UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/1999/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 13 tháng 01 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH THU HÚT NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ (NGO) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật NSNN ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân sách Nhà nước số 6/1998/QH10 ngày 20/5/1998, Thông tư số 30TC/VT ngày 12/6/1997 của Bộ Tài chính;
- Xét đề nghị của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Quảng Nam tại Công văn số 463/TC-QLCS ngày 20/8/1998,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này ''Một số quy định về cơ chế tài chính nhằm thu hút nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Phi Chính phủ (NGO) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam''.
Điều 2. Quy định này được áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh và có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
MỘT SỐ QUY ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ (NGO) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/1999/QĐ-UB ngày 13/01/1999)
I/ MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU :
1. Mục đích :
- Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân có khả năng vận động các nhà tài trợ, các tổ chức Phi Chính phủ tự nguyện đóng góp, giúp đỡ để nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
- Tổ chức quản lý, sử dụng, điều phối nguồn viện trợ NGO một cách chặt chẽ và phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ.
2. Yêu cầu :
- Có được một cơ chế tài chính vừa thoáng mở, đơn giản các thủ tục hành chính, thuận lợi cho các nhà tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức, cá nhân tiếp nhận viện trợ, vừa phù hợp với các quy định của Pháp luật và chế độ tài chính hiện hành.
- Cơ chế tài chính phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh và những quy định về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền - hàng viện trợ.
3. Phạm vi áp dụng :
- Các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, tổ chức quần chúng thuộc tỉnh.
- ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã thuộc tỉnh.
II/ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ :
1. Những nguyên tắc quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ NGO :
1.1 Viện trợ không hoàn lại là một khoản thu của ngân sách Nhà nước, phải được hạch toán và quản lý theo Luật ngân sách Nhà nước.
1.2 Mọi khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền mặt hay hiện vật mà các địa phương, đơn vị nhận trực tiếp (riêng lẻ) hoặc theo các chương trình, dự án đều phải làm xác nhận viện trợ và được phản ánh vào ngân sách Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng và hạch toán phải thực hiện theo đúng những quy định việc quản lý, sử dụng và hạch toán phải thực hiện theo đúng những quy định tại Thông tư 30TC/VT ngày 12/6/1997 của Bộ Tài chính về việc ''hướng dẫn chế độ tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại''.
1.3 Ngoài các khoản chi cụ thể đã được ghi rõ trong các văn kiện dự án, các đơn vị không được tự ý dùng nguồn viện trợ để chi cho bất cứ một mục đích gì khác.
2. Lập dự toán vốn đối ứng và chi phí tư vấn :
2.1 Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí tư vấn vận động nguồn vốn viện trợ NGO (sau đây gọi chung là chi phí tư vấn) và vốn đối ứng cho các chương trình dự án theo vùng và theo lĩnh vực như sau : vùng trung du miền núi, các xác vùng cát ven biển, y tế, giáo dục, cải thiện dân sinh, cải tạo môi trường, các chương trình dự án có tài sản nhận được làm tăng giá trị tài sản Nhà nước. Ngoài ra đối với các dự án khác, tùy theo tính chất của từng dự án và điều kiện ngân sách của địa phương UBND tỉnh sẽ xem xét quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.