UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/QĐ-UB | Huế, ngày 02 tháng 01 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
''QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẰNG NĂM CỦA TỈNH''
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân Dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Điều 19 của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Căn cứ Quyết định số 06/2001/QĐ-BKHCNMT , ngày 11/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về Quy định tạm thời việc xác định các đề tài khoa học và công nghệ của nhà nước giai đoạn 2001-2005;
- Căn cứ Quyết định số 07/2001/QĐ-BKHCNMT , ngày 11/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc Quy định tạm thời phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ xác định các đề tài của nhà nước giai đoạn 2001-2005;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại công văn số 273/CV-KHCN, ngày 20/9/2001 về việc ban hành "Quy định tạm thời về việc xác định các nhiệm vụ KHCN hằng năm của tỉnh''.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này ''Quy định tạm thời về việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hằng năm của tỉnh''.
Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc thi hành quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UBNĐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẰNG NĂM CỦA TỈNH (BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/QĐ-UB NGÀY THÁNG 01 NĂM 2002)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh bao gồm đề tài, dự án, công trình khoa học và công nghệ của tỉnh (dưới đây gọi chung là đề tài, dự án của tỉnh).
Điều 2: Yêu cầu đối với việc xác định các đề tài, dự án của tỉnh
a) Việc xác định đề tài, dự án phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề cấp thiết của tỉnh, giải quyết nhĩmg vấn đề bức xúc, cấp bách mang tính liên ngành hoặc ngành quan trọng.
b) Việc xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu phải căn cứ vào việc đánh giá khách quan thực trạng phát triển KHCN trong tỉnh, trong nước nhằm đảm bảo đề tài, dự án của tỉnh có giá trị khoa học - công nghệ, có tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến về công nghệ và tính khả thi.
c) Kết quả của đề tài, dự án phải có khả năng ứng dụng và thực tiễn sản xuất và đời sống, có địa chỉ áp dụng rõ ràng, có tác động to lớn và ảnh hưởng lâu dài đến phát triển KHCN và kinh tế - xã hội địa phương.
Điều 3: Xuất xứ của các đề tài, dự án của tỉnh
a. Yêu cầu của lãnh đạo Tỉnh
Trên cơ sở chiến lược phát triển KHCN và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tỉnh yêu cầu triển khai các đề tài, dự án tương kế hoạch KHCN hằng năm hoặc yêu cầu triển khai mát số đề tài, dự án để giải quyết các nhiệm vụ đột xuất của tỉnh.
b. Đề xuất của các huyện, thành phố (gọi chung là huyện) /ngành
Đề tài, dự án do các huyện /ngành đề xuất trên cơ sở tổng hợp những nhu cầu nghiên cứu và phát triển để giải quyết những nhiệm vụ KHCN bức xúc phục vụ phát triển của huyện /ngành.
c. Đề xuất của tổ chức KHCN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân các nhà khoa học
Đề tài, dự án do đề xuất của các tổ chức KHCN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân các nhà khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần phát triển KHCN và kinh tế - xã hội của địa phương.
d. Đề xuất từ hoạt động hợp tác trong nước, quốc tế
Ngoài những căn cứ trên, đề tài, dự án hợp tác của tỉnh về KHCN có thể do đề xuất hoặc hợp tác với các các nhà khoa học, tổ chức KHCN, các đối tác ở trong và ngoài nước.
Chương II
TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH DANH MỤC NHIỆM VỤ KHCN CỦA TỈNH
Điều 4: Dự thảo Danh mục các đề tài, dự án của tỉnh
Để có thể phát huy trí tuệ của đội ngũ cán bộ KHCN trong tỉnh, đồng thời làm cho hoạt động nghiên cứu, khoa học và phát triển công nghệ phục vụ thiết thực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các huyện /ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức KHCN và các nhà khoa học để nắm được yêu cầu phát triển KHCN và nhu cầu bức thiết của kinh tế - xã hội đối với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thông qua phương thức hội nghị, gửi phiếu đề xuất và các hình thức khác. Thông tin đề xuất đề tài, dự án của tỉnh được ghi thành biểu thống nhất theo mẫu của Bộ KHCNMT.
Căn cứ vào những yêu cầu của Lãnh đạo Tỉnh, tổng hợp các yêu cầu từ các huyện /ngành, của tổ chức KHCN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân các nhà khoa học..., Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tổng hợp, đề xuất dự thảo Danh mục các đề tài, dự án của tỉnh (gồm dự kiến tên, mục tiêu, nội dung chủ yếu, thời gian thực hiện, sản phẩm, địa chỉ áp dụng) - là một trong những căn cứ quan trọng cho Hội đồng tư vấn xác định đề tài, dự án KHCN của tỉnh làm việc.
Điều 5: Xác định danh mục các để tài, dự án của Tỉnh
1. Thành lập Hội đồng để tư vấn xác định đề tài, dự án KHCN của tỉnh
UBND tỉnh thành lập Hội đồng KHCN để tư vấn xác định các đề tài, dự án của tỉnh.
Hội đồng có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Uỷ viên, trong đó gồm đại diện cho cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các chuyên gia công nghệ trên địa bàn tỉnh, có uy tín, có trình độ chuyên môn cao.
2. Tư liệu làm việc của Hội đồng gồm có:
a/ Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt;
b/ Dự thảo Danh mục các đề tài, dự án của tỉnh do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tổng hợp, đề xuất;
c/ Danh sách các phiếu đề xuất đề tài, dự án từ các huyện /ngành, các tổ chức và cá nhân;
d/ Những tài liệu và thông tin liên quan khác.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng
a) Hội đồng xem xét, phân tích và phản biện dự thảo Danh mục các đề tài, dự án của tỉnh do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cung cấp trên các khía cạnh:
- Tính cấp thiết: quan trọng, cấp bách;
- Ý nghĩa khoa học và công nghệ: tính mới, tính tiên tiến;
- Ý nghiã kinh tế - xã hội: khả năng áp dụng trong thực tiễn;
- Tính khả thi;
b) Hội đồng có thể sửa đổi hoặc bổ sung để làm rõ và chính xác hoá đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, nội dung và sản phẩm đã nêu cho từng đề tài, dự án trong dự thảo Danh mục các đề tài, dự án của tỉnh do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cưng cấp.
Trong quá trhlh phân tích đánh giá, Hội đồng có thể đề xuất đề tài, dự án mới.
c) Hội đồng sử dụng nguyên tắc biểu quyết đa sớ bằng phiếu (theo mẫu Bộ KHCNMT) để xếp loại đề tài, dự án theo các mức: A, B, C, ''Khung đề nghị'' để tư vấn việc xác định danh mục theo thứ tự ưu tiên.
d) Trong danh mục đề tài, dự án thuộc nhóm A, B, C, Hội đồng thảo luận kỹ để lựa chọn đề xuất nhóm đề tài, dự án có tính đặc thù đề đề xuất giao trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện và chuyên môn phù hợp thực hiện; các đề tài, dự án còn lại được thực hiện theo phương thức tuyển chọn để đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện tham gia tuyển chọn theo Luật Khoa học và Công nghệ.
e) Trong khi xác định danh mục đề tài, dự án, Hội đồng xác định các yếu tố cơ bản sau:
- Tên đề tài, dự án dự kiến;
- Mục tiêu cần đạt;
- Kết quả dự kiến;
- Các yêu cầu chủ yếu của sản phẩm cần đạt.
Đối với nhóm đề tài, dự án dự kiến giao trực tiếp Hội đồng xác định thêm các yếu tố khác như:
- Nội dung chủ yếu;
- Thời hạn thực hiện;
- Địa chỉ áp dụng;
- Khung kinh phí dự kiến.
4- Kết quả làm việc của các Hội đồng
Kết quả làm việc của các Hội đồng là Danh mục nhiệm vụ khoa học - công nghệ của tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để giao Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo và tổ chức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.