UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/1999/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH "QUY CHẾ CUỘC VẬN ĐỘNG THI VIẾT VỀ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI"
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng;
- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế cuộc vận động cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt trên địa bàn Thành phố Hà Nội".
Điều 2:
Quyết định này được thi hành thống nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3:
Các ông Chánh văn phòng UBND thành phố, Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Thành phó, Chủ tịch hội Nhà báo Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc các Sở, ban, Ngành; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thành phố và liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. /.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
QUY CHẾ
CUỘC VẬN ĐỘNG THI VIẾT VỀ GƯƠNG "NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT' TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo quyết định số 07/1999/QĐ-UB, ngày 26/1/1999 của UBND thành phố Hà Nội)
Giải thưởng cho cuộc thi viết về những gương người tốt, việc tốt của Hà Nội, được xét tặng vào dịp 10/10 hàng năm cho những tác phẩm xuất sắc, có tác dụng động viên, giáo dục, xây dựng đạo đức và lối sống lành mạnh ở Thủ Đô.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Những tác phẩm dự thi đã được đăng trên các báo, phát thanh, truyền hình (kể cả Trung ương và các địa phương khác viết về người tốt, việc tốt của Hà Nội) kể từ ngày 15/9 năm sau.
Điều 2: Các tác phẩm được xét tặng giải phải viết về người thật, việc thật, đảm bảo tính chính xác, phản ánh các gương điển hình người tốt, việc tốt trong các lĩnh vực của xã hội có tác dụng động viên, giáo dục cao.
Các tác phẩm đạt giải thưởng có thể được tập hợp, chọn lọc để xuất bản thành sách.
Điều 3: Giải thưởng được xét hàng năm nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10/10 có sơ kết vào dịp 19/5 để chọn một số tác phẩm thưởng động viên.
Điều 4: Giải thưởng tặng cho:
- 1 giải nhất trị giá: 3.000.000đ
- 3 giải nhì trị giá: 2.000.000đ
- 5 giải ba trị giá: 1.000.000đ
- Mỗi giải khuyến khích trị giá: 300.000đ
(Có thể tuỳ thực tế để xét số lượng giải khuyến khích)
Các tác giả có nhiều bài viết về người tốt, việc tốt có chất lượng, các cơ quan báo đài tuyên truyền về người tốt, việc tốt có hiệu quả cao sẽ được xét khen thưởng đặc cách; vào dịp sơ kết 19/5 sẽ chọn một số tập thể, cá nhân tiêu biểu để động viên.
Kinh phí tổ chức cho việc xét chọn các tác phẩm trong cuộc thi do Hội nhà báo Hà Nội dự trù theo kế hoạch hàng năm với sự thống nhất của Thường trực HĐTĐ khen thưởng thành phố và Sở Tài chính Vật giá Hà Nội.
Kinh phí khen thưởng cho các tác phẩm đạt giải được trích từ quỹ khen thưởng của Thành phố.
Quỹ tài trợ của các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ dùng để tặng cho những gương người tốt, việc tốt đặc biệt xuất xắc, cho những tập thể có nhiều gương người tốt, việc tốt được nêu trên báo, đài; tặng cho các cơ quan báo đài có nhiều tác phẩm nêu gương người tốt việc tốt có chất lượng và cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho phong trào vận động thi viết về gương người tốt, việc tốt; . . . ngoài ra còn trích 5% tổng số nguồn tài chính cho người tham gia tìm nguồn tài trợ.
Chương II
NGUYÊN TẮC XÉT THƯỞNG:
Điều 5:
- Tác phẩm dự thi viết theo thể loại báo chí bao gồm: Báo viết, báo nói, báo hình, đảm bảo tính chính xác, không hư cấu, hiệu quả cao. Mỗi bài viết không quá 1200 chữ, mỗi tác phẩm truyền thanh, truyền hình không quá 5 phút.
- Bài viết có kèm theo ảnh được đăng khuyến khích
- Các tác phẩm không hợp lệ Ban Tổ chức không hoàn lại bản thảo.
Điều 6:
- Ban điều hành cuộc vận động: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố và lãnh đạo Ban tuyên giáo Thành uỷ, Hội đồng thi đua Khen thưởng Thành phố, Hội Nhà báo Thành phố, Sở Văn hoá Thông tin.
- Hội đồng giám khảo: do Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố làm chủ tịch; thành viên của Hội đồng gồm đại diện của Thường trực HĐTĐ khen thưởng Thành phố, Ban tuyên giáo Thành uỷ, Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội và một số đại biểu báo, đài khác có liên quan.
Hội đồng phải có 2/3 số thành viên tham dự và bỏ phiếu thì tác phẩm dự thi mới có giá trị.
Tác phẩm đạt giải phải có ít nhất 2/3 số phiếu tán thành và được Ban điều hành xét duyệt.
- Bộ phận thường trực: giúp việc cho hội đồng giám khảo do Hội Nhà báo Thành phố đảm nhiệm, cùng tham gia có Thường trực HĐTĐ khen thưởng Thành phố, đại diện của Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Thường trực hội đồng có nhiệm vụ theo dõi tình hình hưởng ứng cuộc vận động, tiếp nhận các tác phẩm dự thi sơ bộ đánh giá, chọn lọc trình hội đồng giám khảo quyết định và giải quyết các công việc có liên quan.
Điều 7:
Tác phẩm dự thi do tác giả tự gửi hoặc do các ban biên tập báo, đài xét chọn gửi đến địa chỉ: Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội số 62 Trần Quốc Toản - Hà Nội.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8:
Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký, Những quy định trước đây trái với điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 9:
Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Thành phố, Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố, Ban tuyên giáo Thành uỷ, Sở Văn hoá Thông tin hướng dẫn thi hành quy chế trong lĩnh vực được giao nhiệm vụ tham mưu cho thành phố xét tặng giải thưởng. /.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.