ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2011/QĐ-UBND | Gia Nghĩa, ngày 10 tháng 01 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐẾN NĂM 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1258/TTr-LĐTBXH ngày 03/12/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020”.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án) chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo mục tiêu và các nội dung ghi trong Đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020”; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10/1/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông
Phần I
QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH
I. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về dạy nghề
1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị, của người lao động và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
2. Trong dạy nghề nông thôn phải chú trọng, ưu tiên các đối tượng chính sách có công, đồng bào dân tộc ít người, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, người có trình độ văn hóa thấp, phụ nữ; người sống ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo, xã xây dựng nông thôn mới, lao động bị thu hồi đất canh tác để gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ phát triển ngành nghề, phát triển doanh nghiệp, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; đồng thời ưu tiên thu hút học sinh nông thôn tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học vào học trung cấp nghề, cao đẳng nghề để nâng chất lượng nguồn lực lao động nông nghiệp, nông thôn.
3. Học nghề là quyền lợi, nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển đổi việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của từng địa phương nói riêng, của tỉnh nói chung; tạo cơ hội cho lao động nông thôn tham gia thị trường lao động kỹ thuật ở trong nước và ngoài nước.
5. Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, từng ngành và từng địa phương; vận động, khuyến khích tối đa các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn các huyện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, đời sống được nhà nước đầu tư trên địa bàn và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
II. Thực trạng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội và lao động động việc làm của tỉnh.
1. Về phát triển kinh tế - xã hội
Đăk Nông là một tỉnh vùng cao, nằm ở phía Tây Nam thuộc vùng Tây Nguyên. Toàn tỉnh có 8 huyện, thị xã, với 71 xã, phường, thị trấn, trong đó có 4 huyện và 7 xã biên giới, 20 xã đặc biệt khó khăn. Với tổng diện tích tự nhiên là 651.438 ha, dân số khoảng 494.972 người, gồm 29 dân tộc anh em chung sống. Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là nông, lâm, ngư nghiệp 80,71%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,9%; thương mại - dịch vụ chiếm 18,20%. GDP bình quân đầu người khoảng 892,79 USD/năm. Mặt bằng dân trí thấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao, thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp so với bình quân của cả nước; toàn tỉnh có 14.620 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 13,28% và 6.359 hộ cận nghèo chiếm 5,76% .
1.1. Về kinh tế:
- Tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt mức bình quân 15,63%/năm (trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 45,22%, nông nghiệp tăng 5,67%, dịch vụ tăng 17%); thời kỳ 2011 - 2015 đạt mức bình quân 16% (trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 25%, nông nghiệp tăng 5,0%, dịch vụ tăng 17,66%); thời kỳ 2016 - 2020 đạt mức bình quân 15,6% (trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 20%, nông nghiệp tăng 4,5%, dịch vụ tăng 15,68%).
- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 17,8% năm 2005 lên 48,6% năm 2010, lên 60,3% năm 2015 và lên 66,3% vào năm 2020. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt 22,5% năm 2010, 22,8% năm 2015 và 23,8% năm 2020. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP đến năm 2010 là 28,9%, đến năm 2015 là 16,9% và đến năm 2020 giảm xuống còn khoảng 9,9%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 14,3 triệu đồng, năm 2015 đạt 30,4 triệu đồng, năm 2020 đạt 66 triệu đồng. Rút ngắn khoảng cách so với cả nước về GDP/người từ 58% so với cả nước vào năm 2005 lên 90% vào năm 2010 và 163% vào năm 2020.
1.2. Về xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,7% vào năm 2010, 1,1 - 1,2% vào năm 2020.
Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 25% vào năm 2010, 28% năm 2015 và 36% năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15 - 16% vào năm 2010 và bằng mức bình quân cả nước vào năm 2020. Đưa tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ngang mức bình quân chung của tỉnh.
- Đến năm 2010: giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22%; 85% dân số được sử dụng nước sạch; có 6 bác sĩ/một vạn dân. Đến năm 2020: giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 10%; 100% dân số được sử dụng nước sạch; có 8 bác sĩ/một vạn dân.
- Đến năm 2010 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 30% dân số trong độ tuổi được phổ cập trung học phổ thông và 50% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Năm 2020 có 75% dân số trong độ tuổi phổ cập trung học phổ thông và 80% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Đến năm 2010 có 80% gia đình; 60% thôn, buôn; 90% cơ quan, đơn vị và 30% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá. Đến năm 2020 có 100% gia đình, 80% thôn, buôn, 100% cơ quan, đơn vị và 60% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá.
2. Về lao động - Việc làm
2.1. Dân số chia theo giới tính và nhóm tuổi:
- Tính đến hết năm 2009, dân số toàn tỉnh Đăk Nông là 494.972 người. Trong đó thành thị thị 73.750 người chiếm 14,8%, dân số khu vực nông thôn là 421.222 người chiếm 85,2%. Dân số nam là 257.930 người chiếm 52,11%, dân số nữ là 237.042 người chiếm 47,89%. Tổng nguồn nhân lực là 307.063 người, chiếm 62% so với tổng dân số. Trong đó số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 296.339 người, chiếm 97,6%, số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 10.724 người chiếm 2,4%.
- Dân số được phân theo nhóm tuổi như sau:
Từ 0-14 tuổi: 170.175 người, chiếm tỷ lệ 34,38%. Từ 15-19 tuổi: 53.110 người, chiếm tỷ lệ 10,73%. Từ 20-29 tuổi: 85.382 người, chiếm tỷ lệ 17,25%. Từ 30-39 tuổi: 80.779 người, chiếm tỷ lệ 16,32%. Từ 40-49 tuổi: 57.614 người, chiếm tỷ lệ 11,64%. Từ 50-59 tuổi: 28.015 người, chiếm tỷ lệ 5,66%. Trên 60 tuổi: 19.897 người, chiếm tỷ lệ 4,02%.
2.2. Tốc độ phát triển dân số trong thời gian qua:
Bình quân giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng dân số là 4,36%. Trong đó tăng tự nhiên là 2,3%, tăng cơ học là 2,06%. Bình quân giai đoạn 2005-2009 mỗi năm dân số của tỉnh tăng khoảng 17.200 người.
2.3. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực: Cơ cấu nguồn nhân lực từ 5 tuổi trở lên theo trình độ học vấn như sau:
- Chưa biết chữ: 56.170 người, chiếm tỷ lệ 11,34%.
- Chưa tốt nghiệp tiểu học: 72.764 người, chiếm tỷ lệ 14,70%.
- Tốt nghiệp tiểu học: 134.819 người, chiếm tỷ lệ 27,23%.
- Tốt nghiệp Trung học cơ sở: 172.409 người, chiếm tỷ lệ 34,83%.
- Tốt nghiệp Trung học phổ thông: 58.810 người, chiếm tỷ lệ 11,90%.
2.4. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật:
2.4.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:
- Chưa qua đào tạo: 374.972 người chiếm tỷ lệ 75,75%.
- Đào tạo ngắn hạn, sơ cấp nghề 98.714 người, chiếm tỷ lệ 19,94%.
- Công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề: 3.454 người, chiếm tỷ lệ 0,69%.
- Cao đẳng nghề: 452 người, chiếm tỷ lệ 0,09%.
- Trung cấp chuyên nghiệp: 7.021 người, chiếm tỷ lệ 1,41%.
- Cao đẳng đại học: 10.359 người, chiếm tỷ lệ 2,12%.
2.4.2. Cơ cấu nguồn nhân lực từ 15 tuổi trở lên theo cơ cấu ngành nghề:
- Công nhân kỹ thuật và các nhóm ngành nghề chính:150.743 người, chiếm tỷ lệ 53,94%.
- Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật và chuyên gia: 12.922 người, chiếm tỷ lệ 4,62%.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 2.575 người, chiếm tỷ lệ 0,92%.
- Lao động giản đơn: 113.199 người, chiếm tỷ lệ 40,52%.
2.5. Trạng thái hoạt động của nguồn nhân lực:
- Lực lượng tham gia hoạt động kinh tế: Tổng nguồn nhân lực là 307.063 người, chiếm 62% so với tổng dân số. Trong đó số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 296.339 người, chiếm 97,6%, số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 10.724 người chiếm 2,4%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị là 1,15%.
- Số lao động không tham gia hoạt động kinh tế là: 31.325 người. Trong đó: số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học: 21.971 người, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động làm nội trợ: 5.134, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không làm việc: 1.647 và số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không có việc làm là 2.573 người.
- Phân theo ngành, lĩnh vực: Công nghiệp-xây dựng: 27.479 chiếm 10,3%, nông- lâm-ngư nghiệp: 217.818 người, chiếm 82,19%, thương mại-dịch vụ 19.717 người chiếm 7,4%.
2.6. Dự báo Cung - Cầu nguồn nhân lực đến 2020: (xem phụ lục số 1 kèm theo)
III. Thực trạng công tác đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010 và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn
1. Về dạy nghề cho lao động nông thôn.
1.1. Kết quả đạt được:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 cơ sở dạy nghề và có chức năng dạy nghề, trong đó 10 cơ sở dạy nghề công lập (Trường trung cấp nghề Đăk Nông; Trung tâm dạy nghề Đăk Nông - Trường cao đẳng nghề số 8 - Bộ Quốc phòng; Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân; Trung tâm dạy nghề huyện Đăk Rlấp; Trung tâm dạy nghề huyện Cư Jút; Trung tâm dạy nghề huyện Đăk Mil, Trung tâm dạy nghề huyện Đăk Song, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Đăk Nông; Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Đăk Nông; Phân hiệu Đăk Nông - Trường Cao đăng nghề Công nghiệp Việt Bắc - TKV) và 5 cơ sở dạy nghề ngoài công lập (Trung tâm dạy nghề tư thục Đại Lợi; Trung tâm dạy nghề tư thục Gia Nghĩa; Trung tâm dạy nghề Nhân Ái, Trung tâm dạy nghề Trường Phước; Hợp tác xã 18/4 Đăk Nông).
Có 8 đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (Trường trung cấp nghề Đăk Nông; Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Đăk Nông; Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Đăk Nông; Trung tâm dạy nghề tư thục Đại Lợi; Trung tâm dạy nghề tư thục Gia Nghĩa; Hợp tác xã 18/4 Đăk Nông; Phân hiệu Đăk Nông - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc - TKV; Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân). Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề còn hạn chế, phần lớn các cơ sở dạy nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng được về mặt công nghệ trong sự phát triển của tình hình đào tạo hiện nay. Hình thức đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo nghề lưu động ở các xã, phường, thị trấn và thôn, buôn, bon từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề. Các nghề được đào tạo hiện nay như: Chăn nuôi thú y, Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Dệt thổ cẩm, Sửa chữa máy nông nghiệp, May công nghiệp, Điện dân dụng, Tin học văn phòng, Mây tre đan, Kỹ thuật in lụa…và đào tạo nghề theo hình thức xã hội hóa với các nghề như: Lái xe ôtô các hạng, Y tá, dược tá ... Đội ngũ giáo viên dạy nghề toàn tỉnh hiện có 117 người, trong đó 59 giáo viên cơ hữu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 24,3%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 16,69%.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến hết năm 2009 tổng số người được học nghề là 17.020 người (dạy nghề chương tình Mục tiêu quốc gia 10.062 người; dạy nghề sơ cấp và thường xuyên theo hình thức xã hội hoá 6.958 người). Cụ thể năm 2006 đào tạo nghề cho 3.463 người, năm 2007 đào tạo 3.226 người, năm 2008 đã đào tạo nghề cho 4.486 người, năm 2009 đào tạo nghề cho 5.845 người. Ước thực hiện cả năm 2010 đào tạo nghề cho khoảng 6.560 người.
Dự kiến từ năm 2010 đến năm 2011 sẽ thành lập mới các trung tâm dạy nghề ở các huyện Tuy Đức, Đăk Glong, Krông Nô. Như vậy đến năm 2011 mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có khoảng 18 cơ sở. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 5 đến 6 ngàn lao động nông thôn ở các cấp trình độ như: dạy nghề thường xuyên, sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề (liên kết đào tạo).
1.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác đào tạo nghề nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Là một tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác dạy nghề ở một số nơi chưa được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm thoả đáng, công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về học nghề chưa sâu rộng, người dân không biết nhiều thông tin về chế độ chính sách học nghề nên việc tuyển sinh học nghề còn khó khăn, bị động. Trong những năm vừa qua, mặc dù tỉnh đã có một số chính sách hỗ trợ cho người học nghề nhưng đối tượng được thụ hưởng chính sách này chỉ là người dân tộc thiểu số tại chỗ (Quyết định số 71/2004/QĐ-UBND ngày 01/10/2004) và chỉ hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nếu họ tham gia học nghề từ trình độ trung cấp chính quy trở lên (Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 26/01/2010), các chính sách này mức hỗ trợ vẫn còn thấp so với tình hình giá cả hiện nay nên chưa thu hút được lao động nông thôn tham gia học nghề, nhất là lao động thuộc diện hộ nghèo.
Hình thức đào tạo nghề hiện nay chủ yếu là đào tạo lưu động trình độ sơ cấp nghề ở các xã, phường, thị trấn, thôn, buôn, bon, điều kiện đi lại hết sức khó khăn vì vậy công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề chưa được thường xuyên nên chất lượng dạy nghề chưa cao, kết quả học tập của học viên chủ yếu dựa vào báo cáo đánh giá của giáo viên giảng dạy và của cơ sở dạy nghề. Tỉnh chưa có cơ chế, chính sách kêu gọi xã hội hoá đầu tư dạy nghề một cách rõ ràng, cụ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới dạy nghề của tỉnh. Ngân sách của tỉnh hàng năm đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của trung ương, điều này đã làm việc bố trí nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và dạy nghề rơi vào bị động, vì vậy quá trình triển khai thực hiện việc giải ngân chậm so với tiến độ của kế hoạch dạy nghề đã được phê duyệt hàng năm.
1.3. Dự báo nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu Điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 9.009 người có nhu học nghề ở các cấp trình độ với các hình thức đào tạo là dạy nghề thường xuyên và dạy nghề chính quy (xem phụ lục số 2 kèm theo).
Với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, trong năm 2010 dự kiến đào tạo nghề cho khoảng 6560 người, trong đó 4.256 người học các nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp như: Chăn nuôi thú y, Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Sửa chữa máy nông nghiệp... Có 2.304 người học các nghề phi nông nghiệp như: Dệt thổ cẩm, May công nghiệp, Điện dân dụng, Điện công nghiệp, Tin học văn phòng, Mây tre đan, Kỹ thuật in lụa…
2. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã.
Thực hiện Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “một số giải pháp nhằm củng cố chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010”; trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Từ năm 2004 đến nay UBND tỉnh Đăk Nông đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Tổng số cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2004-2010 là 7.213 lượt, trong đó cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn là 4.521 lượt, cán bộ không chuyên trách cấp xã là 2.692 lượt.
So với cán bộ, công chức hiện nay, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2004-2010 như sau: đào tạo về lý luận chính trị đạt 78,1% (1.068 lượt/1.356 CBCC), về Quản lý nhà nước đạt 56,4% (768 lượt/1.356 CBCC), về chuyên môn nghiệp vụ đạt 109% (1.480 lượt/1.356 CBCC), trong đó Trung cấp chuyên môn đạt 64,2% (868 lượt/1.353 CBCC), bồi dưỡng chức danh Chủ tịch HĐND - UBND đạt 57,6% (186 lượt/323 CBCC).
- Đánh giá tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành ở Trung ương, địa phương và sự nhìn nhận đúng mức của các Sở, ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được đào tạo, bồi dưỡng liên tục nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ tại địa phương, tỷ lệ cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ còn rất thấp.
Tỷ lệ cán bộ chuyên trách đạt chuẩn khoảng 45,2% (văn hoá đạt 75,3%, chuyên môn 23,3%, lý luận chính trị 73,4%, quản lý nhà nước 18,6%); Tỷ lệ công chức cấp xã đạt chuẩn khoảng 52,1% (văn hoá đạt 98,1%, chuyên môn 83,4%, lý luận chính trị 23,6%, quản lý nhà nước 4,3%).
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên thay đổi, một số sau khi đào tạo không được bố trí đúng ngành nghề và vị trí công tác.
IV. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Quyết định 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về việc quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 - 2015;
- Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở xã;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
- Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Thông tư liên tịch số 112/2010/ TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên Bộ: Tài chính - Lao động - TBXH, về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính;
- Thông tư liên tịch số 65/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12/7/2006 của liên Bộ: Tài chính - Lao động - TBXH, về việc hướng dẫn thực hiện chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.
- Thông tư liên tịch số 43/2007/TTLT-BTC- BGDĐT ngày 02/5/2007 của liên Bộ: Tài chính - Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập;
- Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008 của liên Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-TBXH về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Thông tư liên tịch số 102/2007/ TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của liên Bộ: Tài chính - Lao động - TBXH, về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo;
- Thông tư liên tịch số 44/2010/ TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 29/3/2010 của liên Bộ: Tài chính - Lao động - TBXH, về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo;
- Quyết định số 70/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động – TBXH về việc học bổng khuyến khích học nghề;
- Quyết định số 1895/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;
- Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Nông từ năm 2010 đến năm 2015.
Phần II
MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
I. Mục tiêu của Đề án
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; thu hút đầu tư.
- Tạo bước đột phá, tăng tốc về phát triển chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn; phấn đấu đến giai đoạn 2015 - 2020 dự báo tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh tương đương mức trung bình của cả nước khi đó khoảng 40%.
b) Mục tiêu cụ thể:
Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng từ 5 đến 6 ngàn lao động nông thôn. Tỷ lệ học viên có việc làm sau khi học nghề đến năm 2020 bình quân đạt khoảng 80%; Dự kiến trong cả giai đoạn của Đề án sẽ đào tạo, bồi dưỡng cho 11.600 cán bộ công chức cấp xã và đào tạo nghề cho khoảng 61.560 người ở các cấp trình độ đào tạo, trong đó phấn đấu chuyển dịch dần cơ cấu đào tạo như sau:
- Khoảng 40% lao động học các nghề để phục vụ sản xuất nông nghiệp,
- Khoảng 60% lao động học các nghề để chuyển đổi ngành nghề tại chỗ, cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất phi nông nghiệp và cho xuất khẩu lao động.
Bảng: Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (xem phụ lục số 3 kèm theo)
II. Đối tượng của Đề án
1. Đối với người học nghề
a) Đối tượng được hỗ trợ học nghề Lao động ở khu vực nông thôn và lao động làm nông nghiệp ở các phường, thị trấn trong độ tuổi lao động, kể cả lao động là người tàn tật còn khả năng lao động (từ đủ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề có nhu cầu học, sau khi kết thúc khóa học, học viên được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng trung cấp nghề hoặc bằng cao đẳng nghề; trong đó ưu tiên hỗ trợ theo thứ tự như sau:
* Nhóm đối tượng 1:
- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
* Nhóm đối tượng 2:
- Người thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (sau đây gọi là hộ cận nghèo), danh sách hộ nghèo, cận nghèo phải có tên trong danh sách quản lý và được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
* Nhóm đối tượng 3:
Lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề (không thuộc nhóm đối tượng 1 và 2).
b) Ngành nghề đào tạo được hỗ trợ kinh phí:
Các nghề đào tạo được hỗ trợ bao gồm tất cả các ngành nghề phục vụ đời sống và nhu cầu tìm việc làm, tự tạo việc làm của người lao động (các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp).
c) Hình thức đào tạo:
c.1) Học nghề thường xuyên tại các lớp dạy nghề trên địa bàn huyện, thị xã có thời gian đào tạo dưới 03 tháng (thời gian đào tạo mỗi tuần ít nhất 30 giờ, người học được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học nếu qua kiểm tra cuối khóa đạt yêu cầu) do các đơn vị, doanh nghiệp được Sở Lao động - TBXH cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) tổ chức.
c.2) Học sơ cấp nghề (thời gian đào tạo từ 03 tháng đến dưới 12 tháng và mỗi tháng đào tạo ít nhất 80 giờ, người học nghề được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề nếu qua kiểm tra cuối hóa đạt yêu cầu) tại các lớp dạy nghề trên địa bàn huyện, thị xã do các cơ sở dạy nghề tổ chức.
c.3) Học nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề ở trong và ngoài tỉnh.
2. Kinh phí hỗ trợ học nghề:
2.1. Hỗ trợ cơ sở dạy nghề thực hiện hợp đồng đào tạo:
Hỗ trợ cơ sở đào tạo nghề theo số học viên thực tế học nghề trình độ sơ cấp theo từng nghề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Nông quy định mức hỗ trợ chi phí học nghề của từng năm cho phù hợp với giá cả và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng tối đa không quá 3.000.000đồng/người/khóa học đối với lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; Không quá 2.500.000 đồng/người/khoá học đối với lao động nông thôn có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo; Mức hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng/người/khoá học đối với lao động nông thôn khác.
2.2. Hỗ trợ cho người tham gia học nghề:
2.2.1. Hỗ trợ theo chính sách của Trung ương:
- Học viên thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, học sơ cấp nghề, học nghề dưới 3 tháng được hỗ trợ tiền ăn mức 15.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng tại địa phương, nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km.
- Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì được Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.
- Học viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (hộ cận nghèo) học các khoá học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.
2.2.2. Hỗ trợ theo chính sách của Địa phương:
- Học viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ, học nghề từ trung cấp chính quy được hỗ trợ: 250.000 đồng/người/tháng, cấp 11 tháng/năm.
- Hỗ trợ tiền tàu xe: Mức hỗ trợ 150.000 đồng/người/năm đối với người học nghề tại các cơ sở ngoài tỉnh.
2.3. Hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề:
a) Giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề thường xuyên phải xuống xã (vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) để dạy nghề, quản lý lớp học với thời gian từ 15 ngày trở lên mỗi tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung. Thời gian hỗ trợ căn cứ vào kế hoạch và tiến độ giảng dạy của từng lớp học được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
b) Giáo viên các cơ sở dạy nghề công lập các huyện được giải quyết nhà công vụ.
c) Giáo viên đạt chuẩn dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập tốt nghiệp loại khá, giỏi và có ngành nghề đào tạo đúng ngành giảng dạy ở vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), với thời gian không quá 05 năm tính từ ngày có quyết định tuyển dụng hoặc điều động luân chuyển nhưng chưa được hưởng phụ cấp thu hút.
d) Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm nghiệp, trung tâm hướng nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề) được trả thù lao giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là tiến sỹ khoa học, tiến sỹ trong lĩnh vực liên quan đến ngành đào tạo, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả thù lao giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi (tương đương khoảng 50.000 đồng/giờ chuẩn).
e) Giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ngoài công lập khi được triệu tập, dự tập huấn nghiệp vụ, hội nghị được thanh toán tiền tàu xe, tiền lưu trú, công tác phí, tài liệu học tập với mức theo quy định hiện hành của nhà nước.
3. Đầu tư, phát triển, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề (Hệ thống mạng lưới dạy nghề đến năm 2015 và định hướng năm 2020).
a) Các trung tâm dạy nghề công lập.
Ngoài các trung tâm dạy nghề công lập ở các huyện đã có quyết định thành lập, từ nay đến hết năm 2011, các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh có nhu cầu sẽ được đầu tư thành lập 01 trung tâm dạy nghề công lập. Ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa cho một trung tâm dạy nghề là 9 tỷ đồng. Riêng huyện Đăk Glong nếu được Chính phủ công nhận là huyện nghèo theo Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 sẽ được ngân sách Trung ương đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy nghề.
Nội dung đầu tư gồm nhà xưởng thực hành, phòng học lý thuyết hoặc kết hợp học lý thuyết và thực hành, ký túc xá, nhà ở cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải, thiết bị dạy nghề cho 3 - 5 nghề phổ biến và 2 - 3 nghề đặc thù của địa phương, đảm bảo các nghề phổ biến đầu tư không trùng lắp giữa các trung tâm gần nhau để có thể phân công mỗi trung tâm được đầu tư nghề thế mạnh tổ chức dạy nghề lưu động cho các xã ở các huyện lân cận.
Đảm bảo biên chế cán bộ, giáo viên các trung tâm với mức 01 biên chế không quá 50 học viên tốt nghiệp mỗi năm (quy ra sơ cấp nghề), trong đó các nghề phổ biến và được tập trung đầu tư trang thiết bị từ ngân sách nhà nước mỗi nghề có 01 giáo viên cơ hữu.
b) Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập.
Tiếp tục đầu tư cho Trường trung cấp nghề Đăk Nông để thu hút học sinh chưa tốt nghiệp phổ thông trung học ở các huyện vào học hệ trung cấp nghề, góp phần phân luồng học sinh sau phổ thông cơ sở; đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số ít người. Phấn đấu đến năm 2015 nâng cấp Trường trung cấp nghề Đăk Nông thành Trường cao đẳng nghề và năm 2017 sẽ nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Cư Jút và huyện Đăk Mil thành Trường trung cấp nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề cho địa phương nói riêng và cho cả tỉnh nói chung.
Thành lập khoa Sư phạm nghề Trường trung cấp nghề Đăk Nông hoặc liên kết với các trường dạy nghề khác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghê trên địa bàn tỉnh.
c) Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề kể cả ngoài công lập và các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm khuyến nông, khuyến công, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị khác nếu có nhu cầu, điều kiện để dạy nghề và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề thì được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng kinh phí, chính sách quy định tại đề án này, được cung cấp chương trình, giáo trình và được hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề theo quy định hiện hành.
4. Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã:
4.1. Lĩnh vực đào tạo:
4.1.1. Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã và cán bộ nguồn:
a) Bồi dưỡng kiến thức tổng quan về quản lý, kỹ năng quản lý hành chính và tầm nhìn chiến lược về chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội;
b) Kỹ năng tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai và chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã, phường, thị trấn;
c) Về lý luận chính trị và hành chính đào tạo Cao cấp, trung cấp; về chuyên môn đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp;
d) Kỹ năng tuyên truyền và giáo dục pháp luật; ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định trong quản lý lãnh đạo; quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả;
e) Kỹ năng điều hành và kiểm tra công việc của Chủ tịch UBND xã; xây dựng văn hoá công sở;
f) Bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức đoàn thể...
4.1.2. Đối với công chức cấp xã:
a) Kỹ năng quản lý tư pháp - hộ tịch; thu chi ngân sách trên địa bàn xã và thông qua dự toán giám sát hoạt động chấp hành quyết toán ngân sách xã; Nâng cao quản lý dự án, thanh quyết toán công trình xây dựng;
b) Kỹ năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện pháp lệnh quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, chỉ đạo công tác phòng ngừa, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở cơ sở. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn;
c) Kỹ năng giao tiếp và lễ tân hành chính;
d) Bồi dưỡng tin học văn phòng; công tác văn thư lưu trữ; nghiệp vụ đấu thầu theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ, Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng; Nghiệp vụ định giá xây dựng theo Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
e) Tập huấn nghiệp vụ cho Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự xã;
f) Cập nhật các kiến thức về Tôn giáo; đào tạo tiếng Dân tộc M’Nông;
4.2. Đối tượng đào tạo:
4.2.1. Cán bộ chuyên trách cấp xã bao gồm:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (hoặc Chi bộ, nơi chưa thành lập Đảng bộ);
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
g) Chủ tịch Hội Nông dân;
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
4.2.2. Công chức cấp xã bao gồm:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế toán; e) Tư pháp - hộ tịch; g.) Văn hóa - xã hội.
4.2.3. Cán bộ nguồn: Cán bộ trong diện quy hoạch nguồn thay thế cho các chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
4.3. Phương thức đào tạo:
Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung tại Trường Chính trị tỉnh hoặc tại trung tâm bồi dưỡng Chính trị ở các huyện. Đào tạo, bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau.
4.4. Cơ sở đào tạo:
Tổ chức liên kết đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở Trường Chính trị tỉnh; Học viện hành chính; Trường Cao đẳng Nội vụ; Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Bộ Nội vụ; Trung tâm bồi dưỡng Chính trị các huyện và các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài tỉnh.
Phần III
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
I. Giải pháp thực hiện
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
a) Các Huyện ủy, Thị ủy, Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã có Nghị quyết về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 để nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị.
b) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, Thị uỷ và thành lập Ban Chỉ đạo để xây dựng, triển khai thực hiện đề án các hoạt động cụ thể của Đề án ở cấp huyện, thị xã.
c) Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường phối hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các hội viên của mình tham gia học nghề.
d) Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề.
e) Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ và nhận thức đúng đắn về học nghề để chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
f) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chủ trì, làm cầu nối giữa cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tạo điều kiện cho học viên học nghề thực hành, thực tập nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Thông qua hoạt động thiết thực này, học viên có cơ hội tìm kiếm việc làm tại chính các đơn vị mà mình đã tham gia học tập.
2. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề (có phụ lục số 4 kèm theo)
a) Quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011 - 2020 cho phù hợp với tình hình hiện tại cũng như theo yêu cầu của Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b) Hoàn thành việc thành lập mới các trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề trong giai đoạn 2010 - 2011.
c) Hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị các nghề phổ biến cho trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề cấp huyện trước năm 2013 và đầu tư bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu đào tạo.
d) Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để dạy nghề cho lao động nông thôn.
3. Phát triển đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.
a) Điều tra khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng từ năm 2011.
b) Huy động cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề.
c) Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các đơn vị dạy nghề, trước hết bố trí đủ giáo viên cơ hữu cho các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện.
d) Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
e) Bổ sung 01 biên chế chuyên trách công tác dạy nghề cho Phòng Lao động TBXH các huyện, thị xã trong quí I năm 2011.
4. Phát triển, phổ biến các chương trình, giáo trình, học liệu.
a) Xây dựng một số chương trình dạy nghề nông thôn liên quan đến các cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông thôn, ngành nghề truyền thống đặc thù của tỉnh.
b) Cung cấp, phổ biến kịp thời các chương trình, giáo trình, học liệu do các Bộ, Ngành để cung cấp cho các cơ sở dạy nghề, đơn vị có tham gia hoạt động dạy nghề.
c) Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư… tham gia góp ý, xây dựng chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Đề án từ cấp tỉnh đến, huyện, xã. Đảm bảo trong suốt quá trình đào tạo, mỗi lớp học nghề được kiểm tra từ 1 đến 2 lần.
II. Các hoạt động của Đề án
1. Dạy nghề cho lao động nông thôn.
Hoạt động 1: Tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề nông thôn.
- Thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của các hội, đoàn thể các cấp, các phòng Lao động TBXH, các xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức tập huấn nội dung tuyên truyền cho cán bộ của các hội, đoàn thể các cấp, các phòng Lao động TBXH, các xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn.
- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những người có nhiều đóng góp cho công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, người học nghề thành đạt.
Hoạt động 2: Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn. Dự kiến sẽ tiếp tục điều tra vào tháng 5 năm 2015, đối tượng là lao động ở khu vực nông thôn và lao động làm nông nghiệp ở các phường, thị trấn trong độ tuổi lao động, kể cả lao động là người tàn tật còn khả năng lao động (từ đủ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam) trên địa bàn toàn tỉnh bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại các hộ gia đình.
- Điều tra, xác định danh mục các nghề cần đào tạo cho lao động nông thôn.
- Điều tra, xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo.
- Điều tra, xác định nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn (số lượng, trình độ, cơ cấu ngành nghề).
- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến năm 2015, 2020.
- Điều tra, xác định năng lực, ngành nghề đào tạo của các đơn vị dạy nghề của tỉnh về giáo viên, cán bộ quản lý, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Hoạt động 3: Thí điểm tổ chức, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Tập trung đầu tư, hỗ trợ thực hiện thí điểm 01 mô hình dạy nghề nông nghiệp, 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp tại huyện Cư Jút và đánh giá kết quả các lớp dạy nghề khác cho lao động nông thôn để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. Thời gian thí điểm các mô hình trên thực hiện từ năm 2011 đến hết năm 2012, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%. Lao động sau khi học nghề được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
Hoạt động 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập.
- Đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề công lập đã được thành lập.
Hoạt động 5: Xây dựng, phổ biến chương trình, giáo trình dạy nghề
- Xây dựng khoảng 40 đến 50 chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng, trong đó chú trọng các nghề tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương, các nghề nông nghiệp công nghệ cao đối với một số cây trồng đặc thù của địa phương.
- Tổ chức giới thiệu, phổ biến các chương trình, tài liệu dạy nghề do các Bộ, Ngành của Trung ương cung cấp đến các cơ sở dạy nghề.
Hoạt động 6: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề Tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cho khoảng 200 cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề thuộc các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động 7: Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã.
Từ nay đến năm 2020, tổ chức dạy nghề và thực hiện hỗ trợ cho 61.560 lao động nông thôn, bao gồm 12.350 người học nghề thường xuyên, 40.710 người học sơ cấp nghề, 6.500 người học trung cấp nghề, 2.000 người học cao đẳng nghề và đào tạo bồi dưỡng cho 11.600 cán bộ công chức cấp xã.
Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, chuẩn bị kế hoạch hàng năm.
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, tình hình việc làm của người học nghề, tình hình quản lý và sử dụng kinh phí và định kỳ 6 tháng, hàng năm và báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, ngân sách cho năm sau; giao chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề hàng năm cho các địa phương, cơ sở dạy nghề thực hiện.
Hoạt động 9: Hàng năm xây dựng kế hoạch cho Ban chỉ đạo đi học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
2. Đào đạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã.
Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã đến năm 2020:
2.1. Giai đoạn 2011 - 2015:
Tỉnh Đăk Nông hiện nay có 71 đơn vị hành chính cấp xã; đến năm 2015 tỉnh ta có 85 đơn vị hành chính cấp xã (tăng 14 xã); số lượng cán bộ chuyên trách, công chức một xã giao động từ 21 đến 25 người/xã; tăng thêm khoảng 300 cán bộ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cho thấy nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức để đạt chuẩn chức danh cán bộ, công chức theo Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ là 7.200 lượt; cụ thể:
Về lý luận chính trị: 600 lượt cho cán bộ chuyên trách cấp xã;
Về quản lý hành chính: 800 lượt cho cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã;
Về trình độ chuyên môn: Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 300 lượt; đào tạo đạt chuẩn trình độ chuyên môn 500 lượt;
Về bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ: 5.000 lượt; trong đó cán bộ chuyên trách 3.000 lượt, công chức 2.000 lượt.
2.2. Giai đoạn 2016 - 2020:
Theo kế hoạch đến năm 2020 tỉnh ta có 93 đơn vị hành chính cấp xã (tăng 08 xã) tính mốc từ năm 2015; số lượng cán bộ chuyên trách, công chức một xã giao động từ 21 đến 25 người/xã; tăng thêm khoảng 200 cán bộ; dự kiến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ nguồn khoảng 4.000 lượt người.
Phần IV
KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. Kinh phí thực hiện
1. Chia theo giai đoạn và tính chất nguồn kinh phí (có phụ lục số 5 kèm theo)
Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ năm 2010 đến năm 2020 là: 479.370 triệu đồng (riêng năm 2010 là 45.120 triệu đồng bao gồm cả nguồn vốn trung ương và địa phương); Trong đó:
- Kinh phí giai đoạn năm 2011 - 2015 là 218.200 triệu đồng (Ngân sách trung ương 164.700 triệu đồng, ngân sách địa phương là 53.500 triệu đồng).
- Kinh phí giai đoạn năm 2016 - 2020 là 216.050 triệu đồng (Ngân sách trung ương 159.950 triệu đồng, ngân sách địa phương là 56.100 triệu đồng).
2. Việc bố trí nguồn kinh phí:
a) Ngân sách Trung ương: Ngoài những phần được bố trí từ ngân sách địa phương, kinh phí Trung ương hỗ trợ từ hoạt động 1 đến hoạt động 8 của Đề án và kinh phí dạy nghề cho người nghèo theo chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
b) Ngân sách địa phương: Cân đối kinh phí hàng năm hỗ trợ thêm cho người học nghề và cơ sở dạy nghề. Hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các trung tâm dạy nghề công lập ở các huyện, thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút của tỉnh đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Bố trí kinh phí để tổ chức các cuộc họp của Ban chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc, mua văn phòng phẩm và kinh phí cho Ban chỉ đạo Đề án 1956 tỉnh Đăk Nông đi học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh, thành phố làm tốt mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
c) Nguồn khác: Từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho vay hoặc tài trợ, nguồn thu học phí của cơ sở dạy nghề để tái đầu tư cho hoạt động dạy nghề.
II. Tổ chức thực hiện
Ban chỉ đạo cấp tỉnh thành phần gồm có Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành liên quan, đại diện mặt trận và các đoàn thể.
1. Phân công trách nhiệm các cơ quan là thành viên Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020” như sau:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020”
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án; tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí thực hiện hàng năm và từng giai đoạn gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn các huyện, thị xã, các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch triển khai đề án đến năm 2020 và nhu cầu kinh phí hàng năm.
- Dự kiến phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các huyện, thị xã, các cơ sở dạy nghề gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn; điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và thực trạng về cơ sở vật chất, giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động – TBXH tình hình triển khai thực hiện đề án.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH tổ chức xây dựng danh mục các nghề cần đào tạo cho lao động nông thôn, trong có các nghề đặc thù trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng.
- Chủ trì việc cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Lao động - TBXH xây dựng cơ chế hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Chủ trì xây dựng thí điểm mô hình dạy nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Sở Nội vụ
- Triển khai thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH hướng dẫn các huyện, bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề tại Phòng Lao động TBXH; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí hoặc bổ sung biến chế cho các cơ sở dạy nghề công lập.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Bổ túc văn hoá, phân luồng, định hướng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH hướng dẫn các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
- Dự kiến kinh phí địa phương bổ sung để thực hiện Đề án từ năm 2010 – 2020 trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quản lý, sử dụng ngân sách đối với các chính sách hoạt động trong Đề án; kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện Đề án.
g) Sở Công Thương
- Chủ trì, cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn.
- Chủ trì, xây dựng thí điểm mô hình dạy nghề phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
h) Sở Thông tin và Truyền thông
- Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn:
- Tham mưu cho Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ định hướng, chỉ đạo nội dung và giám sát việc thực hiện kế hoạch thông tin, truyền thông thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn cho các đối tượng là cán bộ, phóng viên nội dung công tác tuyên truyền về học nghề cho lao động nông thôn.
- Định hướng tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm thông qua Bản tin, điểm báo, các buổi họp báo, giao ban báo chí trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn phòng Văn hoá thông tin các huyện, thị xã và các cơ quan báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền Đề án.
2. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã.
a) Tham mưu Huyện ủy, Thị ủy ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
b) Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án của huyện, thị xã trên cơ sở đề án này và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và 2020.
c) Huy động các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ ngành nghề trên địa bàn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
d) Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án của địa phương hàng năm trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; đề xuất với tỉnh các ngành nghề phổ biến, ngành nghề đặc thù để đào tạo nghề cho lao động địa phương.
e) Quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
f) Chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình của huyện, thị xã có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
g) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện đề án trên địa bàn và định ký 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Sở Lao động - TBXH để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Các tổ chức, chính trị - xã hội và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
- Các tổ chức đoàn thể, tham gia tuyên truyền, vận động hội viên tham gia học nghề, dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện đề án tại địa phương và các hoạt động phù hợp khác của Đề án.
- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức lồng ghép các hoạt động của Đề án này vào Đề án Hỗ trợ phụ nữ, Thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015.
- Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh căn cứ vào chỉ tiêu dạy nghề được giao hàng năm, có trách nhiệm triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Định kỳ, Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - TBXH (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án) để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - TBXH.
4. Khen thưởng, kỷ luật.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ được khen thưởng hoặc bị kỷ luật theo đúng quy định hiện hành.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các chính sách trong Đề án này có thể sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả và biến động của kinh tế - xã hội của từng năm và của từng giai đoạn cũng như các chính sách khác của nhà nước có liên quan đến đào tạo nghề./.
PHỤ LỤC SỐ 1:
DỰ BÁO CUNG - CẦU NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN 2020
Đơn vị tính : người
Năm | Dân số | Lao động trong độ tuổi | Lao động tham gia hoạt động kinh tế | ||||||
Tổng | Nông, lâm nghiệp | Công nghiệp Xây dựng | Thương mại Dịch vụ | ||||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | ||||
2010 | 505.872 | 278.230 | 236.500 | 164.300 | 69,49 | 21.200 | 8,99 | 50.000 | 21,52 |
2011 | 521.000 | 286.000 | 237.400 | 163.800 | 68,9 | 22.500 | 9,5 | 51.100 | 21,6 |
2012 | 535.600 | 294.600 | 244.500 | 167.900 | 68,6 | 24.900 | 10 | 51.700 | 21,4 |
2013 | 549.000 | 296.460 | 246.000 | 167.200 | 67,9 | 27.000 | 11 | 51.800 | 21,1 |
2014 | 561.100 | 308.605 | 256.100 | 171.600 | 66,9 | 30.700 | 12 | 53.800 | 21,1 |
2015 | 572.300 | 314.765 | 261.000 | 172.500 | 66 | 35.000 | 13 | 53.500 | 21 |
2020 | 630.000 | 359.100 | 298.600 | 176.174 | 59 | 52.250 | 17,5 | 70.176 | 23,5 |
PHỤ LỤC SỐ 2:
DỰ BÁO NHU CẦU HỌC NGHỀ THEO CÁC CẤP TRÌNH ĐỘ, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
Bảng 1: Tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động nông thôn năm 2010.
Đơn vị tính: Người
TT | Tên huyện, thị | Trình độ đào tạo | Hình thức đào tạo | ||||||
Tổng | Dạy nghề thường xuyên | Sơ cấp nghề | Trung cấp nghề | Cao đẳng nghề | Tổng | Dạy nghề kèm cặp | Tập trung | ||
1 | Thị xã Gia Nghĩa | 191 | 24 | 76 | 76 | 15 | 191 | 73 | 118 |
2 | Tuy Đức | 1.157 | 584 | 344 | 175 | 54 | 1.157 | 729 | 428 |
3 | Đăk Rlấp | 503 | 400 | 51 | 30 | 22 | 503 | 400 | 103 |
4 | Đăk Glong | 1.157 | 584 | 344 | 175 | 54 | 1.157 | 729 | 428 |
5 | Đăk Song | 617 | 101 | 214 | 250 | 52 | 617 | 145 | 472 |
6 | Đăk Mil | 2.041 | 1.549 | 113 | 331 | 48 | 2.041 | 1.327 | 714 |
7 | Cư Jút | 1.324 | 224 | 609 | 391 | 100 | 1.324 | 310 | 1.014 |
8 | Krông Nô | 2.019 | 777 | 704 | 337 | 201 | 2.019 | 777 | 1.242 |
TỔNG CỘNG: | 9.009 | 4.243 | 2.455 | 1.765 | 546 | 9.009 | 4.490 | 4.519 |
Bảng 2: Tổng hợp nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đơn vị tính: Người
STT | Nghề đào tạo | Tổng số | Trình độ được đào tạo | |||
Dạy nghề thường xuyên (dưới 03 tháng) | Sơ cấp nghề | Trung cấp nghề | Cao đẳng nghề | |||
I | Năm 2010 | 402 | 97 | 198 | 71 | 36 |
1 | Thiết kế đồ họa | 3 | 3 | 0 | 0 | 0 |
2 | Nhà hàng | 10 | 0 | 5 | 5 | 0 |
3 | Kế toán | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 |
4 | Phục vụ lễ tân | 5 | 0 | 5 | 0 | 0 |
5 | Mua bán xăng dầu | 16 | 0 | 11 | 3 | 2 |
6 | Quản lý bảo vệ rừng | 60 | 10 | 40 | 6 | 4 |
7 | Mua bán, chế biến cà phê nông sản | 75 | 25 | 40 | 6 | 4 |
8 | Xây dựng | 57 | 13 | 41 | 1 | 2 |
9 | Chế biến gỗ | 51 | 30 | 7 | 10 | 4 |
10 | Khai thác thuỷ điện | 21 | 4 | 0 | 7 | 10 |
11 | Chế biến bột sắn | 90 | 10 | 40 | 30 | 10 |
12 | Chăn nuôi | 3 | 0 | 2 | 1 | 0 |
13 | Ngành khác | 9 | 2 | 7 | 0 | 0 |
II | Năm 2015 | 553 | 225 | 62 | 113 | 154 |
1 | Quản lý bảo vệ rừng | 11 | 0 | 0 | 7 | 4 |
2 | Chế biến lâm sản | 269 | 95 | 29 | 65 | 80 |
3 | Trồng trọt | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 |
4 | Chăn nuôi | 3 | 0 | 3 | 0 | 0 |
5 | Chế biến bột sắn | 20 | 0 | 20 | 0 | 0 |
6 | Khai thác thuỷ điện | 160 | 70 | 0 | 35 | 55 |
7 | Thu mua, chế biến nông sản | 20 | 20 | 0 | 0 | 0 |
8 | Xây dựng | 57 | 30 | 10 | 2 | 15 |
9 | Xăng dầu | 13 | 10 | 0 | 3 | 0 |
PHỤ LỤC SỐ 3:
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu đào tạo | Ước thực hiện cả năm 2010 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | Tổng cộng |
1. Số lao động nông thôn được đào tạo nghề | 6.560 | 25.000 | 30.000 | 61.560 |
Theo nhóm nghề đào tạo: |
|
|
|
|
- Phục vụ sản xuất nông nghiệp. | 4.256 | 10.000 | 12.000 | 26.256 |
- Phục vụ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, cung ứng cho các doanh nghiệp, XKLĐ,... | 2.304 | 15.000 | 18.000 | 35.304 |
Chia theo trình độ đào tạo |
|
|
|
|
- Dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng). | 2.350 | 5.000 | 5.000 | 12.350 |
- Sơ cấp nghề. | 3.210 | 16.700 | 20.800 | 40.710 |
- Trung cấp nghề. | 1.000 | 2.500 | 3.000 | 6.500 |
- Cao đẳng nghể. | 0 | 800 | 1.200 | 2.000 |
Tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm tối thiểu | Trên 70% | Trên 70% | Trên 85% | Trên 80% |
2. Số cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng | 400 | 7.200 | 4.000 | 11.600 |
PHỤ LỤC SỐ 4:
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH ĐĂK NÔNG
Đơn vị tính: người (Quy mô đào tạo/năm)
TT | Tên cơ sở dạy nghề | Loại hình sở hữu | Địa chỉ | Quy mô đào tạo hiện tại | Ghi chú |
1 | Trường trung cấp nghề Đăk Nông | Công lập | Phường Nghĩa Tân – TX Gia Nghĩa | 1.030 | Đã được cấp GCN-ĐKHĐDN |
2 | Chi nhánh Đăk Nông – Trường CĐN Việt Bắc | Công lập | Phường Nghĩa Phú – TX Gia Nghĩa | 295 | Đã được cấp GCN-ĐKHĐDN |
3 | Trung tâm DN Đăk Nông | Công lập | Xã Nhân Cơ – huyện Đăk Rlấp | 1.200 | Dự kiến QMĐT |
4 | Trung tâm DN Hội nông dân tỉnh | Công lập | TX Gia Nghĩa | 390 | Đã được cấp GCN-ĐKHĐDN |
5 | Trung tâm GTVL Đăk Nông | Công lập | TX Gia Nghĩa | 630 | Đã được cấp GCN-ĐKHĐDN |
6 | Trung tâm GTVL Hội phụ nữ | Công lập | Phường Nghĩa Trung – TX Gia Nghĩa | 2.640 | Đã được cấp GCN-ĐKHĐDN |
7 | Trung tâm DN huyện Cư Jút | Công lập | Huyện Cư Jút | 300 | Dự kiến QMĐT |
8 | Trung tâm DN huyện Đăk Rlấp | Công lập | Huyện Đăk Rlấp | 300 | Dự kiến QMĐT |
9 | Trung tâm DN huyện Đăk Mil | Công lập | Huyện Đăk Mil | 300 | Dự kiến QMĐT |
10 | Trung tâm DN huyện Đăk Song | Công lập | Huyện Đăk Song | 300 | Dự kiến QMĐT |
11 | Trung tâm DN huyện Krông Nô | Công lập | Huyện Krông Nô | 300 | Dự kiến QMĐT |
12 | Trung tâm DN huyện Tuy Đức | Công lập | Huyện Tuy Đức | 300 | Dự kiến QMĐT |
13 | Trung tâm DN huyện Đăk Glong | Công lập | Huyện Đăk Glong | 300 | Dự kiến QMĐT |
14 | Trung tâm DN tư thục Đại Lợi | Tư thục | Xã Tâm Thắng – huyện Cư Jút | 1.470 | Đã được cấp GCN-ĐKHĐDN |
15 | Trung tâm DN tư thục Gia Nghĩa | Tư thục | Phường Nghĩa Phú – TX Gia Nghĩa | 390 | Đã được cấp GCN-ĐKHĐDN |
16 | Hợp tác xã 18/4 Đăk Nông | Tư thục | Phường Nghĩa Thành – TX Gia Nghĩa | 360 | Đã được cấp GCN-ĐKHĐDN |
17 | Trung tâm DN Nhân Ái | Tư thục | Xã Đăk Hoà – huyện Đăk Song | 200 | Dự kiến QMĐT |
18 | Trung tâm DN Trường Phước | Tư thục | Phường Nghĩa Trung – TX Gia Nghĩa | 200 | Dự kiến QMĐT |
| TC |
|
| 10.905 |
|
PHỤ LỤC SỐ 5:
CHIA THEO GIAI ĐOẠN VÀ TÍNH CHẤT NGUỒN KINH PHÍ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Kinh phí thực hiện | Ước thực hiện 2010 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||||
NSTW | NSĐP | Nguồn khác | NSTW | NSĐP | Nguồn khác | ||
1. Kinh phí tuyên truyền của Đề án. |
| 1.500 | 500 |
| 2.000 | 800 |
|
2. Kinh phí điều tra khảo sát nhu cầu học nghề. | 700 | 1.000 | 500 |
| 1.000 | 500 |
|
3. Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn. |
| 500 |
|
| 500 |
|
|
4. Xây dựng cơ bản, Mua sắm trang thiết bị dạy nghề. | 36.000 | 60.000 | 30.000 |
| 30.000 | 10.000 |
|
5. Xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu. |
| 1.000 | 200 |
| 500 | 100 |
|
6. Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. |
| 700 | 500 |
| 500 | 400 |
|
7. Hỗ trợ đào tạo, trong đó: | 8.350 | 99.500 | 21.500 |
| 124.950 | 44.000 |
|
- Dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng). |
| 24.000 |
|
| 21.750 |
|
|
- Sơ cấp nghề. | 7.500 | 45.000 |
|
| 40.700 |
|
|
- Trung cấp nghề. | 450 | 28.000 | 20.000 |
| 60.000 | 40.000 |
|
- Cao đẳng nghề. |
|
| 1.500 |
|
| 4.000 |
|
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã. | 400 | 2.500 |
|
| 2.500 |
|
|
8. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện của đề án. | 70 | 500 |
|
| 500 |
|
|
9. Học tập mô hình dạy nghề ở một số tỉnh, thành phố. |
|
| 300 |
|
| 300 |
|
Tổng | 45.120 | 164.700 | 53.500 |
| 159.950 | 56.100 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.