ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2011/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 27 tháng 4 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 26/2009/QĐ-UBND NGÀY 08/5/2009 CỦA UBND TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 13/TTr-SLĐTBXH ngày 14/3/2011 về việc đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 08/5/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 08/5/2009 của UBND tỉnh quy định việc tập trung, xử lý các đối tượng: người xin ăn, người lang thang sống nơi công cộng và người tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:
1. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi như sau:
"1. Đưa vào Trung tâm Hỗ trợ người lang thang các đối tượng sau:"
a) Người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng, người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa;
b) Người xin ăn; người lang thang sống nơi công cộng trong thời gian chờ đưa về địa phương;
c) Người lang thang không xác định được nơi cư trú.
2. Chuyển điểm d khoản 1 Điều 4 thành khoản 3 Điều 4 như sau:
"3. Đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đối với người tâm thần mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa (sau khi có kết luận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh)".
3. Khoản 2 và khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau:
"2. Bước 2:
Sau khi lập đầy đủ các thủ tục hồ sơ nêu trên, các địa phương tập trung đối tượng thông báo cho Trung tâm Hỗ trợ người lang thang (sau đây gọi tắt là Trung tâm) tiếp nhận đối tượng đưa về Trung tâm quản lý tạm thời.
3. Riêng đối với đối tượng là người tâm thần, sau khi lập biên bản tập trung và bàn giao cho Trung tâm Hỗ trợ người lang thang tiếp nhận, đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh để điều trị và kết luận. Nếu đối tượng không phải là người tâm thần mãn tính thì Bệnh viện tỉnh có trách nhiệm điều trị; nếu là người tâm thần mãn tính thì Bệnh viện tỉnh thông báo cho Trung tâm Hỗ trợ người lang thang tiếp nhận để phối hợp với người thân, gia đình đối tượng có biện pháp quản lý tại gia đình hoặc đưa vào quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (nếu đối tượng không có người thân hoặc bị gia đình từ bỏ)".
4. Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 được sửa đổi như sau:
"1. Hồ sơ đối tượng:
Khi chuyển đối tượng vào Trung tâm Hỗ trợ người lang thang quản lý tạm thời phải tiến hành lập hồ sơ cá nhân hoàn chỉnh của từng người và tham mưu cho Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.
2. Thời gian giải quyết hồ sơ:
Trung tâm Hỗ trợ người lang thang xử lý và lập hồ sơ cá nhân trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận người lang thang. Nếu hồ sơ cần xác minh tại các tỉnh thì phải xin ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nhưng không được quá 03 tháng".
5. Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi như sau:
"1. Quản lý theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội".
6. Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi như sau:
"1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ người lang thang;
b) Xem xét và ra quyết định tiếp nhận các đối tượng vào nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp với ngành công an, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cấp chính quyền có liên quan trong và ngoài tỉnh trong việc đưa các đối tượng ngoài tỉnh về nơi cư trú và quản lý có hiệu quả đối tượng này;
d) Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tổ chức tiếp nhận các đối tượng có đủ điều kiện nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm (theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ) do Trung tâm Hỗ trợ người lang thang chuyển giao;
e) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương, các ngành chức năng thực hiện tốt chế độ cứu trợ xã hội đối với từng nhóm người thuộc diện cứu trợ xã hội được quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ;
f) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành và các địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Quy định này".
7. Điểm a khoản 2 Điều 8 được sửa đổi như sau:
"2. Công an tỉnh:
a) Cử cán bộ chiến sỹ tham gia cùng Trung tâm Hỗ trợ người lang thang tập trung, xử lý người lang thang vào các đợt cao điểm, lễ, tết khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhu cầu phối hợp và có văn bản đề nghị".
8. Khoản 3, 4, 5, 6 Điều 8 được sửa đổi như sau:
"3. Sở Y tế:
Có trách nhiệm chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận đối tượng tâm thần do Trung tâm Hỗ trợ người lang thang chuyển giao để tiến hành kiểm tra, kết luận, phân loại và xử lý theo quy trình.
4. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trang bị các phương tiện cho Trung tâm Hỗ trợ người lang thang, ban hành chính sách, bảo đảm kinh phí phục vụ cho công tác tiếp nhận tập trung, xử lý đối tượng lang thang trên địa bàn tỉnh (trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
5. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh thống nhất về nhân sự của Trung tâm Hỗ trợ người lang thang trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh:
Phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn Ban Quản lý các Khu du lịch, Khu di tích, Trung tâm văn hóa, thương mại và những nơi công cộng không để người ăn xin hoạt động trong phạm vi quản lý của mình; khi phát hiện có người xin ăn hoạt động tại địa bàn quản lý thì phải thông báo kịp thời cho công an xã, phường, thị trấn hoặc Trung tâm Hỗ trợ người lang thang để giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.