|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ ĐẤU THẦU MUA, BÁN LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
CỤC TRƯỞNG CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ Nghị định số 66/CP ngày 18l10l1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Dự trữ Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 137/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý lương thực dự trữ quốc gia;
Theo đề nghị của Trưởng ban Pháp chế và Trưởng ban Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy chế đấu thầu mua, bán lương thực dự trữ quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Trưởng ban, Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng Cục và các Giám đốc Chi cục dự trữ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA |
QUY ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ ĐẤU THẦU MUA, BÁN LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban hành theo Quyết định số 06/19991/QĐ-CDTQG ngày 20 tháng 2 năm 1999 của Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia)
Điều 2. khoản 3 của Điều này sửa lại như sau:
3. Bên dự thầu (hay nhà thầu) là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện dự thầu mua, bán lương thực dự trữ quốc gia".
Điều 3. Hình thức đấu thầu và phương pháp áp dụng.
Bổ sung Khoản l như sau:
Sau khi đã thông báo mời thầu đúng quy định, đến hết thời hạn nộp thầu, nếu mỗi gói thầu có từ 02 nhà thầu trở lên tham dự, cơ quan tổ chức đấu thầu được tiến hành mở thầu để xét lựa chọn nhà thầu trúng thầu; trường hợp chỉ có 01 nhà thầu tham dự, Hội đồng đấu thầu quyết định việc mở hồ sơ dự thầu và xem xét, kiến nghị Thủ trưởng cơ quan mời thầu quyết định theo nguyên tắc quy định trong Khoản 2 Điều 7 của Quy chế này".
Điều 5. Điều kiện dự thầu.
Sửa lại như sau:
" t, Các tổ chức, cá nhân dự thầu phải có những điều kiện sau đây:
Đối với tổ chức: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập;
Đối với cá nhân: có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành;
Có nhu cầu mua, bán lương thực;
Có đủ điều kiện về tài chính để dự thầu; Hồ sơ dự thầu theo đúng quy định của bên mời thầu."
Điều 8. Thời hạn mời thầu, nộp thầu, mở thầu và thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
Bổ sung khoản 5 của Điều 8 như sau:
5. Thời hạn mời thầu, nộp thầu, mở thầu không tính ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ Nhà nước quy định."
Điều 15. Ký quỹ dự thầu.
Sửa lại Điều này như sau:
"Tiền ký quỹ dự thầu (tiền mặt, tín phiếu...) là số tiền bên dự thầu phải nộp vào quỹ của bên mời thầu hoặc gửi vào tài khoản của bên mời thầu mở tại Kho bạc Nhà nước (bên dự thầu phải nộp giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước về số tiền ký quỹ dự thầu) trước khi mở thầu và không được hưởng lãi trong thời gian ký quỹ. Mức tiền ký quỹ của một gói thầu được quy định bằng 3% tổng giá trị ước tính của gói thầu; trường hợp một nhà thầu tham gia dự thầu trên 3 gói thầu, thì mức tiền ký quỹ dự thầu của gói thầu thứ tư trở đi bằng l% tổng giá trị ước tính của mỗi gói thầu.
Số tiền ký quỹ dự thầu nếu nộp tại quỹ của bên mời thầu thì sẽ hoàn trả lại ngay cho các bên dự thầu không trúng thầu, nếu nộp tại Kho bạc Nhà nước thì sẽ hoàn trả chậm nhất là 05 ngày, sau khi công bố kết quả mở thầu. Đối với bên trúng thầu, tiền ký quỹ sẽ được chuyển sang khoản tiền ký quỹ bảo đản thực hiện hợp đồng (Điều 16), số thiếu phải nộp thêm. Bên mời thầu phải nộp số tiền này vào Kho bạc Nhà nước.
Bên dự thầu không được nhận lại tiền ký quỹ dự thầu trong trường hợp vi phạm Quy chế Đấu thầu mà bị loại khỏi danh sách dự thầu, trúng thầu nhưng không ký hợp đồng, từ chối thực hiện hợp đồng hoặc rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp thầu. Số tiền này bên mời thầu được sử dụng để thanh toán chi phí tổ chức đấu thầu lại (nếu có) do các trường hợp nêu trên gây ra, số tiền cồn lại phải nộp hết vào ngân sách nhà nước."
Điều 16. Ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Sửa lại như sau:
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày trúng thầu, bên trúng thầu phải nộp tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng vào tài khoản của đơn vị tổ chức đấu thầu mở tại Kho bạc Nhà nước và ký kết hợp đồng kinh tế với bên mời thầu theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25 tháng 9 năm 1989. Số tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng 5% giá trị hợp đồng và không được hưởng lãi trong thời gian ký quỹ. Số tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng được trả lại bên trúng thầu sau khi thanh lý hợp đồng. Nếu bên trúng thầu vi phạmhoặc không thực hiện đúng hợp đồng thì số tiền ký quỹ này được trừ vào tiền phạt vi phạm hợp đồng và nộp vào ngân sách nhà nước."
Điều 22. Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu.
Khoản 2 của Điều này sửa lại như sau:
"2. Xét trúng thầu căn cứ vào các yêu cầu trong thông báo mời thầu, các phiếu bỏ thầu có cùng điều kiện phù hợp với yêu cầu đấu thầu thì kết quả trúng thầu là phiếu bỏ thầu có mức giá thấp nhất (khi bên mời thầu mua hàng) hoặc có mức giá cao nhất (khi bên mời thầu bán hàng) so với giá xét thầu của từng gói thầu."
Khoản 3 của Điều này sửa lại như sau: “3. Trong trường hợp các bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêu chuẩn và giá bỏ thầu ngang nhau, thì cơ quan tổ chức đấu thầu thực hiện đấu thầu tiếp vòng thứ hai giữa các nhà thầu này để lựa chọn nhà thầu trúng thầu. Nếu kết quả của lần đấu thầu thứ hai vẫn ngang nhau, thì khối lượng của gói thầu được thương lượng chia cho các nhà thầu hoặc bốc thăm để chọn nhà thầu trúng thầu."
Điều 24. Chi phí tổ chức đấu thầu.
Sửa lại đoạn 1 của Điều này như sau: “Bên mời thầu được thu phí dự thầu để chi phí cho việc tổ chức đấu thầu như in tài liệu, sổ sách, thông tin..., mức thu do Cục Dự trữ Quốc gia quy định. Các nhà thầu phải nộp phí dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu tham gia dự thầu trên 3 gói thầu, thì từ gói thứ tư trở đi, tiền phí dự thầu chỉ phải nộp bằng 1/3 mức thu phí của một gói.”/.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.