HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ VÀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2000/QĐ-HĐĐGBĐG | Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐG VÀ BĐG TÀI SẢN ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC (Ô TÔ DU LỊCH TỒN ĐỌNG TẠI MC-QN) NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 2000 SỐ 02/2000/QĐ-HĐ ĐG&BĐG VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BÁN ĐẤU GIÁ XE Ô TÔ DU LỊCH TỒN ĐỌNG TẠI MÓNG CÁI QUẢNG NINH ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CPngày 06 tháng 03 năm 1998 của Chính phủ về Quản lý tài sản Nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về Ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 3 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1286/VPCP-VI ngày 27 thnág 3 năm 1999, Công văn số 2350/VPCP-VI ngày 12/6/2000 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý xe ô tô du lịch tồn đọng tại Móng Cái - Quảng Ninh;
Căn cứ Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 6/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Căn cứ Quyết định số 1045/QĐ-BTC ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và bán đấu giá tài sản đã có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước (ô tô du lịch tồn đọng tại Móng Cái - Quảng Ninh).
Theo đề nghị của các thành viên Hội đồng định giá và bán đấu giá tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước (ô tô du lịch tồn đọng tại Móng Cái- Quảng Ninh);
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bán đấu giá ô tô du lịch tồn đọng tại Móng Cái - Quảng Ninh đã có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực ngay sau khi Hội đồng thực hiện xong việc bán đấu giá đối với ô tô du lịch tồn đọng tại Móng Cái - Quảng Ninh. Hội đồng định giá và bán đấu giá ô tô du lịch tồn đọng tại Móng Cái - Quảng Ninh đã có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng Quy chế này.
| Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
QUY CHẾ
BÁN ĐẤU GIÁ XE Ô TÔ DU LỊCH TỒN ĐỌNG TẠI MÓNG CÁI - QUẢNG NINH ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2000/QĐ-HĐ ĐG& BĐG Ngày 21 tháng 7 năm 2000 của Chủ tịch Hội đồng ĐG và BĐG)
Điều 1. Đối tượng tham gia đấu giá:
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ các điều kiện sau được tham gia đấu giá:
- Không vi phạm pháp luật kinh tế.
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề phương tiện vận tải do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có cam kết chuyển đổi tay lái của xe ô tô trước khi bán.
- Tuân thủ các nội dung tại Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc bán đấu giá:
1. Việc bán đấu giá được thực hiện theo nguyên tắc đấu giá trực tiếp, công khai bằng hình thức đấu giá bỏ phiếu.
2. Việc bán đấu giá được thực hiện bán trọn gói cả lô 330 xe.
3. Cuộc bán đấu giá chỉ được tiến hành khi có từ hai khách hàng trở lên tham gia đấu giá.
Điều 3. Trình tự tổ chức bán đấu giá:
- Trước khi tiến hành bán đấu giá 15 ngày, Hội đồng bán đấu giá lần lượt thực hiện 2 lần (cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày) thông báo công khai lô hàng xe ô tô bán đấu giá trên phương tiện thông tin đại chúng và được niêm yết ở địa điểm tổ chức bán đấu giá tại Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính (Số 8 Phan Huy Chú TP.Hà Nội).
- Tiến hành các thủ tục đăng ký tham gia đấu giá.
- Tiến hành cho xem tài sản và tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá (danh mục ô tô, ảnh ô tô, phiếu chứng nhận chất lượng còn lại của ô tô).
- Tổ chức bán đấu giá theo đúng Quy chế này.
- Tổ chức thanh toán, giao hàng theo đúng các quy định tại Quy chế này và theo đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng mua, bán tài sản đã được ký kết giữa doanh nghiệp mua được lô ô tô bán đấu giá và Hội đồng bán đấu giá.
Điều 4. Đăng ký tham gia đấu giá:
1. Các đối tượng quy định tại Điều 1 của Quy chế này hoàn tất việc đăng ký và nộp hồ sơ cho bộ phận thường trực của Hội đồng ít nhất trước 2 ngày tổ chức bán đấu giá. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp đối với người được cử đến đăng ký nộp hồ sơ tham gia đấu giá.
- Công văn xin tham gia đấu giá trọn gói 330 xe ô tô.
- Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản phô tô có công chứng Nhà nước).
2. Sau khi hồ sơ đã được Hội đồng chấp thuận thì doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá phải nộp:
a/ Một khoản tiền dặt trước là 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) trước khi đáu giá 01 (một) giờ.
- Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản bán đấu giá, tiền đặt trước một tỷ đồng được trừ vào giá mua của lô xe, nếu không mua được thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho doanh nghiệp ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc.
- Trường hợp doanh nghiệp tham gia đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng vi phạm một trong các quy định tại Điều 8 dưới đấy thì không được hoàn trả khoản tiền đã đặt trước đó. Khoản tiền đặt trước đó được nộp vào Ngân sách Nhà nước.
b/ Một khoản lệ phí tham gia đấu giá là 3.000.000 đồng (ba triệu đồng), khoản lệ phí này không hoàn trả người nộp.
3. Địa điềm đăng ký, nộp hồ sơ tham gia đấu giá cho bộ phận thường trực của Hội đồng tại Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính (số 8 Phan Huy Chú - Hà Nội).
(thời hạn nộp hồ sơ do Hội đồng bán đấu giá thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng).
Điều 5. Giá sàn cho cuộc bán đấu giá do Hội đồng bán đấu giá xác định ở thời điểm bán đấu giá. Giá sàn của cả lô xe bán đấu giá được quyết định trên cơ sở giá khởi điểm của cả lô xe. Giá sàn được xác định trước một giờ khi tiến hành bán đấu giá. Hội đồng chỉ công bố công khai giá sàn trước khi kiểm phiếu đấu giá của vòng 1.
Điều 6. Tổ chức để khách hàng có nhu cầu tham khảo hồ sơ và xem lô xe ô tô bán đấu giá:
Hội đồng bán đấu giá tổ chức hướng dẫn để doanh nghiệp có nhu cầu xem thực tế lô xe ô tô (nguyên trạng xe niêm phong) trước ngày tổ chức bán đấu giá tại kho, bãi đang để xe theo thời gian cụ thể do Hội đồng bán đấu giá thông báo.
Việc tham khảo hồ sơ tài sản (danh mục ô tô, ảnh chụp ô tô, giấy chứng nhân chất lượng còn lại. Quy chế bán đấu giá...) được thực hiện tại Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản).
Điều 7. Phiên bán đấu giá được thực hiện như sau:
1. Thủ tục mở phiên đấu giá:
+ Điểm danh doanh nghiệp và người đại diện của doanh nghiệp (hoặc người được doanh nghiệp uỷ quyền) có đủ điều kiện theo quy định tham gia đấu giá.
Mỗi doanh nghiệp được cử tối đa 3 người vào phòng dự phiên bán đấu giá.
+ Giới thiệu thành phần Hội đồng bán đấu giá, người điều hành phiên bán đấu giá.
+ Giới thiệu lô xe ô tô bán đấu giá .
+ Phổ biến nội dung cơ bản của Quy chế bán đấu giá.
+ Giải đáp các thắc mắc (nếu có) của khách hàng tham gia đấu giá.
+ Phát phiếu đấu giá (mẫu quy định của Hội đồng) cho từng doanh nghiệp tham gia đấu giá.
Sau thủ tục trên, nếu khách hàng nào đã đăng ký tham gia đấu giá không có mặt thì mất quyền tham dự đấu giá.
2. Trình tự tiến hành đấu giá:
+ Thực hiện theo nguyên tắc đấu giá trực tiếp, công khai bằng hình thức trả giá bằng phiếu do Hội đồng phát ra (ghi giá mua) đối với cả lô 330 xe ô tô. Việc đấu giá được thực hiện qua nhiều vòng đấu, sau mỗi vòng dấu Hội đồng công bố mức giá trả cao nhất được cộng thêm 50 triệu đồng để làm giá sàn vòng tiếp theo nếu có doanh nghiệp yêu cầu đấu giá tiếp để các doanh nghiệp tham khảo quyết định việc đấu giá vòng tiếp theo. Tại vòng đấu giá lần 1 Hội đồng công bố mức giá sàn sau khi các doanh nghiệp đã bỏ phiếu trả giá lần 1. Mức giá trả cao nhất ở vòng 1 cao hơn hoặc bằng giá sàn được coi là mức giá mua được tài sản bán đấu giá nếu không có doanh nghiệp nào đề nghị đấu giá tiếp. Trường hợp có doanh nghiệp yêu cầu đấu giá tiếp vòng sau, thì giá sàn của vòng đấu giá liền sau là mức giá đã trả cao nhất của vòng đấu trước đó cộng thêm 50 triệu đồng.
Doanh nghiệp có quyền đề nghị đấu giá tiếp vòng sau là doanh nghiệp đã có phiếu trả giá cao hơn hoặc bằng giá sàn (tính từ vòng 2 trở đi).
+ Vòng đấu giá cuối cùng là vòng đấu giá mà sau khi Hội đồng công bố mức giá của doanh nghiệp đã trả cao nhất nhưng không có doanh nghiệp nào yêu cầu đấu giá tiếp nữa. Doanh nghiệp có mức giá trả cao nhất của vòng đấu này là doanh nghiệp mua được tài sản bán đấu giá.
- Trong trường hợp ở vòng đấu giá cuối cùng, nếu có nhiều doanh nghiệp cùng trả giá cao nhất như nhau thì Hội đồng tổ chức rút thăm giữa các doanh nghiệp này để chọn ra doanh nghiệp mua được tài sản bán đấu giá.
+ Tại vòng bỏ phiếu lần 1, nếu các doanh nghiệp đều trả giá thấp hơn giá sàn thì cuộc bán đấu giá không thành. Người điều hành phiên đấu giá lập biên bản và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng quyết định việc tổ chức đấu giá lại vào thời điểm thích hợp.
Điều 8. Xử lý vi phạm các quy định đấu giá:
1. Doanh nghiệp tham gia đấu giá đã nộp tiền đặt trước và lệ phí tham gia đấu giá nhưng sau đó tự ý không tham gia đấu giá hoặc vắng mặt không báo cáo Hội đồng hoặc mất quyền tham dự đấu giá do vi phạm quy định tại Điều 9 của Quy chế này, thì khoản tiền đặt trước cũng như lệ phí tham gia đấu giá được nộp vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp trước giờ đấu giá doanh nghiệp đã nộp tiền đặt trước và lệ phí tham gia đấu giá quyết định không tham gia đấu giá phải báo cáo ngay với Hội đồng và được Hội đồng chấp thuận thì tiền đặt trước và lệ phí đấu giá được trả lại doanh nghiệp.
2. Tại cuộc bán đấu giá nếu doanh nghiệp đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả, thì việc bán đấu giá được tổ chức lại ngay, và bắt đầu từ giá trả cao nhất trước đó. Doanh nghiệp rút lại giá đã trả không được tham gia trả giá.
- Trong trường hợp giá bán tài sản đấu giá thấp hơn giá mà doanh nghiệp rút lại giá đã trả thì doanh nghiệp rút lại phải trả khoản tiền chênh lệch cho Hội đồng bán đấu giá, đề sung quỹ Nhà nước. Nếu tài sản được bán giá cao hơn thì doanh nghiệp rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lêch đó.
- Nếu cuộc bán đấu giá không thành do nguyên nhân này thì doanh nghiệp rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá dó và không được trả lại khoản tiền đặt trước.
3. Sau khi các văn bản bán đấu giá đã được lập mà doanh nghiệp đã mua được tài sản từ chối mua, nếu được Hội đồng bán đấu giá chấp thuận, thì vẫn phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc bán đấu giá và không được trả lại khoản tiền đặt trước.
4. Nếu doanh nghiệp đã mua được tài sản nhưng vì phạm thời hạn ký hợp đồng mua bán, thời hạn thanh toán thì không được trả lại khoản tiền đặt trước và phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc bán đấu giá.
Điều 9. Xử lý các vấn đề phát sinh trong phiên bán đấu giá:
1. Việc xử lý các vấn đề phát sinh ngoài các quy định trên trong phiên bán đấu giá, do Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá quyết định (sau khi đã tham khảo ý kiến của các uỷ viên trong Hội đồng) và phải lập biên bản có đủ chữ ký của các Uỷ viên Hội đồng ban đấu giá (có mặt tại phiên bán đấu giá) và những người có liên quan.
2. Hội đồng bán đấu giá có quyền không cho khách hàng tham gia đấu giá được đấu giá tiếp hoặc đình chỉ phiên bán đấu giá hay không công nhận kết quả đấu giá nếu xét thấy có chứng cứ thông đồng liên kết để dìm giá, gây rối hoặc các vi phạm khác làm ảnh hưởng đến tính trung thực của kết quả đấu giá. Việc tổ chức lại cuộc bán đấu giá vì nguyên nhân này do Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá quyết định sau khi đã có ý kiến thống nhất của các uỷ viên trong Hội đồng.
Điều 10. Thời hạn ký hợp đồng mua bán, thanh toán và giao hàng:
a/Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày tổ chức bán đấu giá, doanh nghiệp mua được tài sản bán đấu giá (theo kết quả ghi tại Biên bản đấu giá) phải đến ký hợp đồng mua bán tài sản với Hội đồng bán đấu giá (theo mẫu quy định) tại Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản).
b/ Thể thức thanh toán:
+ Thời hạn thanh toán đối với lô hàng bán đấu giá tối đa không quá 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với Hội đồng. Trong thời hạn thanh toán, doanh nghiệp mua có thể trả tiền trong 1 lần hoặc một số lần. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp mua không trả đủ tiền theo Hợp đồng mua bán thì bị xử lý vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 8 Quy chế này.
+ Doanh nghiệp mua được tài sản bán đấu giá thực hiện thanh toán bằng tiền Việt Nam tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua Tài khoản "Tiền gửi Thu - Chi quản lý tài sản Nhà nước" (Tài khoản 945.01.117) tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội.
c/ Thể thức giao hàng:
+ Hội đồng bán đấu giá giao lô xe ô tô cho doanh nghiệp mua được tài sản bán đấu giá theo hiện trạng xe niêm phong tại kho bãi hiện đang bảo quản sai khi doanh nghiệp mua được tài sản bán đấu giá đã thanh toán đủ tiền theo thời gian quy định trong hợp đồng mua bán. Việc giao xe (giữ nguyên niêm phong) được thực hiện một lần tại kho, bãi để xe trong vòng 2 ngày kể từ ngày đơn vị đã thanh toán đủ tiền mua xe và phải lập biên bản giao, nhận xe. Sau khi việc giao nhận xe được thực hiện, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về an toàn hàng hoá của mình và sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản giao nhận xe, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi chi phí lưu kho bãi đối với số xe của doanh nghiệp.
Điều 11: Hồ sơ cung cấp cho người mua được tài sản bán đấu giá:
Hội đồng bán đấu giá có trách nhiệm cung cấp hồ sơ liên quan đến lô hàng ô tô bán đấu giá cho doanh nghiệp mua được ô tô bán đấu giá, bao gồm:
1. Bản chính Quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước (trong trường hợp có nhiều xe trong một Quyết định thì có bản sao có công chứng cho từng xe).
2. Bản chính Biên bản bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước do Hôi đồng bán đấu giá lập.
3. Bản chính hợp đồng mua bán tài sản sung quỹ Nhà nước.
4. Văn bản liên quan đến việc cho phép chuyển đổi tay lái (đối với số xe ô tô tay lái ngịch).
5. Hoá đơn bán hàng tịch thu sung quỹ Nhà nước.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng bán đấu giá có trách nhiệm phổ biến Quy chế này cho mọi doanh nghiệp tham gia đấu giá để có trách nhiệm thực hiện và tổ chức việc bán đấu giá ô tô du lịch tồn đọng tại Móng cái - Quảng Ninh đã có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước theo đúng Quy chế này. Mọi trường hợp phát sinh ngoài các quy định tại Quy chế này được xử lý theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá.
2. Hội đồng bán đấu giá không chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại về chất lượng của lô hàng sau khi đã bán đấu giá.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.