ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2010/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 29 tháng 03 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về
Căn cứ vào Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật;
Căn cứ Thông tư số 48/2009/TT-BNN ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh dại ở động vật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chương trình phòng chống bệnh dại ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2015.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG |
CHƯƠNG TRÌNH
PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2001/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Nhằm tăng cường công tác phòng chống bệnh dại ở động vật có hiệu quả và bền vững; từng bước khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình phấn đấu đến năm 2015 đạt các mục tiêu như sau:
- Trên 90% chủ nuôi hiểu biết và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy của nhà nước về công tác phòng chống bệnh dại ở động vật;
- Trên 90% số xã, phường quản lý chặt chẽ đàn chó, mèo, không để xảy ra tình trạng chó thả rông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng;
- Hàng năm tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo đạt tỷ lệ trên 75% tổng đàn.
II. Các giải pháp chủ yếu
1, Phòng bệnh
a) Tổ chức tuyên truyền
- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi các cấp phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức đoàn thể vận động tuyên truyền đến từng hộ dân tại địa phương ích lợi của việc quản lý chó, mèo và các biện pháp phòng chống bệnh dại.
- Chi cục Thú y xây dựng nội dung phục vụ tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại.
b) Quản lý chó, mèo nuôi
- Tổ chức, cá nhân nuôi chó (gọi tắt là chủ nuôi) phải đăng ký chó nuôi với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng tổ dân phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó và khuyến khích các chủ nuôi đăng ký số lượng mèo nuôi trong hộ gia đình.
- Chủ nuôi ký cam kết thực hiện: "5 không"
+ Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương;
+ Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại;
+ Không nuôi chó thả rông;
+ Không để chó cắn người;
+ Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.
- Tháng 12 hàng năm, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cấp xã báo cáo về số lượng chó, mèo nuôi tại địa phương cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cấp huyện để xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn quản lý.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm in ấn tờ cam kết, sổ quản lý chó, mèo để chuyển về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cấp huyện phát hành. Kinh phí in ấn từ nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hàng năm.
- Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp chủ hộ nuôi chó không khai báo, đăng ký theo điểm a khoản 1 Điều 27 của Nghị định 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
c) Giám sát bệnh dại ở động vật
- Ban chỉ đạo các cấp phân công cho cơ quan thú y giám sát và báo cáo các trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh dại để kịp thời can thiệp, xử lý.
- Chi cục Thú y tham mưu Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát bệnh dại ở động vật hàng năm.
d) Vệ sinh phòng bệnh
Mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1-2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp nuôi nhiều (trên 05 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và được Trạm Thú y xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
- Chó, mèo mới đưa về nuôi phải khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y nơi xuất phát và phải đăng ký với Tổ trường tổ dân phố.
- Phương tiện vận chuyển chó, mèo phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo quy định.
đ) Tiêm phòng vắc xin
- Hàng năm, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đợt tiêm phòng chính và các đợt tiêm phòng bổ sung theo kế hoạch của cơ quan thú y.
- Cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận tiêm phòng cho những chó, mèo đã được tiêm phòng và không cấp giấy chứng nhận tiêm phòng dại cho các trường hợp chủ nuôi tự tiêm phòng dại cho vật nuôi.
- Trước khi tiêm phòng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cấp xã có thông báo cho chủ nuôi chó, mèo về thời gian, địa điểm tiêm phòng bằng các phương tiện thông tin của địa phương.
- Chủ nuôi phải thực hiện việc tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi và phải chịu mọi chi phí tiêm phòng; chủ vật nuôi phải chịu trách nhiệm giữ cẩn thận giấy chứng nhận và xuất trình giấy chứng nhận như là bằng chứng vật nuôi của mình đã được tiêm vắc xin dại khi cần thiết.
- Chi cục Thú y chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và cung ứng vắc xin dại hàng năm.
e) Kiểm dịch vận chuyển chó, mèo
- Cơ quan Thú y thực hiện kiểm dịch vận chuyển chó, mèo tại nơi xuất phát;
- Tại Trạm kiểm dịch động vật Tân Hương:
+ Tịch thu, tiêu hủy chó, mèo nghi mắc bệnh; chó, mèo không có giấy chứng nhận kiểm dịch khi có địa phương trong nước công bố có dịch bệnh dại.
+ Tạm giữ chó, mèo để chủ hàng bổ sung hồ sơ trong trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ.
g) Bắt và xử lý chó thả rông
- Chi cục Thú y thành lập Đội bắt chó thả rông, động vật nghi mắc bệnh dại.
- Chi cục Thú y phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cấp huyện tổ chức bắt chó thả rông theo kế hoạch hàng năm. Cơ quan Thú y có trách nhiệm nuôi nhốt chó, theo dõi sức khỏe và chờ chủ nuôi đến nhận; việc tiêu hủy chó chỉ thực hiện trong trường hợp sau 48 giờ không có người nhận.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận.
- Ngành Công an tham gia hỗ trợ kịp thời công tác bắt chó thả rông để đảm bảo an toàn cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ và an ninh trật tự tại địa phương.
- Kinh phí chi trả cho đội bắt chó; tổ chức bắt và tiêu hủy chó thả rông không có người đến nhận được trích từ nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hàng năm.
2. Chống dịch
a) Khai báo và xử lý đối với ổ dịch đầu tiên
- Khi phát hiện chó, mèo có các biểu hiện khác thường như bỗng nhiên trở nên hung dữ cào, cắn người hay động vật khác thì chủ nuôi phải khai báo ngay với Trưởng ấp, Trưởng khu phố hoặc cơ quan thú y gần nhất; đồng thời nhốt riêng chó, mèo nghi mắc bệnh, không cho tiếp xúc với động vật cảm nhiễm xung quanh để theo dõi trong vòng 21 ngày.
- Khi nhận được thông báo nghi có chó, mèo mắc bệnh dại Trưởng ấp, Trưởng khu phố phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cấp xã và cơ quan thú y bằng điện thoại khẩn cấp. Ngay sau khi nhận được báo cáo, cơ quan thú y phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi các cấp nhanh chóng xuống địa bàn để kiểm tra, xác minh ngay; hướng dẫn chủ vật nuôi các biện pháp cách ly chó, mèo, động vật khác mắc bệnh; vệ sinh, tiêu độc khử trùng; đồng thời thông báo cho cơ quan y tế nơi gần nhất để tăng cường biện pháp phòng bệnh dại cho người.
- Cơ quan Thú y lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm đối với những con vật đầu tiên mắc bệnh. Kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu bệnh phẩm thực hiện đúng theo quy định của Cục Thú y.
- Trong trường hợp cần thiết, Chi cục Thú y đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tiêu hủy chó, mèo trong vùng dịch mà không cần chờ kết quả xét nghiệm.
b) Công bố dịch
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh Thú y; đồng thời công bố vùng bị dịch uy hiếp theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh Thú y.
- Phạm vi công bố dịch
+ Khi có 01 hoặc nhiều con vật mắc bệnh dại và có người chết vì bệnh dại ở một xã thì công bố xã đó có dịch và các xã xung quanh là các xã vùng uy hiếp, nằm trong tình trạng báo động có nguy cơ cao bệnh dại xảy ra.
+ Khi có từ 05 xã trở lên trong một huyện có dịch thì công bố dịch trên địa bàn toàn huyện.
+ Khi có từ 05 huyện trở lên trong một tỉnh có dịch thì công bố dịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Trường hợp những xã của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang công bố có dịch bệnh dại; Chi cục Trưởng Chi cục Thú y đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công bố các xã tiếp giáp với xã có dịch là vùng bị dịch uy hiếp. Chó, mèo trong vùng bị dịch uy hiếp phải được tiêm phòng 100%.
c) Các biện pháp xử lý đối với ổ dịch
- Tiêu hủy ngay chó, mèo chết do bệnh dại; chó, mèo mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại; chó, mèo khỏe mạnh nhưng chưa được tiêm phòng bệnh dại mà nuôi, nhốt chung chuồng với chó mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại.
- Phối hợp với ngành y tế tìm bắt chó cắn người, cách ly triệt để những con vật đã tiếp xúc với chó nghi dại (không được nhốt chung những con vật cảm nhiễm với bệnh dại), tiêm phòng vắc xin dại khẩn cấp cho chó, mèo ở vùng có dịch.
- Đối với trường hợp dịch xảy ra ở diện rộng: tiêu hủy tất cả chó, mèo mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chó, mèo chưa tiêm phòng vắc xin dại.
d) Vệ sinh, tiêu độc khử trùng
- Tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi, khu tiêu hủy hoặc chôn chó, mèo, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng. Công việc này do đội xung kích của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cấp xã thực hiện.
- Người tham gia quá trình xử lý, tiêu hủy chó, mèo dại phải được trang bị bảo hộ lao động và tiêm phòng vắc xin dại dự phòng và vệ sinh tiêu độc khử trùng khi kết thúc công việc.
- Khi có dịch xảy ra: tất cả chó, mèo trên địa bàn xã có dịch phải được nhốt theo dõi trong vòng 15 ngày; tất cả chó, mèo thả rông phải được tiêu hủy.
- Tổ chức chống dịch theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ.
đ) Tiêm phòng
Khi có dịch xảy ra trên địa bàn xã Trạm thú y rà soát và thống kê số lượng chó, mèo đã được tiêm phòng và chưa được tiêm phòng vắc xin dại trong toàn huyện.
Trạm Thú y huyện tổ chức tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo và động vật cảm nhiễm chưa được tiêm phòng trong toàn huyện. Trường hợp chủ vật nuôi không chấp hành tiêm phòng cho chó, mèo, Trạm Thú y lập danh sách đề nghị Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định cưỡng chế buộc tiêu hủy.
e) Kiểm soát vận chuyển
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định vùng có dịch và lập các chốt kiểm dịch tạm thời, có người trực 24/24 giờ, có biển báo, hướng dẫn đi lại tránh vùng dịch. Chốt kiểm dịch phải có đủ phương tiện và hóa chất sát trùng để xử lý mọi đối tượng ra khỏi vùng có dịch.
- Kiểm soát không cho vận chuyển chó, mèo ra, vào vùng có dịch.
g) Công bố hết dịch
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tình ra quyết định công bố hết dịch khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ.
III. Kinh phí thực hiện
Hàng năm, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện chương trình phòng chống bệnh dại cấp tỉnh và phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán để thực hiện. Riêng đối với kinh phí thực hiện chương trình phòng chống bệnh dại cấp huyện và cấp xã do ngân sách cung cấp bố trí để thực hiện.
Kinh phí thực hiện Chương trình (phụ lục chi tiết kèm theo).
IV. Tổ chức thực hiện
1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi tỉnh chủ trì họp giao ban định kỳ và đột xuất để chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật; phân công các thành viên tổ chức kiểm tra địa bàn phụ trách.
2. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cấp huyện
- Phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn quản lý.
- Hướng dẫn, giám sát và tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí dự toán chi cho công tác thực hiện Chương trình phòng chống bệnh dại trên địa bàn quản lý.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Theo dõi và đôn đốc các địa phương tổ chức đăng ký và quản lý chó, mèo nuôi. Định kỳ tổng hợp báo cáo (tháng, quý, năm) tiến độ thực hiện kế hoạch về Ủy Ban nhân dân tỉnh; tổ chức họp sơ kết đánh giá vào ngày 30/10 hàng năm.
b) Chỉ đạo Chi cục Thú y:
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi tỉnh xây dựng xế hoạch phòng chống bệnh dại hàng năm và dự toán kinh phí để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tham gia cùng với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi các cấp, các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển chó, mèo; tổ chức tiêm phòng vắc xin dại cho vật nuôi và cung ứng vắc xin; bắt chó chạy rông; giám sát, cảnh báo bệnh dại ở động vật.
c) Chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các ngành chức năng kiểm tra hoạt động phòng chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh.
4. Đài Phát thanh-Truyền hình và đề nghị Báo Ấp Bắc, các tổ chức đoàn thể: phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi các cấp tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tầm quan trọng và biện pháp phòng chống bệnh dại.
5. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch kinh phí phòng chống bệnh dại ở động vật hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện.
6. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phòng chống bệnh dại ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010 - 2015. Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.