Xét công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu” cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học; danh hiệu “Doanh nghiệp kiểu mẫu” cho các doanh nghiệp
2.1. Trình tự, thủ tục
a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, doanh nghiệp họp xét đề nghị Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đoàn thể; Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp họp xét đề nghị Hiệu trưởng nhà trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
b) Việc bình xét danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu mẫu” cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, doanh nghiệp hoàn thành trong tháng 12 hàng năm. Đối với đơn vị thuộc ngành giáo dục và đào tạo hoàn thành trong tháng 6 hàng năm.
2.2. Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Hành chính công) 01 bộ gồm:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, doanh nghiệp (Các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
1. Xét công nhận danh hiệu “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”
1.1. Trình tự, thủ tục
a) Hội đồng thi đua khen thưởng xã, phường, thị trấn họp xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xem xét.
b) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của các xã, phường, thị trấn, phòng Nội vụ huyện, thị xã, thành phố tiến hành thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
c) Việc bình xét danh hiệu “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu” hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
1.1. Hồ sơ
a) Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố 01 bộ gồm:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng xã, phường, thị trấn (Các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích xã, phường, thị trấn.
b) Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Hành chính công) 01 bộ gồm:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố (Các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích xã, phường, thị trấn.
2. Xét công nhận danh hiệu “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”
2.1. Trình tự, thủ tục
a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố họp xét đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
b) Việc bình xét danh hiệu “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu” hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
2.2. Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Hành chính công) 01 bộ gồm:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố (Các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của huyện, thị xã, thành phố.
Điều 19. Thời điểm nhận hồ sơ và xét các danh hiệu kiểu mẫu thuộc thẩm quyền công nhận của tỉnh
1. Vào tháng 02 hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Hành chính công) nhận hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu mẫu”, “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”, “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”.
Đối với ngành giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh nhận (qua Trung tâm Hành chính công) hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu” vào tháng 7 hàng năm.
2. Vào tháng 4 hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh họp xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu mẫu”, “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”, “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”.
Đối với ngành giáo dục và đào tạo, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh họp xét danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu” vào tháng 9 hàng năm.
Điều 20. Trình tự, thủ tục hồ sơ tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và huy hiệu
1. Trình tự, thủ tục
a) Chậm nhất vào ngày 10 tháng 01 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp; Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét tặng.
b) Vào tháng 02 hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh họp xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét tặng.
2. Hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Hành chính công) 01 bộ gồm:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã,
thành phố, sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, doanh nghiệp (Các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của tập thể, gia đình, công dân.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH, TẬP THỂ
Điều 21. Quyền của cá nhân, hộ gia đình, tập thể
1. Thực hiện theo Điều 76 - Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Công dân, hộ gia đình, tập thể được tặng danh hiệu kiểu mẫu được ưu tiên xét đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng do Luật Thi đua - Khen thưởng quy định. Công dân được tặng danh hiệu kiểu mẫu được ưu tiên trong việc xét nâng lương trước thời hạn.
Điều 22. Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, tập thể
1. Thực hiện theo Điều 77 - Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Công dân, hộ gia đình, tập thể được đề nghị tặng danh hiệu kiểu mẫu chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc kê khai, báo cáo thành tích đề nghị các cấp xét tặng, khen thưởng.
3. Hàng năm, tập thể, gia đình, công dân được công nhận danh hiệu kiểu mẫu có trách nhiệm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được.
4. Trước khi xét tặng và trình cấp trên xét tặng, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm công khai danh sách tại nhà văn hoá thôn, bản, tổ dân phố; trụ sở xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Điều 23. Hủy bỏ quyết định khen thưởng
Thực hiện theo Điều 78 - Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai và thực hiện nghiêm túc quy định này. Hàng năm, chủ động tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và báo cáo về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giao Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá sơ kết, tổng kết trong phạm vi toàn tỉnh; thẩm định thành tích, xét đề nghị khen thưởng.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các đoàn thể nhân dân tổ chức tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên của mình tích cực tham gia thực hiện tốt các nội dung quy định; phát huy được tinh thần đoàn kết, ý thức tự nguyện, tích cực và sự sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các địa phương, đơn vị có ý kiến phản ánh về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CÁC DANH HIỆU KIỂU MẪU
(Kèm theo Quyết định số: 09/2019/QĐ-UBND ngày 09 tháng 04 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1. Hình thức
1.1. Kích thước:
a) Danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”, “Gia đình kiểu mẫu”: được in trên khổ giấy A4, kích thước là 297 mm x 210 mm.
b) “Công dân kiểu mẫu” tiêu biểu; “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu mẫu”, “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”, “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”: được in trên khổ giấy kích thước là 360 mm x 237 mm.
1.2. Hoạ tiết trang trí xung quanh: đường diềm được trang trí bằng các hoạ tiết hoa văn nhưng không được giống hoặc tương tự bằng khen cấp nhà nước. Chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nội dung
- Dòng 1, 2: Quốc hiệu (1).
Khoảng trống
- Dòng 3: Thẩm quyền quyết định (2).
- Dòng 4: Tặng danh hiệu … (3).
- Dòng 5: Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công dân, gia đình đạt kiểu mẫu (4).
Khoảng trống
- Dòng 6: Tên đơn vị (cá nhân) được tặng (5).
- Dòng 7: Thành tích (6).
Khoảng trống
- Dòng 8:
+ Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm.
+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm (7)
- Dòng 9:
+ Bên trái: Số sổ vàng (8).
+ Bên phải: Thủ trưởng cơ quan (9).
Khoảng trống (3,5 cm): chữ ký, dấu
- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định (10).
Ghi chú:
(1): Quốc hiệu:
+ Dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (chữ in hoa, kiểu chữ đứng, in đậm, màu đen).
+ Dòng chữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (chữ thường, kiểu chữ đứng, in đậm, màu đen).
- (2): Thẩm quyền quyết định: Theo quy định (chữ in hoa, kiểu chữ đứng, màu đỏ).
- (3): Chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
- (4): Chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.
- (5): Chữ in đậm, màu đen.
- (6): Chữ thường, đậm, màu đen.
- (7): Chữ thường, màu đen.
- Cỡ chữ trong nội dung, đơn vị tự quy định cho phù hợp, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng.
Mẫu số 1: Quốc huy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ YÊN LỄ TẶNG DANH HIỆU “CÔNG DÂN KIỂU MẪU” NĂM ......
Ông Nguyễn Văn A, thôn Thấng Sơn, xã Yên Lễ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
|
Mẫu số 2 Quốc huy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THANH HOÁ TẶNG DANH HIỆU “TỔ DÂN PHỐ KIỂU MẪU”
Tổ dân phố Đông Lân 1, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa
|
Mẫu số 3
Quốc huy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TẶNG DANH HIỆU “XÃ KIỂU MẪU”
Xã Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.