ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2014/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 29 tháng 5 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại văn bản số 708/SNV-XDCQ ngày 26/5/2014 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 302/STP-VBPL ngày 21/5/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy hoạch, đào tạo, huấn luyện, bổ nhiệm, sử dụng Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức công an chính quy trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trưởng Công an huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUY HOẠCH, ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN, BỔ NHIỆM, SỬ DỤNG TRƯỞNG, PHÓ TRƯỞNG
CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN NƠI CHƯA BỐ TRÍ TỔ CHỨC CÔNG AN CHÍNH QUY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2014/QĐ-UBND ngày 29/5 /2014 của UBND tỉnh)
Quyết định này quy định về quy hoạch, đào tạo, huấn luyện, bổ nhiệm, sử dụng đối với Trưởng, Phó trưởng Công an xã; Trưởng, Phó trưởng Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức công an chính quy trên địa bàn tỉnh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn).
Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn; người được quy hoạch chức danh Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn; các cơ quan, địa phương có liên quan.
1. Việc quy hoạch Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn là cơ sở để thực hiện việc đào tạo, huấn luyện đủ tiêu chuẩn và bổ nhiệm, sử dụng theo quy định.
2. Mỗi chức danh Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn được quy hoạch từ 01 đến 02 người, kịp thời thay thế Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn bố trí công tác khác.
3. Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn được đào tạo, huấn luyện theo kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chủ động tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan, đơn vị liên quan theo nhiệm vụ được phân công.
5. Định kỳ kiểm tra, thường xuyên giám sát quá trình thực hiện và báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
QUY HOẠCH TRƯỞNG, PHÓ TRƯỞNG CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN
1. Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của UBND cùng cấp; sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an cấp trên và phù hợp với quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành.
2. Chọn đúng đối tượng, đủ số lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.
3. Thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, bảo đảm quy trình đúng pháp luật; có nguồn kế cận, ổn định lâu dài; từng bước trẻ hóa, nâng cao chất lượng Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn.
1. Quy hoạch bố trí, sử dụng cán bộ, công chức ở xã, thị trấn.
2. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực công tác trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
3. Lịch sử gia đình và bản thân, thời gian công tác, thời điểm nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ của người thuộc diện quy hoạch theo quy định pháp luật.
4. Nguồn phát triển tại cơ sở hoặc đề nghị cấp trên tạo nguồn.
Điều 6. Thứ tự ưu tiên đối tượng quy hoạch
1. Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn đương chức.
2. Người có trình độ trung cấp nghiệp vụ công an trở lên.
3. Người đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
4. Con của người có công với nước gồm: con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động.
5. Người dân tộc Bahnar, Jrai.
6. Cán bộ, công chức xã, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thị trấn và thôn, làng, tổ dân phố thuộc xã, thị trấn.
7. Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp có hộ khẩu thường trú ở tại nơi quy hoạch ít nhất từ 36 tháng trở lên.
1. Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến 35 tuổi đối với nam (nếu có bằng trung cấp nghiệp vụ công an trở lên thì không quá 40 tuổi), đủ 18 tuổi đến 30 tuổi đối với nữ (nếu có bằng trung cấp nghiệp vụ công an trở lên thì không quá 35 tuổi).
2. Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không đang trong thời gian: bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, bị quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên mà chưa hết thời hạn chấp hành quyết định kỷ luật.
3. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ điều kiện phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; đối với vùng sâu, vùng xa không có nguồn quy hoạch thì trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở đối với người dân tộc Bahnar, Jrai.
5. Có đủ sức khỏe, khả năng hoàn thành nhiệm vụ; có đơn tự nguyện tham gia Công an xã, thị trấn; có hộ khẩu thường trú ở tỉnh từ 36 tháng trở lên.
Điều 8. Tổ chức, cá nhân giới thiệu nguồn quy hoạch
1. Đảng ủy, Thường trực HĐND, UBND xã, thị trấn.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, thị trấn.
3. Trưởng Công an cấp huyện.
4. Trưởng Công an xã, thị trấn.
5. Cấp ủy chi bộ thôn, làng, tổ dân phố, Trưởng thôn, làng, Tổ trưởng tổ dân phố thuộc xã, thị trấn.
1. Trưởng Công an xã, thị trấn hoặc lãnh đạo UBND xã, thị trấn (đối với nơi chưa bổ nhiệm Trưởng Công an xã, thị trấn) có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp gửi phiếu giới thiệu quy hoạch theo Mẫu số 1 đính kèm Quy định này đến các tổ chức, cá nhân tại Điều 8 nêu trên để giới thiệu nhân sự quy hoạch Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn ít nhất là 05 năm.
2. Trưởng Công an xã, thị trấn hoặc lãnh đạo UBND xã, thị trấn (đối với nơi chưa bổ nhiệm Trưởng Công an xã, thị trấn) tổng hợp các ý kiến giới thiệu quy hoạch Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn; tổ chức lấy ý kiến đại diện thôn, làng, tổ dân phố nơi có hộ khẩu thường trú và chi bộ đảng đang sinh hoạt (nếu là đảng viên) đối với người được giới thiệu quy hoạch; báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp kèm hồ sơ có liên quan (Đơn tự nguyện tham gia lực lượng Công an xã, thị trấn; bản khai lý lịch cá nhân có xác nhận của UBND xã, thị trấn; giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; các văn bằng có liên quan; biên bản lấy ý kiến thôn, làng, tổ dân phố và chi bộ đảng).
3. Chủ tịch UBND xã, thị trấn báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy cùng cấp xem xét, thống nhất quy hoạch Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn gồm: nguồn giới thiệu quy hoạch nêu ở trên và số đang đương chức.
4. UBND xã, thị trấn tổng hợp, báo cáo về Phòng Nội vụ cấp huyện để Phòng Nội vụ cấp huyện phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp thẩm định quy hoạch Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn và trình cấp có thẩm quyền xem xét, có ý kiến theo phân cấp quản lý, trước khi UBND cấp huyện phê duyệt quy hoạch, báo cáo Công an tỉnh và Sở Nội vụ trước tháng 9 hàng năm theo Mẫu số 2 đính kèm Quy định này.
Điều 10. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
Hàng năm, Trưởng Công an xã, thị trấn hoặc lãnh đạo UBND xã, thị trấn (đối với nơi chưa bổ nhiệm Trưởng Công an xã, thị trấn) phải rà soát quy hoạch để tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn.
Trường hợp có biến động đột xuất về nguồn trong quy hoạch thì Trưởng Công an xã, thị trấn hoặc lãnh đạo UBND xã, thị trấn (đối với nơi chưa bổ nhiệm Trưởng Công an xã, thị trấn) báo cáo UBND cùng cấp xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kịp thời.
Quy trình chọn nguồn bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo Điều 9 của Quy định này.
ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN TRƯỞNG, PHÓ TRƯỞNG CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN
1. Chính quy.
2. Vừa làm vừa học.
Điều 12. Trình độ, đối tượng, chương trình, cơ sở đào tạo
1. Bổ túc trình độ trung học phổ thông đối với người trong diện quy hoạch có trình độ học vấn trung học cơ sở.
2. Đào tạo trình độ trung cấp nghiệp vụ công an trở lên đối với Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn đương chức và người trong diện quy hoạch Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn.
3. Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với Trưởng Công an xã, thị trấn đương chức và người trong diện quy hoạch Trưởng Công an xã, thị trấn.
4. Thời gian, chương trình, nội dung, cơ sở đào tạo theo quy định pháp luật.
Điều 13. Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người được cử đi đào tạo
1. Nghĩa vụ, trách nhiệm:
a) Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn đương chức và những người trong diện quy hoạch có đủ điều kiện, phù hợp với loại hình đào tạo phải tham gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
b) Người được cử đi học bị buộc thôi học do vi phạm quy chế của cơ sở đào tạo; tự ý nghỉ học không có lý do chính đáng; không chấp hành sự phân công công tác của cấp có thẩm quyền thì phải đền bù toàn bộ chi phí đào tạo theo quy định và đưa ra khỏi quy hoạch.
2. Quyền lợi:
a) Đối với người đi học là cán bộ, công chức cấp xã: Thời gian đào tạo được tính thời gian công tác liên tục, được giữ nguyên chức vụ trong thời gian học, được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định.
b) Đối với người đi học không phải là cán bộ, công chức cấp xã: Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh quy định hỗ trợ tiền ăn, ở, học phí, đi lại trong thời gian đi học.
c) Người đi học xin nghỉ học có lý do chính đáng được UBND cấp huyện đề nghị và cơ sở đào tạo có văn bản cho phép nghỉ học thì UBND cấp huyện tiếp nhận và báo cáo về Công an tỉnh, Sở Nội vụ theo dõi, quản lý.
Điều 14. Thời gian, chương trình, nội dung, cơ sở huấn luyện
1. Hàng năm, Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn được huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học văn phòng, tiếng dân tộc thiểu số (đối với người chưa sử dụng thành thạo tiếng dân tộc thiểu số công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số) theo thời gian, chương trình, nội dung do cơ quan có thẩm quyền quy định.
2. Cơ sở tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn theo quy định hiện hành.
Điều 15. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch và bố trí kinh phí đào tạo, huấn luyện
1. Hàng năm, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND cấp huyện xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện theo Quy định này xong trước tháng 10; báo cáo đề xuất UBND tỉnh (qua Sở Tài chính).
2. Sở Tài chính căn cứ nhu cầu, kế hoạch đã xác định để bố trí kinh phí mở lớp đào tạo, huấn luyện Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn và người trong diện quy hoạch trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
BỔ NHIỆM, SỬ DỤNG, THÔI GIỮ CHỨC VỤ ĐỐI VỚI TRƯỞNG, PHÓ TRƯỞNG CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN
Điều 16. Bổ nhiệm Trưởng Công an xã, thị trấn
1. Điều kiện xem xét bổ nhiệm: Trong diện quy hoạch chức danh Trưởng Công an xã, thị trấn; có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trình độ trung cấp nghiệp vụ công an trở lên; là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đủ điều kiện kết nạp Đảng theo quy định.
2. Tiêu chuẩn:
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
b) Bảo đảm tiêu chuẩn và năng lực thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1, Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
3. Khi tạm thời chưa có người đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định để tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh Trưởng Công an xã, thị trấn thì UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp phối hợp với UBND xã, thị trấn bố trí người kiêm nhiệm; đồng thời, đề nghị Công an tỉnh tăng cường công an chính quy về làm Trưởng Công an xã, thị trấn cho đến khi có người thay thế.
Trường hợp người không trong diện quy hoạch chức danh Trưởng Công an xã, thị trấn nhưng đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn khác thì Chủ tịch UBND cấp huyện và cơ quan Công an cùng cấp báo cáo Công an tỉnh để thống nhất với Sở Nội vụ trước khi xem xét, bổ nhiệm Trưởng Công an xã, thị trấn.
4. Quy trình và thẩm quyền bổ nhiệm: Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển công chức cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện sau khi thống nhất với Chủ tịch UBND xã, thị trấn có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) quyết định bổ nhiệm Trưởng Công an xã, thị trấn.
Điều 17. Bổ nhiệm Phó trưởng Công an xã, thị trấn
1. Điều kiện xem xét bổ nhiệm: Trong diện quy hoạch Phó trưởng Công an xã, thị trấn; có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trình độ trung cấp nghiệp vụ công an trở lên hoặc có quy hoạch cử đi đào tạo trung cấp nghiệp vụ công an trở lên do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp người không trong diện quy hoạch chức danh Phó trưởng Công an xã, thị trấn nhưng đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn khác thì Chủ tịch UBND cấp huyện và cơ quan Công an cùng cấp báo cáo Công an tỉnh để thống nhất với Sở Nội vụ trước khi xem xét, bổ nhiệm Phó trưởng Công an xã, thị trấn.
3. Quy trình và thẩm quyền bổ nhiệm: Trưởng Công an cấp huyện sau khi thống nhất với Chủ tịch UBND xã, thị trấn, có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) quyết định bổ nhiệm Phó trưởng Công an xã, thị trấn.
Điều 18. Tăng cường Công an chính quy về công tác tại xã, thị trấn
Thực hiện điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm chức danh Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn theo quy định tại Khoản 4, Điều 10 của Pháp lệnh Công an xã năm 2008. Thẩm quyền bổ nhiệm theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 của Pháp lệnh Công an xã năm 2008.
1. Đối với Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn đương chức: Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghiệp vụ công an trở lên thì được UBND cấp huyện bố trí đúng vị trí chức danh trước khi đào tạo.
Trường hợp được bố trí đảm nhiệm chức vụ, chức danh cao hơn hoặc điều động sang chức danh tương đương ở xã, thị trấn khác trong cùng huyện, thị xã, thành phố thì Trưởng Công an cấp huyện căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, trao đổi thống nhất với Chủ tịch UBND xã, thị trấn và có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
2. Người được đào tạo từ nguồn quy hoạch Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn thì tối đa không quá 06 tháng, kể từ khi tốt nghiệp trở về địa phương phải được bố trí đúng chức danh quy hoạch. Trường hợp do khách quan chưa có điều kiện bổ nhiệm chức danh quy hoạch theo đúng thời gian quy định thì UBND cấp huyện có trách nhiệm tạm thời bố trí công việc thích hợp nhưng tối đa sau 12 tháng phải bổ nhiệm theo chức danh quy hoạch.
Điều 20. Các trường hợp thôi giữ chức vụ Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn
1. Theo nguyện vọng chính đáng và có đơn xin thôi việc được UBND cấp huyện đồng ý.
2. Có 02 năm liên tiếp bị cơ quan có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3, Điều 58, Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
3. Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức.
4. Trong thời gian được cử đi đào tạo bị kỷ luật buộc thôi học, tự ý bỏ học.
5. Nghỉ hưu, nghỉ chế độ.
1. Công tác quản lý, kiểm tra:
a) Phòng Nội vụ cấp huyện phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, giám sát UBND xã, thị trấn về việc xây dựng quy hoạch và bố trí, sử dụng Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn.
b) Sở Nội vụ phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra, giám sát UBND cấp huyện về công tác quy hoạch, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh việc triển khai thực hiện Quy định này; phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng theo quy định.
3. Công an tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Công an cấp huyện thực hiện Quy định này; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức việc đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn và người trong diện quy hoạch nguồn theo quy định; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh về chế độ, chính sách đào tạo, huấn luyện đối với Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thị trấn.
4. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện Quy định này; định kỳ báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ, Công an tỉnh) trước tháng 11 hàng năm.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, UBND cấp huyện, Công an cấp huyện báo cáo về Sở Nội vụ và Công an tỉnh để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.