ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2016/QĐ-UBND |
Long An, ngày 03 tháng 02 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại tờ trình số 139/TTr-STC ngày 14/01/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định phân cấp quyết định giá; phân công thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUYẾT ĐỊNH GIÁ; PHÂN CÔNG THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
CƠ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THUỘC THẨM QUYỀN ĐỊNH GIÁ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND
ngày 03/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An)
1. Quy định này phân cấp quyết định giá; phân công thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
2. Những nội dung không quy định tại quy định này thực hiện theo quy định tại Luật Giá ngày 20/6/2012, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Sở quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An (Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động định giá, điều chỉnh giá trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 3. Thẩm quyền, trách nhiệm định giá, điều chỉnh giá của các Sở quản lý chuyên ngành
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
a) Giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
b) Giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Sở Xây dựng
a) Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
b) Giá nước sạch sinh hoạt dùng cho các mục đích sử dụng tại đô thị; khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế; giá nước sạch khu vực nông thôn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp tỉnh quản lý.
c) Giá lao động phổ thông bốc xếp vật liệu, vật tư, hàng hóa.
d) Giá sản phẩm, dịch vụ công ích đô thị, dịch vụ xử lý rác, dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo áp dụng đối với cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
4. Sở Y tế
a) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
b) Giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
5. Sở Giao thông vận tải
a) Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa.
b) Giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
6. Các sở, ngành khác
Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành, tổ chức định giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công đối với các đơn vị trực thuộc sở quản lý và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
7. Trường hợp khác: hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật chuyên ngành có quy định khác về quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành về trình tự, quy trình định giá, điều chỉnh giá, thẩm định phương án giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Điều 4. Phân cấp thẩm quyền quyết định giá, điều chỉnh giá cho Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Giá nước sạch khu vực nông thôn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do UBND xã hoặc đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý.
2. Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở.
3. Các trường hợp khác
a) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý về tổ chức, chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên ngành thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo thực hiện định giá, điều chỉnh giá, thẩm định phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực đó.
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật chuyên ngành có quy định khác về quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện về trình tự, quy trình định giá, điều chỉnh giá, thẩm định phương án giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ, THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁ
1. Sở quản lý chuyên ngành
a) Tổ chức định giá, điều chỉnh giá, lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ tại Điều 3 quy định này chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu định giá theo quy định tại khoản 3 Điều này của các đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi đến. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian định giá thì Sở quản lý chuyên ngành phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho đơn vị, tổ chức, cá nhân biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
b) Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định phương án giá theo quy định tại khoản 1, Điều 6 quy định này. Sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính, cơ quan quản lý chuyên ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định tại khoản 1, Điều 7 quy định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn trực thuộc cấp huyện quản lý về lĩnh vực chuyên môn tổ chức định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4 quy định này chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu định giá theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian định giá thì cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ định giá phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho đơn vị, tổ chức, cá nhân biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
b) Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện tổ chức thẩm định phương án giá theo quy định tại khoản 2, Điều 6 quy định này. Sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Tài chính - Kế hoạch, cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ định giá, điều chỉnh giá trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định tại khoản 2, Điều 7 quy định này.
3. Hồ sơ phương án giá
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
b) Trường hợp mà pháp luật chuyên ngành có quy định về hồ sơ phương án giá thì thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 4 quy định này.
4. Phương án giá bao gồm những nội dung chính
- Các căn cứ pháp lý định giá hoặc điều chỉnh giá;
- Sự cần thiết và các mục tiêu định giá hoặc điều chỉnh giá (trong đó nêu rõ tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hóa, dịch vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá; diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn và trong nước; sự cần thiết phải thay đổi giá...);
- Bảng tính toán các yếu tố hình thành giá mua, giá bán; các mức giá kiến nghị được tính theo phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn phương pháp định giá của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- So sánh các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá đề nghị với các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm;
- So sánh mức giá đề nghị với mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự ở thị trường trong nước (nếu có);
- Dự kiến tác động của mức giá mới đến sản xuất, đời sống và đến thu chi của ngân sách nhà nước của địa phương (nếu có);
- Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới (nếu có).
Điều 6. Thẩm định phương án giá
1. Sở Tài chính
a) Tổ chức thẩm định phương án giá chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của Sở quản lý chuyên ngành.
b) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá thì Sở Tài chính phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện
a) Tổ chức thẩm định phương án giá chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
b) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá thì Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Ban hành quyết định giá chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận tờ trình của Sở quản lý chuyên ngành.
b) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian quyết định giá thì Ủy ban nhân dân tỉnh có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Ban hành quyết định giá chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận tờ trình của cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ định giá, điều chỉnh giá.
b) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian quyết định giá thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Sở Tài chính
a) Triển khai những quy định trong lĩnh vực quản lý giá khi Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn mới.
b) Tổ chức thẩm định phương án giá của Sở quản lý chuyên ngành khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
c) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc trên cơ sở đề nghị của Sở quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
2. Sở quản lý chuyên ngành
a) Tổ chức, triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp luật về giá, quy trình thực hiện để các đơn vị sự nghiệp thuộc sở quản lý; tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy định.
b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp; tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng phương án giá thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
c) Tổ chức định giá của các đơn vị sự nghiệp; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Tài chính.
d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan, kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
đ) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thuộc lĩnh vực chuyên ngành, có văn bản đề xuất xử lý gửi về Sở Tài chính. Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
e) Trong quá trình thực hiện nếu vướng về chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành thì Sở quản lý chuyên ngành tổng hợp ý kiến chung kể cả ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có), có văn bản gửi về Bộ quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn thực hiện. Trường hợp nếu Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Bộ quản lý chuyên ngành thì Sở quản lý chuyên ngành tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức, triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp luật về giá, quy trình thực hiện để các cơ quan chuyên môn thuộc cấp huyện quản lý; tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện theo đúng quy định.
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức định giá, điều chỉnh giá, thẩm định phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo phân cấp.
c) Ban hành quyết định giá đối với hàng hóa, dịch vụ khi cơ quan chuyên môn thuộc cấp huyện trình duyệt.
d) Tham gia, phối hợp với Sở quản lý chuyên ngành định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ; tham gia, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án giá hàng hóa, dịch vụ.
đ) Trong quá trình thực hiện nếu vướng về chuyên môn thuộc lĩnh vực của Sở quản lý chuyên ngành thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề xuất gửi về Sở quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn về chuyên môn.
e) Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức, cá nhân liên quan đề xuất bằng văn bản gửi về Sở quản lý chuyên ngành xem xét, tổng hợp sau đó gửi Sở Tài chính để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.