ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2020/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 05 tháng 3 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KHÁC VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 41/TTr-SNN ngày 18 tháng 02 năm 2020 về dự thảo Quyết định ban hành quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác và biện pháp thi hành Luật Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác và biện pháp thi hành Luật Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KHÁC VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03 /2020/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Quy định này quy định phạm vi vùng phụ cận đối với các công trình thủy lợi khác trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, được đưa vào khai thác, sử dụng và những công trình chưa xây dựng thuộc phạm vi quy hoạch thủy lợi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong quy định này cụm từ “công trình thủy lợi khác” được hiểu như sau:
Công trình thủy lợi khác là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập dâng, trạm bơm, và các công trình trên kênh như: tràn ngang; tràn dọc; dốc nước; bậc nước; cống đầu kênh; cống điều tiết; xi phông; cầu máng.
Điều 4. Quy định phạm vi vùng phụ cận với công trình thủy lợi khác
1. Đối với đập dâng
Vùng phụ cận của đập dâng được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía như sau:
a) Đập có chiều cao từ 15m trở lên thì vùng phụ cận là 50m;
b) Đập có chiều cao từ 10m đến dưới 15m thì vùng phụ cận là 30m;
c) Đập có chiều cao từ 5m dưới 10m thì vùng phụ cận là 20m.
d) Đập có chiều cao dưới 5m thì vùng phụ cận là 10m.
2. Đối với trạm bơm
Vùng phụ cận được tính gồm toàn bộ diện tích đất được Nhà nước giao khi xây dựng và đưa công trình vào sử dụng, được xác định bằng hàng rào bảo vệ hoặc theo các mốc chỉ giới công trình.
3. Đối với công trình trên kênh
Vùng phụ cận tính từ điểm xây đúc ngoài cùng của công trình hoặc điểm gia cố bảo vệ ngoài cùng của công trình trở ra là 3m về mỗi phía.
Điều 5. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Các hành vi vi phạm về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt theo quy định tại Chương III Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều và tại Điều 1, Điều 2 Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi thực hiện quy định này.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi; tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định hiện hành.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất trong phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có công trình và các cơ quan có liên quan thực hiện việc quản lý và sử dụng đất theo quy định.
3. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi có kết hợp giao thông, thực hiện cắm biển báo, chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông theo quy định hiện hành.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi, công tác giải tỏa vi phạm, hỗ trợ, bồi thường theo quy định.
5. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí nguồn kinh phí đối với các nhiệm vụ được ngân sách hỗ trợ theo quy định.
6. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc ngăn chặn các hành vi phá hoại, bảo đảm an toàn cho công trình thuỷ lợi và tham gia khắc phục hậu quả khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.
7. Các Sở, ngành có liên quan
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi thực hiện quy định này.
Điều 7. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện quy định này.
2. Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi, các đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện quy định này.
3. Thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định của pháp luật. Xử lý các hành vi vi phạm phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền.
4. Tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, giao đất theo thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Tuyên truyền, phổ biến quy định này tại địa phương.
2. Thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân cắm mốc và quản lý mốc giới bảo vệ công trình khi được bàn giao.
3. Phối hợp kịp thời với các tổ chức, cá nhân có liên quan rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Kịp thời xử lý những hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình trên địa bàn theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền xử lý phải báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý.
Điều 9. Trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Lập, trình thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ công trình theo quy định.
2. Tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình.
3. Đảm bảo nguồn tài chính cho công tác cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi, công tác giải tỏa vi phạm, hỗ trợ, bồi thường đúng theo quy định.
4. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có công trình và các đơn vị liên quan rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
5. Lập và bàn giao hồ sơ quản lý phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để phối hợp quản lý.
6. Chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, quản lý mốc giới bảo vệ công trình. Trường hợp phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình bị lấn chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có công trình để xử lý vi phạm.
7. Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình vi phạm phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
8. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi; phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền việc thực hiện quy định này trên địa bàn.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.